Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Shinkansen (新幹線 (Tân cán tuyến)) là một hệ thống đường sắt cao tốc ở Nhật Bản do 5 tập đoàn đường sắt của Nhật Bản điều hành. Kể từ khi đoạn đường sắt cao tốc đầu tiên mang tên Tōkaidō Shinkansen (Đông Hải Đạo Tân Cán Tuyến) khánh thành năm 1964 [1] có thể chạy với tốc độ 210 km/h (130 dặm/h), mạng lưới đường sắt này (dài 2.459 km hay 1.528 dặm) được phát triển dần, nối liền các thành phố lớn của Nhật Bản trên các đảo Honshu và Kyūshū[2]. Tốc độ tối đa sau này tăng lên đến 300 km/h (186 dặm/h) mặc dù hoạt động trong một môi trường thường hay bị động đất và bão lớn. Theo định nghĩa của Bộ luật xây dựng hệ thống Shinkansen (全国新幹線鉄道整備法) thì trên những tuyến đường sắt này, tàu có thể chạy với tốc độ trên 200 km/h.
Hiện nay những chuyến tàu thương mại Shinkansen E5 có thể đạt tốc độ 320 km/h như đoạn đường giữa các thành phố Utsunomiya và Morioka trên tuyến Tohoku Shinkansen [3]. Tốc độ thử nghiệm đạt 443 km/h (275 dặm/h) cho loại tàu thường vào năm 1996. Còn đối với tàu maglev thì là 581 km/h (361 dặm/h), phá Kỷ lục thế giới vào năm 2003. Hiện tại công ty JR Central đang chuẩn bị khởi công tuyến Chūō Shinkansen nối Tokyo và Nagoya (286 km) với công nghệ đệm từ; tuyến này dự định hoàn thành vào năm 2027 nhằm rút ngắn thời gian đi lại giữa 2 thành phố xuống còn 40 phút.
Shinkansen tức "Tân cán tuyến" (có nghĩa là "đường huyết mạch mới") nhằm phân biệt với đường sắt khổ hẹp (1.067mm) bấy lâu dùng ở Nhật. Những tuyến đường sắt cao tốc này chạy song song với hệ thống đường sắt cũ nhưng biệt lập, không trùng nhau ở đoạn nào cả. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của Shinkansen khác biệt so với các hệ thống đường sắt cao tốc của Pháp (TGV) và Đức (ICE). Dựa trên nguyên tắc này, shinkansen không bị đường sắt khác cắt ngang, giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Hơn nữa vì có đường riêng nên tàu Shinkansen và toa xe thiết kế khá nhẹ để có thể tận dụng vận tốc tối đa nhưng ngược lại dễ bị hư hại nếu va chạm (crashworthiness).
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên xây dựng đường sắt riêng biệt cho tàu cao tốc. Do địa hình đồi núi, tuyến hiện tại bao gồm các tuyến có khổ hẹp (1.067mm), nhìn chung theo tuyến gián tiếp và không thể sửa lại cho phù hợp với tốc độ cao. Kết quả là Nhật Bản đã có nhu cầu lớn cho các tuyến cao tốc nhiều hơn các quốc gia đã có khổ đường sắt tiêu chuẩn hay khổ rộng hiện hữu có tiềm năng nâng cấp.
Tuyến | Ga đầu | Ga cuối | Chiều dài | Công ty vận hành | Khai trương | Số lượng hành khách[4] | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
km | mi | ||||||
Tōkaidō (Đông Hải Đạo) | Tokyo | Shin-Osaka | 515,4 | 320,3 | JR Central | 1964 | 143,015,000 |
Sanyō (Sơn Dương) | Shin-Osaka | Hakata | 553,7 | 344,1 | JR West | 1972–1975 | 64,355,000 |
Tōhoku (Đông Bắc) | Tokyo | Shin-Aomori | 674,9 | 419,4 | JR East | 1982–2010 | 76,177,000 |
Jōetsu (Thượng Việt) | Omiya | Niigata | 269,5 | 167,5 | 1982 | 34,831,000 | |
Hokuriku (Bắc Lục) | Takasaki | Kanazawa | 345,4 | 214,6 | JR East và JR West | 1997–2015 | 9,420,000 |
Kyushu (Cửu Châu) | Hakata | Kagoshima-Chūō | 256,8 | 159,6 | JR Kyushu | 2004–2011 | 12,143,000 |
Hokkaido (Bắc Hải Đạo) | Shin-Aomori | Shin-Hakodate-Hokuto | 148,9 | 92,5 | JR Hokkaido | 2016 |
Trên thực tế, ba tuyến Tokaido, Sanyo and Kyushu được nối liền từ Tokyo xuống phía tây nam. Một số tàu chạy liền mạch hai tuyến Tokaido-Sanyo và Sanyo-Kyushu. Tuy nhiên, ba tuyến này được vận hành bởi ba công ty khác nhau.
Tuy đều khởi hành từ ga Tokyo, hai tuyến Tokaido và Tohoku không được nối liền.
Hai tuyến mini-shinkansen của tuyến chính Tohoku cũng được xây lắp bằng việc thay đổi đường ray của tuyến tàu chậm cũ:
Các tuyến đang được xây dưng bao gồm: