Simhavarman VI

Simhavarman VI
Quốc vương Champa
Lãnh chúa Vijaya
Thống trị1390 - 1400
Tiền nhiệmChế Bồng Nga
Kế nhiệmIndravarman VI
Thông tin chung
Sinh?
Vijaya
Mất1400
Vijaya
Thê thiếp?
Hậu duệIndravarman VI
Nguyên danh
Ko Ceng
Niên hiệu
Simhavarman VI
Thụy hiệu
Không có
Miếu hiệu
Không có
Tước hiệuRaja-di-raja
Vương triềuVijaya
Thân phụ?
Thân mẫu?

Simhavarman VI (Hindi: सिंहवर्मन, ? - ?) là quốc vương Champa trong giai đoạn 1390 - 1400.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có nguyên danh Ko Ceng (chữ Hán: 羅皚 / La-ngai, 閣勝 / Các-thắng), là một tì tướng của Chế Bồng Nga, theo vua đi công phá Đại Việt vào năm 1390. Khi Chế Bồng Nga không may tử trận, ông đem thi thể vua hỏa táng rồi cùng mấy thuộc hạ luồn rừng trở về Vijaya. Tại kinh sư, Ko Ceng phao tin đồn về năng lực kém cỏi của Chế Bồng Nga khiến số đông lúc đó tin rằng nhà vua chết trận vì ham đánh quá đà và bỏ bễ việc nội trị, do đó uy tín của Chế Bồng Nga sụt giảm thấy rõ. Danh tiếng phút chốc tiêu tan của Chế Bồng Nga gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kế vị của các con ông. Lựa thế lòng người đã đổi, Ko Ceng kích động các triều thần thân tín ủng hộ mình lên ngôi báu. Cùng năm 1390, Ko Ceng đăng cơ, lấy niên hiệu là Simhavarman VI. Ba người con của Chế Bồng Nga thua thiệt, sợ tổn hại đến tính mạng nên đã dong thuyền chạy sang Đại Việt xin tị nạn[1]:109–111. Nhà Trần đồng ý thu nhận họ và cho đứng vào hàng ngũ quý tộc.

Giai đoạn trị vị của Simhavarman VI và kế tục là con trai ông chứng kiến sự phục hưng ngắn ngủi của liên minh Champa. Ban đầu, ông nhận thấy tiềm lực của Champa chưa đủ kiểm soát được một lãnh thổ quá rộng nên đã từ bỏ phần lớn những lãnh địa do tiên vương vừa chiếm được, cụ thể là các rẻo đất tại nơi hiện nay là Tây Nguyên. Tuy nhiên, cách trị quốc khắt khe của ông cũng gây nên làn sóng bất mãn ở khắp nơi, đồng thời, Simhavarman VI quá chú tâm đến việc chặt bỏ các vây cánh cũ của Chế Bồng Nga để cất đặt thuộc hạ của mình[2][3]:238. Ở ngoại trị, Simhavarman VI chấp nhận khai phục lệ phụng cống xưng thần với nhà Trần, nhưng ngay từ năm 1391 ông đã dâng cống phẩm xin nhà Minh thừa nhận địa vị chính danh của mình, tuy nhiên phải đợi đến năm 1413 thì con của ông là Jaya Simhavarman V mới được "thiên triều" tấn phong. Tựu trung, bối cảnh Champa dưới triều đại Simhavarman VI vẫn khá hưng vượng, tiếp nối cái mạch từ thời Chế Bồng Nga, nhưng so với triều trước thì giai đoạn này ít có các cuộc tranh đoạt quyền bính và nhất là không còn phải long đong vì chiến tranh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Maspero, G., 2002, The Champa Kingdom, Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9747534991
  2. ^ “A History of Vietnam”. Google Books. Truy cập 4 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ Coedès, George (1968). Walter F. Vella (biên tập). The Indianized States of Southeast Asia. trans.Susan Brown Cowing. University of Hawaii Press. ISBN 978-0-8248-0368-1.
Tiền nhiệm:
Chế Bồng Nga 1360–1390
Quốc vương Champa
1390–1400
Kế nhiệm:
Indravarman VI 1400–1441
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954