Súng máy hạng nhẹ Type 96

Trung liên Kiểu 96
Súng máy hạng nhẹ Kiểu 96 (không có băng đạn)
LoạiTrung liên
Nơi chế tạoĐế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Lược sử hoạt động
Phục vụ1936-1945
Sử dụng bởi Đế quốc Nhật Bản
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 Đài Loan
 Hàn Quốc
 Indonesia
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
TrậnChiến tranh Trung-Nhật, Chiến tranh biên giới Xô-Nhật, Thế chiến thứ hai, Nội chiến Trung Quốc, Chiến tranh Triều Tiên, Cách mạng Dân tộc Indonesia, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam
Lược sử chế tạo
Người thiết kếKijiro Nambu
Năm thiết kế1936
Giai đoạn sản xuất1936-1945
Thông số
Khối lượng9 kg
Chiều dài1,070 mm
Độ dài nòng550 mm

Đạn6.5x50mm Arisaka
Cơ cấu hoạt độngTrích khí
Tốc độ bắn550 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng735 m/s (2,400 ft/s)
Chế độ nạpMột hộp đạn rời chứa 30 viên

Trung liên Kiểu 96 (九六式軽機関銃 Kyūroku-shiki Kei-kikanjū) là một loại trung liên được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ trước và trong Thế chiến thứ hai[1]. Súng được đánh giá là bền, tin cậy và nó đặc biệt phù hợp với thể trạng chiến đấu của lính bộ binh Nhật Bản.[2]

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Những kinh nghiệm chiến đấu trong sự kiện Phụng Thiên năm 1931 và chiến sự tại Mãn Châu và miền Bắc Trung Quốc đã lần nữa khẳng định lục quân Đế quốc Nhật Bản cần một kiểu súng máy mới để tạo ra màn hỏa lực yểm trợ cho bộ binh tiến lên.[3] Loại súng máy kiểu cũ, trung liên Kiểu 11 có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và đưa vào chiến đấu. Tuy nhiên, thiết kế của kiểu súng này khiến cho cát và bụi bẩn dễ bám vào súng khiến nó thường xuyên bị tắc đạn ở những nơi có nhiều bùn đất, và cũng bởi do dung sai kích thước kém. Điều này khiến cho lính Nhật không hài lòng và họ đòi hỏi một mẫu thiết kế khác.[4]

Xưởng sản xuất vũ khí Kokura đã cho thử nghiệm kiểu súng máy của Cộng hòa Séc ZB vz. 26, tịch thu từ Quân đội Cách mạng Quốc dân. Sau cùng, dựa vào một số chi tiết của kiểu súng này, một kiểu súng máy mới đã ra đời năm 1936 là trung liên Kiểu 96 (kiểu trung liên này đã lấy Kỷ nguyên Thiên Hoàng năm thứ 2596 để làm tên).

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Hà Nam trong Chiến dịch Ichigo năm 1944.

Trung liên Kiểu 96 sở hữu thiết kế chịu ảnh hưởng khá lớn từ mẫu súng ZB vz. 26 của Tiệp Khắc như cơ chế hoạt động là nạp đạn bằng khí nén, khóa nòng súng sử dụng là khóa nòng chèn nghiêng, hộp tiếp đạn gắn ở phía trên của khẩu súng,... Súng sử dụng loại đạn 6.5x50mm của súng trường Shiki 38.

Về ưu điểm, súng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng 1 băng đạn được gắn phía trên súng, chứa 30 viên, vừa làm tăng độ chính xác và vừa làm giảm trọng lượng khẩu súng tuy không đáng kể. Nòng súng có xẻ rãnh để tránh tình trạng súng bị nóng quá mức và có thể dễ dàng tháo ra để thay thế hoặc bảo dưỡng. Đỉnh đầu ruồi và khe ngắm giúp súng có phạm vi ngắm từ 200 đến 1.500 m, với một điều chỉnh gió. Một kính ngắm 2.5X với tầm nhìn 10 độ có thể được gắn phía bên phải súng.[5]

Trung liên Kiểu 96 còn có một giá 2 chân có thể gấp lại được, gắn với cụm hơi và báng súng bằng gỗ. Khi cần thiết, có thể gắn một lưỡi lê ở cụm hơi, ngay phía dưới nòng súng. Súng được thiết kế để có thể bắn liên thanh, nhưng vẫn có thể bắn từng viên một qua việc kéo chậm cò súng.

Về khuyết điểm, nhà thiết kế Kijiro Nambu đã không làm gì để giải quyết dung sai kích thước giữa khóa nòng và nòng súng, dẫn đến hiện tượng kẹt đạn trong ổ đạn. Để tăng độ tin cậy cho súng (trên lý thuyết), ông Nambu đã cho bôi một lớp dầu trơn lên mỗi băng đạn của súng thông qua một máy bơm dầu trên hộp tải đạn. Tuy nhiên, trong tập luyện, chính lớp dầu này lại càng làm cho vấn đề trở nên xấu hơn khi nó khiến cho cát và đất bám vào viên đạn và hậu quả hiển nhiên của việc này là súng sẽ bị kẹt.[6] Khuyết điểm này chỉ được giải quyết với sự ra đời của khẩu Shiki 99 cũng là của nhà thiết kế Kijiro Nambu.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung liên Kiểu 96 đưa vào chiến đấu từ năm 1936 với ý định thay thế hoàn toàn cho Kiểu 11 cũ; tuy nhiên Kiểu 11 đã được sản xuất với một số lượng lớn nên cả hai kiểu súng máy đều được sử dụng cùng lúc cho đến hết chiến tranh. Kiểu 96 được đánh giá là có tốc độ bắn nhanh và tin cậy, nhưng đạn 6.5 mm còn yếu về uy lực, nên người Nhật đã quyết định phát triển thêm một loại súng có hỏa lực mạnh hơn bằng sự ra đời Shiki 99 sử dụng đạn 7.7 mm vào năm 1939.

Trung liên Kiểu 96 được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh Trung-Nhật và Thế chiến thứ hai. Sau khi thế chiến kết thúc, kiểu trung liên này tiếp tục được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và sử dụng trong Nội chiến Trung Quốc và sau này là Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra, năm 1945, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tịch thu một số lượng khá là nhiều trung liên này từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương. Bên cạnh đó, khá nhiều lính và sĩ quan Nhật tại Đông Dương đã mang khẩu súng này cùng với các loại súng khác tặng lại cho Việt Minh và để lại cho Việt Minh có thêm vũ khí chống Pháp. Họ là "Những người Việt Nam mới"

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bishop, The Encyclopedia of Weapons of World War II
  2. ^ Type 96 Light Machine Gun
  3. ^ Meyer, The Rise and Fall of Imperial Japan. trang 53.
  4. ^ Meyer, The Rise and Fall of Imperial Japan. trang 55
  5. ^ [1] TM-E 30-480 (1945)
  6. ^ Morse, Japanese Small Arms of WW2; Light Machine Guns Models 11, 96, 99 97 & 92

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bishop, Chris (eds) (1998). The Encyclopedia of Weapons of World War II. Barnes & Nobel. ISBN 0760710228.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Mayer, S.L. (1984). The Rise and Fall of Imperial Japan. The Military Press. ISBN 0517423138.
  • Morse, D.R. (1996). Japanese Small Arms of WW2; Light Machine Guns Models 11, 96, 99 97 & 92. Firing Pin Enterprizes. ASIN: B000KFVGSU.
  • Popenker, Maxim (2008). Machine Gun: The Development of the Machine Gun from the Nineteenth Century to the Present Day. Crowood. ISBN 1847970303.
  • Rottman, Gordon L. (2005). Japanese Infantryman 1937-1945. Osprey Publishing. ISBN 1841768189.
  • US Department of War (1994 reprint). Handbook on Japanese Military Forces, TM-E 30-480 (1945). Louisiana State University Press. ISBN 0807120138. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
Đây là một cuộc hành trình để lấy lại sự tự tin cho một kẻ đã mất hết niềm tin vào chính mình và cuộc sống
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Kanroji Mitsuri「甘露寺 蜜璃 Kanroji Mitsuri」là Luyến Trụ của Sát Quỷ Đội.
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2