Sét Catatumbo

Sét Catatumbo vào ban đêm

Sét Catatumbo (Tiếng Tây Ban Nha: Relámpago del Catatumbo)[1] là một hiện tượng khí quyển ở Venezuela. Nó chỉ xảy ra trên đỉnh núi sông Catatumbo nơi nó đổ vào hồ Maracaibo. Với những tia sét mạnh xảy ra thường xuyên bên trên một diện tích nhỏ, nơi này được coi như là nơi tạo ra ozone (ở tầng đối lưu) nhiều nhất thế giới[2]

Nó bắt nguồn từ những đám mây bão lớn ở độ cao trên 5 km, và xảy ra trong suốt 140 đến 160 đêm một năm, 10 giờ một ngày và lên đến 280 lần mỗi giờ. Nó xảy ra bên trên và quanh khu vực hồ Maracaibo, điển hình là trên vùng đầm lầy được tạo bởi sông Catatumbo chảy vào hồ.[3]

Sau khi xuất hiện liên tục trong hàng thế kỷ, những tia sét này đã ngưng lại từ tháng Một đến tháng Tư năm 2010, dường như là do hạn hán.[4] Làm tăng lên sự lo lắng hiện tượng này sẽ biến mất mãi mãi.[5] Nhưng nó đã xuất hiện lại chỉ sau vài tháng.[6]

Vị trí và cơ chế hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Sét Catatumbo xảy ra bên trên và xung quanh Hồ Maracaibo

Sét Catatumbo thường phát triển giữa tọa độ 8°30′B 71°0′T / 8,5°B 71°T / 8.500; -71.000 và 9°45′B 73°0′T / 9,75°B 73°T / 9.750; -73.000. Cơn bão (và sét liên quan) dường như là kết quả của những cơn gió thổi qua Hồ Maracaibo và vùng đồng bằng ngập nước xung quanh. Những khối khí này không thể tránh khỏi việc gặp rặng núi cao của dãy Andes, ngọn Perijá Mountains (3,750 m), và Mérida's Cordillera, bao quanh vùng đồng bằng từ ba phía. Nhiệtđộ ẩm đã được thu thập băng qua những đồng bằng này tạo nên  một lượng điện tích và, cũng như các khối không khí bị bất ổn ở dãy núi, gây ra kết quả phần lớn là hoạt động của các cơn dông.[4] Hiện tượng này đặc trương bơi hầu hết các cơn sét liên tiếp, đa phần là trong các đám mây, nó được hình thành trong mây vũ tích tạo ra những tia hồ quang điện lớn trong độ cao khoảng 2 đến 10 km (hoặc hơn). Sét có xu hướng bắt đầu khoảng một tiếng sau khi Mặt Trời lặn.

Trong những nghiên cứu quan trọng được hoàn thành bởi Melchor Centeno. Giữa những năm 1966 và 1970, Andrew Zavrostky đã dò xét khu vực này ba lần, với sự hỗ trợ từ đại học University of the Andes. Ông kết luận sét có vài trung tâm ở các đầm lầy thuộc công viên quốc gia Juan Manuel de Aguas, Claras Aguas Negras, và phía tây Hồ Maracaibo. Vào năm 1991, ông đề xuất rằng hiện tượng này xảy ra do các dòng khí lạnh và ấm gặp nhau xung quanh khu vực này. Nghiên cứu cũng phỏng đoán rằng một nguyên nhân cục bộ có lẽ do sự hiện hữu của uranium trên đá nền.[7]

Giữa năm 1997 và 2000 Nelson Falcón tiến hành một vài nghiên cứu, và tạo ra mô hình vật lý vi mô đầu tiên của hiện tượng sét Catatumbo. Ông xác định mêtan tạo bởi đầm lầy và mỏ dầu trong khu vực này là nguyên nhân chủ yếu của hiên hiện tượng.[8] Nó được lưu ý là gây tác động nhỏ lên hệ thực vật như dương xỉ, bất chấp những lo ngại.[9]

Tài liệu lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những ghi chép đầu tiên nhắc đến sét Catatumbo là thơ ca sử thi "La Dragontea" (1597) bởi Lope de Vega, thuật lại thất bại của thuyền trưởng người Anh Sir Francis Drake. Nhà tự nhiên học, nhà thám hiểm người Phổ Alexander von Humboldt đã từng mô tả nó như là "Những vụ nổ điện giống như những tia lân quang." Nhà địa chất người Ý Agustin Codazzi đã mô tả nó là một "tia sét dường như mọc lên từ sông Zulia và xung quanh nó." Hiện tượng này trở nên nổi tiếng đến nỗi nó được miêu tả trên cờ và phù hiệu áo giáp của bang Zulia, bao gồm hồ Maracaibo, và được nhắc đến trong bài ca của bang. Hiện tượng này được biết đến rộng rãi qua hàng thế kỷ với cái tên Ngôi nhà sét của Maracaibo, kể từ khi nó được nhìn thấy từ hàng dặm quanh hồ Maracaibo.[10]

Có một số tài liệu tham khảo từ các nguồn của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thuộc địa gọi hiện tượng này là "Đèn lồng của Thánh Anthony" hoặc "Ngọn hải đăng Maracaibo", như Alexander Walker cũng đã ghi chú vào năm 1822.[11] Dựa trên cuốn sách "Viage de Varinas" của M. Palacios, nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Phổ Alexander von Humboldt đã mô tả tia sét vào năm 1826. [12]Nhà địa lý người Ý Agustin Codazzi đã mô tả nó vào năm 1841 như sau "giống như một tia sét liên tục, và vị trí của nó gần như nằm trên kinh tuyến của cửa hồ, nó hướng dẫn những người đi biển như một ngọn hải đăng." [13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Fogonazos: Catatumbo, the everlasting storm”. Fogonazos.blogspot.com. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ “Fire in the Sky”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ “Catatumbo Lightning - Congo”. Real Travel. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ a b “Catatumbo Lightning”. Wondermondo.
  5. ^ Carroll, Rory (ngày 5 tháng 3 năm 2010). “Drought extinguishes Venezuela's lightning phenomenon”. The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ Guttman, Matt; Robert Rudman. “Venezuela's Mysterious Catatumbo Lightning Phenomenon Vanishes for Months, Then Reappears”. ABC News. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ “Una vida consagrada a los números” (PDF).
  8. ^ “Phenomena - A science salon hosted by National Geographic Magazine”. Blogs.ngm.com. ngày 17 tháng 10 năm 2002. doi:10.1371/journal.pbio.0040050. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Microfísica del Relámpago del Catatumbo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  10. ^ “Lightning Up, 4 Feb 2010”. Blogs.ngm.com. ngày 17 tháng 10 năm 2002. doi:10.1371/journal.pbio.0040050. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ Walker, Alexander (1822). «Part 1». Colombia, relación geográfica, topográfica, agrícola
  12. ^ Alexander von Humboldt and Aimé Bonpland, Viage a las Regiones Equinocciales del Nuevo Continente, volume 2, book V, chapter XVI, page 390, note, Casa de Rosa, Paris, 1826; Ediciones del Ministerio de Educación, 2a. ed., Caracas, 1956
  13. ^ Codazzi Agustín, Resumen de la Geografía de Venezuela, Fournier, Paris, 1841, pp. 20, 464 y 466.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Delta -  The Eminence In Shadow
Nhân vật Delta - The Eminence In Shadow
Delta (デルタ, Deruta?) (Δέλτα), trước đây gọi là Sarah (サラ, Sara?), là thành viên thứ tư của Shadow Garden
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
Bạn muốn đi nhiều nơi tại Nhật nhưng chi phí đi lại thì quá cao? Hãy yên tâm, lựa chọn của bạn sẽ đơn giản hoá hơn nhiều khi đã có JR Pass là có thể di chuyển khắp mọi miền quê ở đất nước mặt trời mọc