Souphanouvong

Souphanouvong
ສຸພານຸວົງ
Chủ tịch đầu tiên của Lào
Chủ tịch đầu tiên Ủy ban Thường vụ của Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước
Nhiệm kỳ
2 tháng 12 năm 1975 – 15 tháng 8 năm 1991
15 năm, 256 ngày
Thủ tướngKaysone Phomvihane
Kế nhiệmPhoumi Vongvichit
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao
Nhiệm kỳ
1975 – 1989
Thủ tướngKaysone Phomvihane
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmNouhak Phoumsavanh
Thông tin cá nhân
Sinh(1909-07-13)13 tháng 7, 1909
Luangprabang, Liên Bang Đông Dương
Mất9 tháng 1, 1995(1995-01-09) (85 tuổi)
Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Đảng chính trịĐảng Nhân dân Cách mạng Lào
Phối ngẫuViengkham Souphanouvong (tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Kỳ Nam)

Hoàng thân Souphanouvong (phiên âm: Xu-pha-nu-vông, 13 tháng 7 năm 1909 - 9 tháng 1 năm 1995) cùng với hoàng thân cùng cha khác mẹ Souvanna Phouma và hoàng thân Boun Oum của Champasak, là một trong "Ba hoàng thân" đại diện cho 3 phái chính trị riêng rẽ ở Lào: cộng sản (thân Việt Nam), trung lập và bảo hoàng (thân Mỹ). Ông là chủ tịch Lào từ tháng 12 năm 1975 đến tháng 8 năm 1991.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Souphanouvong là một trong ba con trai của hoàng thân Bounkhong, Uparat (phó vương) cuối cùng của Luang Prabang. Mẹ của ông là bà Mom Kham Ouane. Năm mới 11 tuổi, Souphanouvong đã đến Việt Nam học tập tại trường Albert Sarraut[1], Hà Nội. 10 năm sau, năm 1920 sang học tại Pháp cùng thái tử Savang Vatthana (1907-1981) và hoàng thân Souvanna Phouma (1901-1984). Trọ trong căn hộ trên đại lộ Raspail của tướng Pháp Coquelet. Tốt nghiệp đại học quốc gia cầu đường Paris, Hoàng thân được bổ nhiệm làm việc tại Sở Công chính Nha Trang[2]. Ông về Trung kỳ Việt Nam công tác đã từng đảm nhận chức vụ Kiến trúc sư trưởng khu Công chánh Nha Trang, tham gia khá nhiều vào các công trình thủy lợi trên đất Việt Nam, trong đó có 7 công trình cho đến nay vẫn đang còn sử dụng, tiêu biểu như Tháp nước Phan Thiết, đập Bái Thượng ở Thanh Hóa. Ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu sự nghiệp cách mạng.

Biệt danh Hoàng thân Đỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1945, ông chỉ huy lực lượng vũ trang của chính phủ Lào Issara, sau đó tham gia thành lập Neo Lào Issara và tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông đã trở thành lãnh đạo của chính phủ Kháng chiến, lực lượng Pathet Lào và thành viên cao cấp Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, và khi đảng này đã giành được quyền lực, ông đã trở thành Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Sau năm 1986, Phoumi Vongvichit là quyền chủ tịch. Năm 1991, khi Kaysone Phomvihane thiết lập chức chủ tịch hành pháp năm 1991, Souphanouvong thôi vai trò lãnh đạo, khi đó ông 82 tuổi, và trở thành cố vấn trung ương đảng.

Khả năng cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta cho rằng ông là người con trai có tài nhất trong các con trai của Bounkhong, ông nói được 13 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt, tiếng Hy Lạptiếng Latin. Ông đã làm việc ở các cảng của Le Havre trước khi nhận được bằng kỹ sư từ École nationale des ponts et chaussées (Trường quốc gia cầu cống của Pháp).

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Người vợ của ông, bà Nguyễn Thị Kỳ Nam, là người Việt Nam, quê ở Nha Trang, được ông đặt tên Lào là Viengkham Souphanouvong. Năm 1937, sau khi kết thúc quãng thời gian du học ở Pháp, Hoàng thân Souphanouvong bị Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm làm công chức Sở Công chánh An Nam Trung kỳ ở Nha Trang. Đến Nha Trang, bước chân vào khách sạn Bon Air với ý định xin nghỉ trọ, Hoàng thân Souphanouvong đã gặp bà mà sau này ông mới biết đó chính là tiểu thư Kỳ Nam, con gái của ông chủ khách sạn và cũng là hoa khôi xinh đẹp nức tiếng xứ Trung kỳ. Bà Kỳ Nam là nữ sinh trường Đồng Khánh, thông thạo nhiều ngôn ngữ, có văn bằng biên tập viên, nhà báo. Ông bà có 10 người con, các con của ông đều từng có thời gian học ở Việt Nam và thông thạo tiếng Việt.[3]

Con trai cả là Ariya Souphanouvong đã hy sinh năm 1967. Con trai thứ 2 là Khamsay Souphanouvong, từ năm 1986 là ủy viên trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Năm 2000 ông cùng gia đình định cư tại New Zealand. Con trai thứ 3 là ông Vinaythong Souphanouvong (Nguyễn Văn Chính), hiện vẫn sống ở Lào [4]. Con gái thứ 5 là bà Nhotkeomani Souphanouvong (Nguyễn Kiều Nga), hiện cũng đang sống ở Lào [4]. Các người con khác không rõ thông tin.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 'Hoàng thân đỏ' Souphanouvong với Việt Nam: Trở thành người chiến sĩ cách mạng”. 3 tháng 9 năm 2022. Truy cập 5 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ https://thanhnien.vn/hoang-than-do-souphanouvong-voi-viet-nam-tro-thanh-nguoi-chien-si-cach-mang-1851495786.htm
  3. ^ “1”. Gia đình Chủ tịch Souphanovong.
  4. ^ a b https://nhandan.com.vn/van-hoa-gia-dinh/dong-mau-viet-trong-gia-dinh-hoang-than-souphanouvong-193818

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyên khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
không có
Chủ tịch Lào
1975-1991
Kế nhiệm:
Phoumi Vongvichit
quyền chủ tịch 1986-1991
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan