Sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới

Tháp Nam sụp đổ, từ góc Tây Nam.

Trung tâm Thương mại Thế giới ban đầu ở Lower Manhattan, Thành phố New York đã bị phá hủy trong Sự kiện 11 tháng 9, sau khi bị Chuyến bay 11175 đâm. Trung tâm Thương mại Thế giới 1 (WTC 1) (Tháp Bắc) bị tấn công lúc 8:46 giờ Đông và sập lúc 10:28.  Trung tâm Thương mại Thế giới 2 (WTC 2) (Tháp Nam) bị tấn công lúc 9:03 sáng và sụp đổ lúc 9:59. Các mảnh vỡ sau khi hai trung tâm này sụp đổ đã làm hư hại nghiêm trọng hoặc phá hủy hơn một chục cấu trúc lân cận và gần đó, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới 7 lúc 5:21 chiều.

Tổng cộng 2.763 người đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn, hỏa hoạn và sập nhà sau đó, bao gồm 2.192 dân thường, 343 lính cứu hỏa và 71 nhân viên thực thi pháp luật cũng như tất cả các hành khách và phi hành đoàn trên máy bay, trong đó có 147 thường dân và 10 không tặc.

Vào tháng 9 năm 2005, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) đã công bố kết quả điều tra về vụ sụp đổ này. Các nhà điều tra không tìm thấy bất cứ điều gì không đạt tiêu chuẩn trong thiết kế của tòa tháp đôi, lưu ý rằng mức độ nghiêm trọng của các vụ tấn công vượt xa bất cứ điều gì đã từng trải qua trong các tòa nhà trong quá khứ. Họ xác định đám cháy là nguyên nhân chính gây ra sập nhà, nhận thấy rằng sàn nhà bị võng kéo vào trong trên các cột chu vi, khiến các cột này bị cong và sau đó oằn mình. Một khi phần trên của tòa nhà bắt đầu di chuyển xuống phía dưới, thì sự sụp đổ toàn bộ là điều khó tránh khỏi.

Việc dọn dẹp địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới bao gồm các hoạt động liên tục và tiêu tốn hàng trăm triệu đô la. Một số công trình xung quanh không bị trúng máy bay vẫn bị thiệt hại đáng kể, cần phải phá bỏ chúng. Việc phá dỡ các tòa nhà bị hư hại xung quanh vẫn tiếp tục ngay cả khi việc xây dựng mới được tiến hành để thay thế Tháp Đôi, Trung tâm Thương mại Thế giới 1 mới, được khai trương vào tháng 11 năm 2014.[1]

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi hoàn thành vào năm 1973, WTC 1 và 2 là tòa nhà cao nhất thế giới. Đến khi xảy ra vụ tấn công, chỉ có Tháp PetronasKuala Lumpur, MalaysiaTháp WillisChicago là cao hơn.[2] Được xây dựng với thiết kế hình ống giúp tối đa hóa không gian bên trong, các tòa tháp có tỷ lệ sức bền trên trọng lượng cao, chỉ cần ít hơn 40% thép so với các tòa nhà chọc trời có khung thép truyền thống.[3] Ngoài ra, trên đỉnh Tháp Bắc có một ăng-ten cao 362 ft (110 m) được dựng vào năm 1978, nâng tổng chiều cao của tòa tháp lên 1.730 ft (530 m). Mặc dù là một phần bổ sung không phải kết cấu nên ăng-ten này không được tính chính thức.

Kết cấu tòa nhà

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh trên từ quá trình xây dựng WTC cho thấy các thành phần cấu trúc tòa nhà.

Hai tòa tháp được thiết kế như các cấu trúc ống có khung, cung cấp cho người thuê mặt bằng mở không bị gián đoạn bởi các cột hoặc tường. Các tòa nhà có hình vuông có cạnh dài 207 ft (~63 m) ở mỗi cạnh nhưng có các góc vát 6 ft 11 in (~2,11 m), khiến cho bên ngoài của mỗi tòa nhà rộng khoảng 210 ft (~64 m).[4] Tháp Bắc cao 1.368 ft (~417 m), cao hơn 6 feet so với Tháp Nam cao 1.362 ft (~415 m). Nhiều cột chu vi cách nhau gần nhau cung cấp phần lớn sức mạnh của kết cấu, cùng với tải trọng trọng trường được san ra với các cột trụ thép của lõi.[4] Phía trên tầng mười, có tổng 59 cột chu vi dọc theo mỗi mặt của tòa nhà cách nhau 3 ft 4 in (~1,02 m) ở tâm. Trong khi hai tòa tháp có dạng mặt bằng hình vuông, lõi bên trong hai tòa có hình chữ nhật và được đỡ bởi 47 cột chạy dọc toàn bộ chiều cao của mỗi tòa. Tất cả các thang máy và cầu thang đều nằm trong lõi ống nên mỗi tầng lại có một không gian lớn mà không có cột giữa lõi với sàn được xây bằng các giàn sàn đúc sẵn.[4] Vì lõi có hình chữ nhật nên điều này tạo ra khoảng cách nhịp dài và ngắn đến các cột chu vi mỗi cạnh.

Các sàn mỗi tầng có các tấm bê tông nhẹ dày 4 inch (10 cm) được đặt trên sàn thép có khía. Một lưới gồm các giàn đỡ nhẹ và giàn chính hỗ trợ các sàn bằng các kết nối nối với tấm bê tông để tạo ra tác động tổng hợp. Các giàn có nhịp dài 60 ft (~18 m) ở các khu vực nhịp dài và dài 35 ft (~11 m) ở khu vực nhịp ngắn. Các giàn được kết nối tại các cột xen kẽ và do đó có tâm cách nhau 6,8 ft (~2,1 m). Các dây trên cùng của giàn được gắn vào vào các thanh giằng ở phía giàn và một rãnh hàn vào các cột trụ bên trong ở phía lõi. Các sàn được kết nối với các tấm thanh giằng trụ bằng bộ giảm chấn đàn hồi, giúp giảm lượng rung lắc mà người ở trong tòa nhà có thể cảm nhận.[5]

Mô phỏng lại kết cấu giàn mũ mỗi tòa.

Mỗi tòa cũng có một giàn mũ giữa tầng 107 và 110, bao gồm sáu giàn dọc theo trục dài của lõi và bốn giàn dọc theo trục ngắn. Hệ thống này cho phép phân bổ lại tải trọng tối ưu của các thành phần, cải thiện hiệu suất giữa các vật liệu khác nhau của phần thép và bê tông ,cho phép các khung momen chuyển sự lắc lư thành lực nén trên lõi, cũng chủ yếu hỗ trợ tháp truyền tải. Các giàn này được lắp đặt trong mỗi tòa nhà để hỗ trợ các tháp ăng-ten trong tương lai, nhưng cuối cùng chỉ có Tháp Bắc được lắp ăng-ten.[4]

Tác động máy bay

[sửa | sửa mã nguồn]
Tác động của Chuyến bay 11 vào Tháp Bắc, ta thấy được cấu trúc bên trong của tòa nhà, bên cạnh còn có cả một người phụ nữ ở đó, thường được cho là Edna Cintrón.

Mặc dù các nghiên cứu về các khả năng va chạm máy bay đã được tiến hành trước khi hoàn thành các tòa tháp, nhưng phạm vi đầy đủ của các nghiên cứu đó không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, vì hỏa hoạn chưa bao giờ khiến một tòa nhà chọc trời sụp đổ và các vụ va chạm máy bay đã được cân nhắc trong thiết kế của chúng, nên việc phá hủy các tòa ban đầu khiến một số người trong cộng đồng xây dựng bất ngờ.[6][1]

Các kỹ sư kết cấu làm việc trong nghiên cứu đã cân nhắc đến khả năng máy bay có thể va chạm với tòa nhà. Vào tháng 7 năm 1945, xảy ra vụ tai nạn máy bay B-25 với Tòa nhà Empire State, sau đó một năm, một chiếc C-45F Expeditor đã đâm vào 40 Wall Street, nguyên nhân chính được cho là sương mù.[7][8] Leslie Robertson, một trong những kỹ sư trưởng thiết kế của Trung tâm Thương mại Thế giới, cho biết ông đã cân nhắc đến kịch bản va chạm của một chiếc Boeing 707, có thể bị lạc trong sương mù và bay với tốc độ tương đối thấp trong khi tìm cách hạ cánh tại Sân bay John F. Kenedy hoặc Sân bay Newark.[9] Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hai tháng sau vụ tấn công, ông cho biết: "với chiếc 707, tải trọng nhiên liệu không được tính đến trong thiết kế. Tôi không biết làm sao nó có thể được tính đến." Ông cũng cho biết sự khác biệt chính giữa các nghiên cứu thiết kế và nguyên nhân khiến các tòa tháp sụp đổ là vận tốc va chạm, làm tăng đáng kể lực chịu và không bao giờ được xem xét trong quá trình xây dựng.[10]

Trong quá trình điều tra, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) đã có được một báo cáo dài ba trang nêu rằng các tòa nhà cao tầng sẽ tồn tại sau một vụ va chạm máy bay của một chiếc Boeing 707 hoặc DC-8 đang bay với tốc độ 600 dặm/giờ (970 km/giờ).[2] Năm 1993, John Skilling, kỹ sư kết cấu chính của tòa nhà, đã nói trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện sau vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993 : "Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất sẽ là thực tế là tất cả nhiên liệu sẽ đổ vào tòa nhà. Sẽ có một đám cháy khủng khiếp. Rất nhiều người sẽ thiệt mạng. Cấu trúc tòa nhà vẫn sẽ ở đó."[11] Trong báo cáo của mình, NIST tuyên bố rằng khả năng kỹ thuật để thực hiện mô phỏng nghiêm ngặt về tác động của máy bay và các vụ cháy sau đó sẽ khá hạn chế vào những năm 1960.[12] NIST cũng tuyên bố rằng họ không tìm thấy tài liệu nào xem xét tác động của máy bay phản lực tốc độ cao hoặc hỏa hoạn quy mô lớn do nhiên liệu máy bay gây ra.[13]

Biện pháp chống cháy

[sửa | sửa mã nguồn]
Hệ thống bột phun cách nhiệt tại khu vực trần hành lang thang máy của tháp Bắc những năm 1990.

Giữa những năm 1970, việc sử dụng amiăng để chống cháy đã được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Nhưng vào tháng 4 năm 1970, Sở Tài nguyên Không khí Thành phố New York đã ra lệnh cho các nhà thầu xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới ngừng phun amiăng làm vật liệu cách nhiệt, sau đó thạch cao vermiculite đã được sử dụng thay thế.[14][3]

Sau khi vụ đánh bom năm 1993 không thành công, các cuộc kiểm tra phát hiện ra rằng hai tòa tháp có khả năng chống cháy không tốt. Trước vụ tấn công, chủ sở hữu của tòa tháp, Cảng vụ New York và New Jersey, đã bổ sung khả năng chống cháy, nhưng chỉ hoàn thành 18 tầng ở Tháp Bắc, bao gồm tất cả các tầng bị ảnh hưởng bởi vụ va chạm máy bay và hỏa hoạn, và 13 tầng ở Tháp Nam, mặc dù không có tầng nào bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ va chạm máy bay.[15]

NIST kết luận rằng tác động của máy bay đã giảm một phần đáng kể lớp chống cháy, góp phần làm sụp đổ các tòa nhà. Ở Tháp Bắc, tác động máy bay đã làm bong lớp cách nhiệt khỏi hầu hết các cột lõi (43 trong số 47) trên nhiều tầng, cũng như các giàn sàn trên diện tích 60.000 feet vuông (~5.600 m2). Ở Tháp Nam, tác động đã làm bong lớp cách nhiệt khỏi 39 trong số 47 cột trên nhiều tầng, và cả khỏi các giàn sàn trải dài trên diện tích 80.000 feet vuông (~7.400 m2).[16]

Cú đâm của hai chuyến bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Va chạm và đám cháy[17]

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ cho thấy chiếc AA11 đâm thẳng gần như vuông góc vào Tháp Bắc, chiếc UA175 đâm vào góc phải Tháp Nam với góc chéo gần 45 độ.

Lúc 8:46, Chuyến bay 11 của American Airlines bay về phía nam qua Manhattan và đâm vào mặt tiền phía bắc của Tháp Bắc với tốc độ khoảng 440 dặm/giờ (710 km/giờ), vào tầng 93 đến tầng 99.[4] Mười bảy phút sau, Chuyến bay 175 của United Airlines bay về phía đông bắc, qua Cảng New York và đâm vào mặt tiền phía nam của Tháp Nam lúc 9:03 sáng, vào giữa tầng 77 đến tầng 85 với tốc độ 540 dặm/giờ (870 km/giờ).[18][5]

Khoảng một phần ba nhiên liệu đã bị tiêu thụ trong tác động ban đầu và tạo ra quả cầu lửa với độ lớn gần bằng mỗi cạnh tòa nhà.[6] Một số nhiên liệu từ vụ tác động đã chảy xuống ít nhất một trục thang máy và cháy nổ ở tầng 78 của Tháp Bắc, cũng như ở sảnh chính.[19] Kết cấu ống khung của các tòa tháp cho phép nhiên liệu phản lực thâm nhập sâu vào bên trong chúng, tạo thành nhiều đám cháy lớn cùng lúc trên một khu vực rộng lớn của các tầng bị ảnh hưởng. Nhiên liệu cháy trong nhiều nhất là vài phút, nhưng đồ đạc trong tòa nhà cháy trong một giờ hoặc một tiếng rưỡi tiếp theo.[20][21]

Phía đông tòa nhà.

Khi Chuyến bay 175 đâm vào Tháp Nam, sóng xung kích từ vụ va chạm đã làm vỡ kính ở mặt phía đông của Tháp Bắc nằm cạnh quả cầu lửa, làm trầm trọng thêm đám cháy đang bùng phát ở Tháp Bắc và giải phóng các luồng khói từ các cửa sổ vỡ.[7][22] Vụ va chạm của Chuyến bay 11 có thể làm tuơng tự với các cửa sổ ở Tháp Nam hay không. Nhưng các mảnh vỡ lớn từ Chuyến bay 11 đã bay qua Tháp Nam, trong khi các mảnh vỡ lớn hơn từ Chuyến bay 175 cũng không rơi vào Tháp Bắc đang bốc cháy.[23] Trong cả hai cú đâm, một số bộ phận (bánh đáp, động cơ) đã rơi xuống các tòa nhà gần đó.[24]

Các đám cháy ở mỗi tòa nhà có những đặc điểm khác nhau, như thể hiện rõ trong phản ứng và hành vi của những người bị mắc kẹt trong mỗi tòa nhà. Rất nhiều cửa sổ ở Tháp Bắc bị đập vỡ bởi những người bị kẹt trong tòa nhà tìm cách thoát khỏi điều kiện khó thở[25] và nhiệt độ bên trong. Trong khi một số cửa sổ bị vỡ ở Tháp Nam, thì khá ít người không khí trong lành. Nạn nhân chỉ thỉnh thoảng được phát hiện thò đầu ra các cửa sổ mở, và không có đám đông nào có mặt bên ngoài tòa tháp, như trong bức ảnh Impending Death ra về Tháp Bắc đang bốc cháy.

Một trong ba trường hợp có người xảy xuống ở Tháp Nam.

Nhiều người đã vô tình rơi hoặc nhảy xuống từ các tòa tháp đang cháy và tử vong. Có trường hợp ở Tháp Nam một người đàn ông có gắng trèo xuống nhưng tuột tay và rơi. Có khoảng 100–200 người đã ngã hoặc nhảy xuống từ bốn mặt của Tháp Bắc không có cách nào khác để thoát khỏi sức nóng, khói và lửa không thể chịu đựng được đang thiêu rụi 18 tầng trên cùng của tòa tháp.[26]

Những khác biệt như vậy thể hiện rằng điều kiện không bị ảnh hưởng, ở Tháp Nam như ở Tháp Bắc. Thiệt hại ở Tháp Bắc do cú va chạm ở tâm của Chuyến bay 11 đã cắt đứt mọi lối thoát hiểm phía trên tầng 91 và khiến những người làm việc ở đó bị mắc kẹt trong tình trạng môi trường không thể chịu đựng được mà nhảy là cách thoát hiểm duy nhất của họ; Chuyến bay 175 đâm vào Tháp Nam qua góc đông nam của mặt tiền phía nam của tòa nhà chọc trời và để lại cầu thang ở phía tây bắc không bị hư hại.[27] Cầu thang còn nguyên vẹn có nghĩa là những người ở Tháp Nam không bị mắc kẹt hoàn toàn, điều này có thể đã ảnh hưởng đến quyết định nhảy của họ.

Sơ đồ này của FEMA cho thấy được quả cầu lửa hướng về đâu.

Các quả cầu lửa phát sinh từ mỗi vụ va chạm có thể rất giống nhau, nhưng có vẻ rất khác nhau về kích thước mặc dù các máy bay chở lượng chất dễ cháy tương tự nhau.[28] Điều này là do một phần đáng kể nhiên liệu phản lực đã chảy vào thang máy Tháp Bắc thay vì bắn ra ngoài trời. Chuyến bay 11 đã đâm vào gần giữa lõi trung tâm của Tháp Bắc, khiến nhiên liệu phản lực bắt lửa bắn qua các trục thang máy xuống tận tầng hầm và các tầng sảnh, với một đám cháy bùng phát từ các thang máy ở sảnh tầng trệt, cách nơi va chạm hơn 90 tầng.[29] Vụ va chạm của Chuyến bay 175 vào mặt phía nam của Tháp Nam đã bị lệch về phía đông thay vì tập trung vào tâm như Chuyến bay 11, khiến các cạnh của tòa nhà trở thành hướng thực sự duy nhất mà nhiên liệu có thể di chuyển, tạo ra một quả cầu lửa lớn hơn rõ rệt ở bên ngoài.[30]

Thuơng vong và thiệt hại

[sửa | sửa mã nguồn]
Vài phút sau khi Chuyến bay 175 đâm vào Tháp Nam, cảnh sát và lực lượng cứu hỏa đang di tản người dân, ngã tư đường Vesey và Church.

Gần như các ca tử vong ở hai tòa tháp đều xảy ra ở các khu vực phía trên khu vực va chạm của máy bay. Vì Tháp Bắc đã bị đâm gần như trực tiếp vào giữa tòa nhà, ba cầu thang chính (A, B và C) trong lõi tòa tháp đều bị hư hại hoặc bị chặn bởi các mảnh vỡ ngăn không cho thoát xuống các tầng thấp hơn. Ở Tháp Nam, vụ va chạm xảy ra ở phía đông của trung tâm đến phần trung tâm của tòa tháp và gần góc đông nam, khiến cầu thang A ở phía tây bắc của lõi trung tâm vẫn còn nguyên vẹn và chỉ bị chặn một phần, và 18 thường dân đã thoát khỏi điểm va chạm của máy bay và các tầng phía trên đó. Con số chính xác về những người đã thiệt mạng và ở đâu trong một số trường hợp không được biết chính xác; tuy nhiên, báo cáo của NIST chỉ ra rằng tổng cộng có 1.402 thường dân đã thiệt mạng tại hoặc phía trên điểm va chạm ở Tháp Bắc với hàng trăm người ước tính đã thiệt mạng tại thời điểm va chạm. Ở Tháp Nam, 614 thường dân đã thiệt mạng tại các tầng bị va chạm và các tầng phía trên đó. Ít hơn 200 trường hợp tử vong của dân thường xảy ra ở các tầng bên dưới điểm va chạm nhưng tất cả 147 hành khách và phi hành đoàn dân sự trên hai máy bay cũng như tất cả 10 tên khủng bố đều thiệt mạng, cùng với ít nhất 18 người ở mặt đất và trong các công trình xung quanh.[31]

Tổng cộng, số nhân viên ứng cứu thiệt mạng do sự đổ vỡ bao gồm 342 nhân viên của Sở Cứu hỏa Thành phố New York (FDNY), 71 nhân viên thực thi pháp luật bao gồm 23 thành viên của Sở Cảnh sát Thành phố New York (NYPD), 37 thành viên của Sở Cảnh sát Cảng vụ (PAPD), năm thành viên của Văn phòng Thực thi Thuế của Tiểu bang New York (OTE), ba sĩ quan của Văn phòng Quản lý Tòa án Tiểu bang New York (OCA), một cảnh sát trưởng cứu hỏa của FDNY đã tuyên thệ thực thi pháp luật (và cũng nằm trong số 343 thành viên FDNY thiệt mạng), một thành viên của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và một thành viên của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ (USSS). Tổng số người chết đối với thường dân và nhân viên nhà nước ước tính là 2.606 người.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ History.com Editors (ngày 24 tháng 7 năm 2019). "One World Trade Center officially opens in New York City, on the site of the Twin Towers". History.com (bằng tiếng Anh). A&E Television Networks. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020. {{Chú thích báo}}: |last= có tên chung (trợ giúp)
  2. ^ Swanson, Ana (ngày 12 tháng 3 năm 2015). "Charted: The tallest buildings in the world for any year in history". The Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  3. ^ American Iron and Steel Institute (1964). "The World Trade Center – New York City". Contemporary Steel Design. 1 (4). American Iron and Steel Institute.
  4. ^ a b c d "Wayback Machine". tsapps.nist.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  5. ^ "Wayback Machine". tsapps.nist.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  6. ^ "9-11 Research: Other Skyscraper Fires". www.911research.wtc7.net. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  7. ^ Editors, HISTORY com (ngày 13 tháng 11 năm 2009). "Plane crashes into Empire State Building | July 28, 1945". HISTORY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025. {{Chú thích web}}: |họ= có tên chung (trợ giúp)
  8. ^ MATTISON), Adam Longthe New York Times (BY (ngày 21 tháng 5 năm 1946). "PILOT LOST IN FOG; SCENE OF PLANE CRASH LAST NIGHT AIRPLANE CRASHES INTO SKYSCRAPER Ceiling Reduced by Fog". The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  9. ^ "Reflections on the World Trade Center". NAE Website (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  10. ^ "BBC - Horizon - Leslie Robertson Interview". www.bbc.co.uk. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  11. ^ "Twin Towers Engineered To Withstand Jet Collision | The Seattle Times". archive.seattletimes.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2025.
  12. ^ "National Institute of Standards and Technology (NIST) Federal Building and Fire Safety Investigation of the World Trade Center Disaster Answers to Frequently Asked Questions (August 30, 2006)". NIST (bằng tiếng Anh). ngày 27 tháng 5 năm 2010.
  13. ^ Shyam-Sunder, Sivaraj; Gann, Richard G.; Grosshandler, William L.; Lew, Hai S.; Bukowski, Richard W.; Sadek, Fahim; Gayle, Frank W.; Gross, John L.; McAllister, Therese P. (ngày 1 tháng 12 năm 2005). "Federal Building and Fire Safety Investigation of the World Trade Center Disaster: Final Report of the National Construction Safety Team on the Collapses of the World Trade Center Towers (NIST NCSTAR 1)". NIST (bằng tiếng Anh).
  14. ^ "City Bars Builder's Use Of Asbestos at 7th Ave. Site". The New York Times (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 4 năm 1970. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  15. ^ "Wayback Machine". tsapps.nist.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  16. ^ Shyam-Sunder, Sivaraj; Gann, Richard G.; Grosshandler, William L.; Lew, Hai S.; Bukowski, Richard W.; Sadek, Fahim; Gayle, Frank W.; Gross, John L.; McAllister, Therese P. (ngày 1 tháng 12 năm 2005). "Federal Building and Fire Safety Investigation of the World Trade Center Disaster: Final Report of the National Construction Safety Team on the Collapses of the World Trade Center Towers (NIST NCSTAR 1)". NIST (bằng tiếng Anh).
  17. ^ Tất cả thời gian tính theo giây vẫn chưa chắc chắn, cho nên nhiều người lấy phút.
  18. ^ "9/11 Memorial Timeline". timeline.911memorial.org. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  19. ^ NCSTAR 1-5A, trang 80
  20. ^ "A Look Inside a Radical New Theory of the WTC Collapse - Firehouse.com News". web.archive.org. ngày 19 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  21. ^ Vụ nổ khiến cho giấy văn phòng và vật dụng bị bắn ra ngoài, tạo nên vài đám cháy nhỏ, nhiều đồ đạc có thể được nhìn thấy từ các video quay lại được.
  22. ^ https://nvlpubs.nist.gov/nistpubs/Legacy/NCSTAR/ncstar1-5av1.pdf
  23. ^ "Recovery — Aircraft". exhibitions.nysm.nysed.gov. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  24. ^ https://www.fema.gov/pdf/library/fema403_ch2.pdf
  25. ^ Melissa Doi gọi cho nhân viên cứu hộ với tình trạng khó thở, hoảng loạn và mất bình tĩnh.
  26. ^ "USATODAY.com - Desperation forced a horrific decision". www.usatoday.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  27. ^ Báo cáo Ủy ban 11/9, trang 293.
  28. ^ McFARLING, USHA LEE (ngày 12 tháng 9 năm 2001). "2 Planes Hit Twin Towers at Exactly the Worst Spot". Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  29. ^ https://nvlpubs.nist.gov/nistpubs/Legacy/NCSTAR/ncstar1.pdf
  30. ^ https://nvlpubs.nist.gov/nistpubs/Legacy/NCSTAR/ncstar1.pdf
  31. ^ "Accused 9/11 plotter Khalid Sheikh Mohammed faces New York trial - CNN.com" (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gundam Battle: Gunpla Warfare hiện đã cho phép game thủ đăng ký trước
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc