Rau rừng mang nghĩa trực tiếp là rau mọc trong rừng, ban đầu được đề cập đến là các loại rau mọc hoang dã trong tự nhiên, được thu hái trong tự nhiên và không được trồng thu hoạch từ ruộng đồng. Ngày nay thì ranh giới phân biệt về rau rừng được mở rộng hơn khi một số loài rau rừng hoang dã đã được trồng thành công và được đưa ra thị trường từ các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy.[1] Tuy nhiên rau rừng lại không được hiểu ở chiều ngược lại khi đem các giống rau quả đã thuần hóa vào rừng trồng.[2]
Rau rừng bao gồm cả các loại măng tre trúc, mầm cỏ và nấm hoang dã trong rừng rú hoặc trảng cỏ. Rau rừng theo cách khác còn được hiểu như là nhóm loại lâm sản ngoài gỗ dùng làm lương thựcthực phẩm.[2][3]
Rau rừng thường được sử dụng trong thực phẩm ăn chay của Phật giáo,[4] đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng phòng chữa bệnh liên quan.[5][6]
^ abcdefghijklTS. Triệu Văn Hùng (Chủ biên) - TS. Nguyễn Bá (chủ nhóm bài lương thực thực phẩm) - TS. Lưu Đàm Cư - TS. Phan Huy Dục - ThS. Tạ Minh Hòa - ThS. Nguyễn Thị Hiền - TS. Trần Minh Hợi - TS. Nguyễn Khắc Khôi - TS. Vũ Xuân Phương - TS. Nguyễn Nghĩa Thìn - KS. Vũ Văn Dũng; Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam 2007.; Nhà xuất bản Bản đồ - 2007. Trang 217.
^Phi Nguyễn (19 tháng 3 năm 2013). “Đặc sản rau rừng”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (phunuonline.com.vn). Truy cập 20 tháng 4 năm 2014.
^Đình Đức (16 tháng 1 năm 2016). “Nghề hái rau rừng núi Cấm”. Báo An Giang (baoangiang.com.vn). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập 20 tháng 4 năm 2016.