Tổng thống Hàn Quốc

Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
대한민국 대통령
Đương nhiệm
Choi Sang-mok
(quyền)

từ ngày 27 tháng 12 năm 2024
Chính phủ Hàn Quốc
Văn phòng Tổng thống
Kính ngữ
Cương vị
Thành viên của
Dinh thựDinh Tổng thống Hàn Quốc
Trụ sởSeoul
Bổ nhiệm bởiBầu cử trực tiếp
Nhiệm kỳNăm năm, không được tái cử
Tuân theoHiến pháp Hàn Quốc
Tiền thânChủ tịch Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc
Thành lập24 tháng 7 năm 1948; 76 năm trước (1948-07-24)
Người đầu tiên giữ chứcLý Thừa Vãn
Tên không chính thứcTổng thống Hàn Quốc
Cấp phóThủ tướng Hàn Quốc
Lương bổng240.648.000 won Hàn Quốc / 183.700 đô la Mỹ mỗi năm (2021)[1]
WebsiteWebsite chính thức (bằng tiếng Anh)
Website chính thức (bằng tiếng Hàn Quốc)

Đại Hàn Dân Quốc Đại thống lĩnh (tiếng Hàn대한민국 대통령; RomajaDaehanminguk daetongnyeong), thường được gọi là Tổng thống Hàn Quốc (tiếng Hàn한국 대통령) là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ của Hàn Quốctổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc. Tổng thống được bầu trực tiếp và có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước và thực hiện sự thống nhất hòa bình Triều Tiên. Tổng thống là người đứng đầu Hội đồng Nhà nước và lãnh đạo chính phủ.

Hiến pháp Hàn Quốc và Luật Bầu cử tổng thống sửa đổi 1987 quy định tổng thống được bầu trực tiếp bằng hình thức bỏ phiếu kín, chấm dứt 16 năm bầu cử gián tiếp tổng thống dưới thời hai chính quyền độc tài trước đó. Nhiệm kỳ của tổng thống là năm năm và tổng thống không được tái cử.[2] Trong trường hợp khuyết tổng thống thì tổng thống mới phải được bầu chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày khuyết tổng thống và thủ tướng hoặc một thành viên nội các khác theo thứ tự ưu tiên do luật định phụ trách nhiệm vụ của tổng thống. Tổng thống không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ phi phạm tội nổi loạn hoặc phản quốc.

Tổng thống đương nhiệm là Yoon Suk-yeol, nguyên tổng công tố viên và thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân, ông nhậm chức vào ngày 10 tháng 5 năm 2022[3][4] sau khi đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ Đồng hành Lee Jae-myung trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc 2022.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Lý Thừa Vãn, tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc

Tháng 9 năm 1919, Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc được thành lập tại Thượng Hải nhằm phối hợp nỗ lực đấu tranh chống lại Nhật Bản sau Phong trào 1 tháng 3. Năm 1948, Đệ nhất Đại Hàn Dân Quốc được thành lập như nhà nước kế thừa Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc,[6] được công nhận trong Hiến pháp 1948 và Hiến pháp 1988.

Từ năm 1988, nhiệm kỳ của tổng thống là năm năm. Trước đó, nhiệm kỳ của tổng thống là bốn năm từ năm 1948 đến năm 1972, sáu năm từ năm 1972 đến năm 1981 và bảy năm từ năm 1981 đến năm 1988. Từ năm 1981, tổng thống không được tái cử.[7]

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:[8]

Bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp Hàn Quốc và Luật bầu cử cán bộ quy định tổng thống được trực tiếp bầu theo hệ thống đầu phiếu đa số tương đối.[11]

Bãi nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Quyết định bãi nhiệm Tổng thống Park Geun-hye của Tòa án Hiến pháp

Tổng thống có thể bị Quốc hội luận tội nếu vi phạm Hiến pháp hoặc pháp luật trong khi thi hành công vụ.

Kiến nghị luận tội phải được ít nhất quá nửa số nghị sĩ Quốc hội đề xuất và phải được ít nhất hai phần ba số nghị sĩ Quốc hội biểu quyết tán thành. Tổng thống bị đình chỉ chức vụ cho đến khi Tòa án Hiến pháp quyết định việc luận tội. Nếu Tòa án Hiến pháp chấp nhận kiến nghị luận tội thì tổng thống bị bãi nhiệm. Tổng thống có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự đối với những hành vi vi phạm đó sau khi bị bãi nhiệm.[12]

Tòa án Hiến pháp phải quyết định việc luận tội tổng thống chậm nhất là 180 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị luận tội. Nếu tổng thống từ chức thì việc luận tội bị bác bỏ.[13]

Đã có ba tổng thống bị luận tội kể từ năm 1948: Roh Moo-hyun bị Quốc hội luận tội vào năm 2004 nhưng không bị Tòa án Hiến pháp kết tội và bãi nhiệm; Park Geun-hye bị Quốc hội luận tội vào năm 2016 và bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm vào ngày 10 tháng 3 năm 2017;[14][15]Yoon Suk-yeol bị Quốc hội luận tội vào ngày 14 tháng 12 năm 2024 vì tuyên bố thiết quân luật bất thành.[16]

Nơi ở và làm việc chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Dinh Tổng thống Hàn QuốcYongsan-gu tại Seoul là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol nhậm chức vào tháng 5 năm 2022, nguyên là tòa nhà Bộ Quốc phòng.[17] Từ năm 1948 đến năm 2022, Nhà Xanh (tiếng Hàn청와대) là nơi ở chính thức của tổng thống, từng là một trong những dinh thự chính thức được bảo vệ chặt chẽ nhất ở châu Á. Nhà Xanh được xây dựng trên một vườn ngự uyển thời nhà Triều Tiên và hiện là công viên.[18]

Lương bổng và chế độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2021, mức lương của tổng thống là 240.648.000 won Hàn Quốc cùng với một khoản trợ cấp chi phí đi lại, hàng hóa và dịch vụ trong thời gian giữ chức vụ.

Đối với di chuyển trên bộ, xe công vụ tổng thống là một chiếc SUV Hyundai Nexo được cải tiến.[19] Đối với di chuyển trên không, chuyên cơ tổng thống là một phiên bản quân sự của Boeing 747-400 được cải tiến cao với số hiệu điều khiển không lưu Code One và trực thăng tổng thống là một phiên bản quân sự của Sikorsky S-92 được cải tiến cao.

Hậu nhiệm kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tổng thống được hưởng lương hưu suốt đời và được Sở Cảnh vệ Tổng thống bảo vệ. Khác với nguyên thủ tướng, nguyên tổng thống không thể từ chối chế độ cảnh vệ của Sở Cảnh vệ Tổng thống. Gần đây, các nguyên tổng thống có xu hướng rơi vào vòng lao lý; bốn trong sáu nguyên tổng thống gần đây đã phải ngồi tù.[20][21][22]

Tổng thống bị bãi nhiệm không được hưởng các chế độ như lương hưu, dịch vụ y tế miễn phí, trợ cấp văn phòng, trợ lý cá nhân và tài xế và quyền được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Seoul sau khi qua đời nhưng vẫn được hưởng chế độ cảnh vệ theo Luật An ninh Tổng thống.[23]

Thứ tự kế nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều 71 Hiến pháp Hàn Quốc quy định trong trường hợp tổng thống không làm việc được thì thủ tướng và các bộ trưởng theo thứ tự kế nhiệm giữ quyền tổng thống. Điều 68 Hiến pháp quy định trong trường hợp khuyết tổng thống thì tổng thống mới phải được bầu chậm nhất là 60 ngày.[24]

Danh sách tổng thống Hàn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hệ tư tưởng # Tổng thời gian nhiệm kỳ Tên
Chủ nghĩa bảo thủ 9 21.647 ngày[a] Choi Kyu-hah, Chun Doo-hwan, Kim Young-sam, Lee Myung-bak, Park Chung-hee, Park Geun-hye, Roh Tae-woo, Lý Thừa VãnYoon Suk-yeol
Chủ nghĩa tự do 4 6067 ngày Kim Dae-jung, Moon Jae-in, Roh Moo-hyunYun Bo-seon
Yoon Suk-yeolMoon Jae-inPark Geun-hyeLee Myung-bakRoh Moo-hyunKim Dae-jungKim Young-samRoh Tae-wooChun Doo-hwanChoi Kyu-hahPark Chung-heeYun Bo-seonLý Thừa VãnĐệ Lục Đại Hàn Dân QuốcĐệ Ngũ Đại Hàn Dân QuốcĐệ Tứ Đại Hàn Dân QuốcĐệ Tam Đại Hàn Dân QuốcHội đồng Tối cao Tái thiết Quốc giaĐệ Nhị Đại Hàn Dân QuốcĐệ Nhất Đại Hàn Dân Quốc
  1. ^ Tính đến ngày 19 tháng 1 năm 2025
  2. ^ Goh Kun giữ quyền tổng thống trong thời gian Roh bị đình chỉ chức vụ từ ngày 12 tháng 3 năm 2004 đến ngày 14 tháng 5 năm 2004.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Executive Order: 공무원보수규정(제31380호)(20210105) / (별표 32) 고정급적 연봉제 적용대상 공무원의 연봉표(제35조 관련) (in Korean)
  2. ^ Điều 70 Hiến pháp Hàn Quốc
  3. ^ “Yoon Suk Yeol to be sworn in as South Korea's new president”. Kyodo News. Seoul. 10 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “(LEAD) Yoon to take oath of office as S. Korea's new president”. Yonhap News Agency. Seoul. 10 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Choon, Chang May (11 tháng 3 năm 2022). “Justice icon Yoon Suk Yeol elected new South Korea president, but rocky road ahead”. The Straits Times. Seoul. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “South Korea - History, Culture, Economy | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). 7 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
  7. ^ Yap, Fiona (20 tháng 6 năm 2019), “Term Limits in South Korea”, The Politics of Presidential Term Limits, Oxford University PressOxford, tr. 451–472, doi:10.1093/oso/9780198837404.003.0022, ISBN 0-19-883740-2, truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024
  8. ^ “Korea (Republic of) 1948 (rev. 1987) Constitution - Constitute”. www.constituteproject.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
  9. ^ “What to know about martial law and the impeachment vote threatening South Korea's president”. AP News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
  10. ^ Điều 53 Hiến pháp Hàn Quốc
  11. ^ “PUBLIC OFFICIAL ELECTION ACT”. Korea Legislation Research Institute.
  12. ^ “Constitution of the Republic of Korea”. Korean Laws in English. South Korean Ministry of Government Legislation. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  13. ^ “CONSTITUTIONAL COURT ACT [Enforcement Date 20. Mar, 2018.] [Act No.15495, 20. Mar, 2018., Partial Amendment]”. National Law Enforcement Center. Ministry of Government Legislation. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
  14. ^ Kim, Da-sol (8 tháng 12 năm 2016). “Revisiting Roh Moo-hyun impeachment”. The Korea Herald (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ “Park Geun-hye fired as court upholds impeachment”. 10 tháng 3 năm 2017.
  16. ^ “South Korea's parliament votes to impeach President Yoon Suk Yeol over his martial law order”. AP News (bằng tiếng Anh). 14 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2024.
  17. ^ “Goodbye, Blue House: A New Center of Political Power Is Rising in Seoul”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
  18. ^ “Cheong Wa Dae opens to public after 74 years”. The Korea Times. 10 tháng 5 năm 2022.
  19. ^ “Fuel Cell Car Has Become S. Korea's Presidential Vehicle”. KBS World Radio. 27 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  20. ^ “South Korea's troubling history of jailing ex-presidents”. 9 tháng 10 năm 2018.
  21. ^ “Most South Korean leaders have faced turbulent downfalls—Park Geun-hye is no exception”. Newsweek. 6 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ Ferrier, Kyle (12 tháng 10 năm 2018). “The South Korean Presidency Isn't Cursed. It Just Needs to be Reformed”. The Diplomat.
  23. ^ “Park Geun-hye stripped of all presidential perks, to move out of Blue House immediately”. asiaone.com. 10 tháng 3 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  24. ^ Yoon, Chang-hee (25 tháng 11 năm 2016). 대통령 탄핵시 대행 순위는?. KBS (bằng tiếng Korean). Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Ultima (ウルティマ urutima?), còn được gọi là Violet (原初の紫ヴィオレ viore, lit. "Primordial of Violet"?), là một trong những Primordial gia nhập Tempest sau khi Diablo chiêu mộ cô.