Sự kiện tấn công Nhà Xanh

Sự kiện tấn công Nhà Xanh
Một phần của Xung đột liên TriềuChiến tranh Lạnh

Nhà Xanh vào tháng 8 năm 2010
Thời gian17 tháng 1 năm 1968 – 29 tháng 1 năm 1968
Địa điểm
Kết quả Bắc Triều Tiên thất bại
Tham chiến
Hàn Quốc
 Hoa Kỳ
 Bắc Triều Tiên
Chỉ huy và lãnh đạo
Park Chung-hee
Charles Bonesteel III
Kim Il-sung
Lực lượng
Phân khu Bộ binh thứ 25 Hàn Quốc
Phân khu Bộ binh thứ 26 Hàn Quốc
Phân khu Bộ binh thứ 2 (Hoa Kỳ)
Phân khu Bộ binh thứ nhất (Hoa Kỳ)
KPA Unit 124
Thương vong và tổn thất
Tổng thương vong:
26 bị giết, 66 bị thương (bao gồm nhiều dân thường)
4 người bị giết
Tổng thương vong:
28 bị giết
1 bị bắt
1 không tính
Sự kiện tấn công Nhà Xanh
Hangul
1·21 사태
Hanja
1·21 事態
Romaja quốc ngữIl·iil satae
McCune–ReischauerIl·iil sat'ae

Vụ tấn công Nhà Xanh hay còn được gọi là Sự kiện ngày 21 tháng 1 tại Hàn Quốc là một vụ tấn công ám sát thất bại của biệt kích Bắc Triều Tiên nhắm vào tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee trong dinh tổng thống Nhà Xanh vào ngày 21 tháng 1 năm 1968.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Park Chung-hee nắm giữ quyền lực trong cuộc đảo chính năm 1961 và nắm quyền tổng thống như một nhà độc tài quân sự cho đến khi ông đắc cử và nhậm chức tổng thống thứ ba của Hàn Quốc vào năm 1963. Cuộc tấn công tại Nhà Xanh diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột khu phi quân sự Triều Tiên (1966-69), vốn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc năm 1967 và cuộc bầu cử lập pháp, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên kết luận rằng phe đối lập nội bộ của Park Chung Hee không còn là một thách thức nghiêm trọng đối với sự cầm quyền của ông này. Từ ngày 28 tháng 6 đến 3 tháng 7, Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã tổ chức một hội nghị mở rộng tại đó lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành kêu gọi các cán bộ "chuẩn bị để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của những người anh em Hàn Quốc". [cần dẫn nguồn] Vào tháng 7 năm 1967, một đơn vị đặc công Đơn vị 124 của Quân đội Nhân dân Triều Tiên mới được thành lập đã được giao nhiệm vụ ám sát Park Chung Hee. Quyết định này có thể được tạo điều kiện bởi thực tế là, vào năm 1967, cuộc chiến tranh ở Việt Nam bước vào giai đoạn leo thang mới, trong những hoàn cảnh mà quân đội Hoa Kỳ quá bận rộn với cuộc chiến tranh Việt Nam không thể dễ dàng thực hiện các biện pháp trả đũa đối với Bắc Triều Tiên. Trong những năm 1965-1968, mối quan hệ Bắc Triều Tiên - Bắc Việt Nam rất thân thiết, và Bắc Triều Tiên đã cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Bắc Việt Nam. Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên tìm cách miêu tả các cuộc tấn công của biệt kích năm 1966 như một phong trào du kích Hàn Quốc giống như Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.[1]

Diễn biến cuộc tấn công

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Triều Tiên tuyển chọn 31 chiến sĩ ưu tú nhất từ lực lượng đặc nhiệm Đơn vị 124 và bắt đầu đợt huấn luyện khắc nghiệt trong 2 năm về các kỹ năng đổ bộ xâm nhập, ám sát, tấn công. Họ được huấn luyện cách đào vào bên trong các ngôi mộ và ngủ bên cạnh xác chết để tránh lùng sục. Trong 15 ngày cuối cùng, đội biệt động luyện tập các phương án tấn công Nhà Xanh với một mô hình có kích thước như thật.[2] Đếm 16 tháng 1 năm 1968, đội biệt kích đã lên đường, họ mang theo thuốc nổ TNT, lựu đạn, súng tiểu liên PPS-43súng ngắn TT-30 (K-54) cùng đồ ngụy trang. Ngày 17 tháng 1, đội biệt kích cắt hàng rào thép gai tại khu phi quân sự liên Triều ở địa điểm chỉ cách một chốt gác của quân đội Hoa Kỳ khoảng 30 m, vượt qua bãi mìn dày đặc và sự canh gác nghiêm ngặt. Họ đã đến làng Beopwon-ri, cách Seoul khoảng hơn 35 km, vào sáng ngày 19 tháng 1. Khi đội biệt kích đến Beopwon-ri thì gặp 4 người dân làng. Các thành viên của đội biệt kích đã tranh cãi nhau về việc có nên sát hại những người dân làng hay không. Nhóm đã quyết định không giết chết 4 người dân làng và thuyết giảng họ về chủ nghĩa cộng sản và cuộc sống tốt đẹp tại Bắc Triều Tiên cho 4 người đó, rồi thả họ đi với cảnh báo không được báo động. Những người dân làng chạy đến đồn cảnh sát Changhyeon ở Beopwon-ri.[3] và báo cáo vụ việc. Hàn Quốc đã điều động lực lượng lớn bộ binh, đặc nhiệm lùng sục khắp nơi trong khi an ninh tại Seoul được thắt chặt tối đa. Nhóm biệt động Bắc Triều Tiên đã tiếp cận đến thủ đô Seoul nhưng nhiệm vụ trở nên rất khó khăn trong bối cảnh bị lộ. Họ ngụy trang thành lính Hàn Quốc thực hiện một cuộc tấn công vào thẳng Nhà Xanh lúc 22h tối 21 tháng 1 năm 1968, đội biệt động tiếp cận trạm kiểm soát Segeomjeong-Jahamun có khoảng cách chưa đầy 100 mét đến Nhà Xanh, nơi mà cảnh sát trưởng Choi Gyushik tiếp cận đơn vị và bắt đầu đặt đặt câu hỏi với họ. Khi ông nghi ngờ câu trả lời của họ, ông đã rút khẩu súng lục của mình và bị bắn bởi các thành viên của đơn vị bắt đầu bắn và ném lựu đạn tại trạm kiểm soát. Sau vài phút đấu súng, đơn vị tan rã, với một số đi tới núi Inwangsan, núi Bibong và Uijeongbu. Cảnh sát Trưởng Choi và Trợ lý Thanh tra viên Jung Jong-su đã bị giết trong vụ đấu súng; một người biệt kích bị bắt nhưng đã tự tử. Trước khi màn đêm kết thúc, 92 người Hàn Quốc đã bị thương vong từ vụ giao tranh, trong đó có gần hai chục thường dân đã lên xe buýt chạy qua tuyến lửa.[4]

Trong vụ ám sát này, số thương vong của Hàn Quốc là 26 người chết và 66 người bị thương, trong đó có khoảng 24 thường dân. Bốn người Mỹ cũng bị giết trong nỗ lực để chặn các kẻ xâm nhập thoát khỏi băng qua khu phi quân sự.[5]

Trong số 31 thành viên của Đơn vị 124, 29 người bị tiêu diệt; Kim Shin-Jo, là người duy nhất bị bắt giữ,[6] và một người khác, Park Jae-kyung đã đào thoát về Bắc Triều Tiên.[7] Sau này ông được phong hàm tướng 4 sao. Các thi thể của các thành viên của Đơn vị 124 bị giết trong cuộc đột kích sau đó đã được chôn trong nghĩa trang lính quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.[8]

Kim Shin-jo bị bắt sống. Lúc Kim Shin-jo bị trói đã tuyên bố trước ống kính máy quay rằng "Tôi đến để cắt cổ Park Chung-hee". Kim Shin-jo bị giam giữ, thẩm vấn và "giáo dục" trong vòng 1 năm trước khi được thả với lý do là ông chưa hề nổ phát súng nào. Sau đó, Kim Shin-jo công khai chỉ trích Bắc Triều Tiên, kết hôn với một phụ nữ Hàn Quốc và trở thành một mục sư tại ngoại ô Seoul.

Kế hoạch trả đũa của Hàn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện tấn công này, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee ra lệnh thành lập đội đặc nhiệm cùng với 31 người mang tên Đơn vị 684 với nhiệm vụ ám sát Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành để trả đũa. Nhóm này trải qua huấn luyện khắc nghiệt trên hòn đảo không người Silmido ở Hoàng Hải và 7 người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, nhiệm vụ bị hủy bỏ sau khi quan hệ liên Triều được cải thiện và 24 người còn lại kẹt trên đảo cho tới ngày 23 tháng 8 năm 1971 thì quyết định nổi loạn cướp tàu về đất liền. Họ tiếp tục cướp một xe buýt để tiến về Seoul nhưng bị quân đội chặn lại và tiêu diệt gần hết, 4 người sống sót bị tử hình vào tháng 3 năm 1972.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Szalontai, Balázs (2012). “In the Shadow of Vietnam: A New Look at North Korea's Militant Strategy, 1962–1970” (PDF). Journal of Cold War Studies. 14 (4): 122–166. doi:10.1162/JCWS_a_00278.
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  3. ^ Jager, Sheila Miyoshi (2013). Brothers at War – The Unending Conflict in Korea. London: Profile Books. tr. 372. ISBN 978-1-84668-067-0.
  4. ^ “The Blue House Raid – North Korea's Failed Commando Assault on Seoul”. MilitaryHistoryNow.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Scenes from an Unfinished War: Low-Intensity Conflict in Korea, 1966–1968 Lưu trữ 2009-03-25 tại Wayback Machine
  6. ^ “January 1968: Assassins storm Seoul; US spyship seized”. The Korea Times. ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ 1·21 청와대 습격사건 생포자 김신조 전격 증언. Shin Dong-A (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ “South Korean cemetery keeps Cold War alive”. Reuters. ngày 10 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Dạo gần đây nhiều tranh cãi đi quá xa liên quan đến Story Quest của Furina quá, mình muốn chia sẻ một góc nhìn khác rằng Story Quest là 1 happy ending đối với Furina.
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
Mualani có chỉ số HP cơ bản cao thuộc top 4 game, cao hơn cả các nhân vật như Yelan hay Nevulette
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tokyo Manji Gang (東京卍會, Tōkyō Manji-Kai?), thường được viết tắt là Toman (東卍, Tōman?), là một băng đảng mô tô có trụ sở tại Shibuya, Tokyo