Sheikh Hasina শেখ হাসিনা | |
---|---|
Thủ tướng Bangladesh | |
Nhiệm kỳ 6 tháng 1 năm 2009 – 5 tháng 8 năm 2024 15 năm, 212 ngày | |
Tổng thống | Zillur Rahman Abdul Hamid |
Tiền nhiệm | Fakhruddin Ahmed |
Kế nhiệm | Muhammad Yunus (Quyền) |
Nhiệm kỳ 23 tháng 6 năm 1996 – 15 tháng 7 năm 2001 5 năm, 22 ngày | |
Tổng thống | Abdur Rahman Biswas Shahabuddin Ahmed |
Tiền nhiệm | Muhammad Habibur Rahman |
Kế nhiệm | Latifur Rahman (Quyền) |
Lãnh đạo phe đối lập | |
Nhiệm kỳ 10 tháng 10 năm 2001 – 29 tháng 10 năm 2006 5 năm, 19 ngày | |
Tiền nhiệm | Begum Khaleda Zia |
Kế nhiệm | Begum Khaleda Zia |
Nhiệm kỳ 20 tháng 3 năm 1991 – 30 tháng 3 năm 1996 5 năm, 10 ngày | |
Tiền nhiệm | Abdur Rab |
Kế nhiệm | Begum Khaleda Zia |
Nhiệm kỳ 7 tháng 5 năm 1986 – 3 tháng 3 năm 1988 1 năm, 301 ngày | |
Tiền nhiệm | Asaduzzaman Khan |
Kế nhiệm | Abdur Rab |
Chủ tịch Liên minh Awami | |
Nhiệm kỳ 16 tháng 2 năm 1981 – 43 năm, 310 ngày | |
Tiền nhiệm | Abdul Malek Ukil |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 28 tháng 9 năm 1947 (77 tuổi) Tungipara, Quận Gopalganj, Đông Bengal |
Đảng chính trị | Liên minh Awami (1980 - nay) |
Phối ngẫu | Wazed Miah (1968 - 2009) |
Con cái | 2 |
Cha mẹ | Sheikh Mujibur Rahman Sheikh Fazilatunnesa Mujib |
Alma mater | Đại học Eden Mohila Đại học Dhaka |
Sheikh Hasina Wazed (Bengal: শেখ হাসিনা ওয়াজেদ; tiếng Anh: /ˈʃeɪk
Bà là con gái của Tổng thống đầu tiên của Bangladesh, ông Sheikh Mujibur Rahman. Sheikh Hasina là con cả trong năm người con của ông.[1] Sự nghiệp chính trị của bà đã kéo dài hơn bốn thập kỷ. Trước đây bà từng là lãnh đạo phe đối lập từ năm 1986 đến năm 1990 và từ năm 1991 đến năm 1995, với tư cách là Thủ tướng từ năm 1996 đến năm 2001, và đã lãnh đạo Liên đoàn Awami từ năm 1981.[2][3][4][5] Năm 2008, đảng của bà dành chiến thắng vang dội, và bà trở lại nắm chức Thủ tướng sau 2 năm phe quân đội kiểm soát đất nước. Vào tháng 1 năm 2014, bà trở thành tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi. Phe đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử này và nó cũng bị chỉ trích bởi các nhà quan sát quốc tế. Bà lại tiếp tục giành được một nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 12 năm 2018, sau một cuộc bầu cử được tổ chức bằng bạo lực và bị phe đối lập chỉ trích là bị gian lận.
Hasina được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới, đứng thứ 26 trong danh sách của tạp chí Forbes "Những phụ nữ quyền lực của thế giới" vào năm 2018,[6] và đứng thứ 30 vào năm 2017.[7] Sheikh Hasina cũng đã đưa ra một danh sách "100 nhà tư tưởng toàn cầu hàng đầu" của thập kỷ hiện tại.[8] Bà là thành viên của Hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới phụ nữ, một mạng lưới quốc tế gồm các nữ tổng thống - thủ tướng đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm.[9][10]