Star Wars Episode I: The Phantom Menace (trò chơi điện tử)

Star Wars Episode I: The Phantom Menace
Nhà phát triểnBig Ape Productions
Nhà phát hànhLucasArts
Thiết kếJohn Barnes
Mike Ebert
Dan Ross
Eric Wilder
Nền tảngMicrosoft Windows, PlayStation
Phát hànhPC
  • NA: 30 tháng 4 năm 1999
  • EU: Tháng 5, 1999
PlayStation
  • NA: 31 tháng 8 năm 1999
  • PAL: 24 tháng 9 năm 1999
  • JP: 9 tháng 12 năm 1999
Thể loạiHành động phiêu lưu
Chế độ chơiChơi đơn

Star Wars Episode I: The Phantom Menace là tựa game hành động phiêu lưu năm 1999 do hãng LucasArts phát hành. Trò chơi dựa theo bộ phim cùng tên của đạo diễn George Lucas. Lần đầu tiên trong lịch sử Star Wars, George Lucas đã cùng lúc tung ra hai sản phẩm: phim và game với cùng nội dung và tên gọi Star Wars Episode I: The Phantom Menace.[1]

Cốt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện này xảy ra cách đây đã lâu, ở một thiên hà xa xôi nọ. Các hành tinh độc lập liên kết với nhau để tạo một liên minh gọi là "Nền cộng hòa Galactic", các chủng tộc dựa vào nhau chung sống hòa bình. Nhưng rồi bạo loạn xảy ra và nhấn chìm nền cộng hòa trong khói lửa chiến tranh. Thuế trên các tuyến đường mậu dịch dẫn đến các vì sao là nguồn thu lớn nhất của các liên đoàn tội ác, do vậy quốc hội của "Galactic" đang bàn cãi xem có nên phong tỏa các tuyến đường không gian cũng như các đoàn tàu không gian nhằm làm suy yếu sức mạnh của quân phản loạn. Lợi dụng điều này, lấy danh nghĩa của nghị viện, liên đoàn mậu dịch đã chặn các tàu đến Naboo với hy vọng có thể độc chiếm hành tinh. Trong khi sự kiện còn đang được quốc hội xem xét trước khi đi đến kết luận cuối cùng thì tể tướng Valorum, nhà lãnh đạo quyền lực nhất của nền cộng hòa, cử hai hiệp sĩ bảo vệ hòa bình và công lý là Jedi đến để giải quyết vấn đề này. Từ thời điểm này, người chơi vào vai một nhân vật trong game, được chứng kiến cũng như giải quyết mọi vấn đề nảy sinh theo cách riêng của mình.[1]

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Star Wars Episode I: The Phantom Menace người chơi sẽ được đóng vai 4 nhân vật: hai hiệp sĩ Jedi thần thánh, thuyền trưởng Qui-Gon Jinn và hoa tiêu Obi-Wan Kenobi cùng với hai nhân vật của hành tinh Naboo: Nữ hoàng Amidalađại úy Panaka, tùy thuộc vào từng màn chơi. Nếu người chơi chọn một trong hai hiệp sĩ Jedi thì có thể sử dụng thanh kiếm ánh sáng lightsaber hoặc khai triển Thần lực ngoài việc sử dụng blaster, súng phóng tên lửa proton và chất nổ (chỉ dành cho Amidala và Panaka). Người chơi còn có thể gặp gỡ và tương tác với các nhân vật phụ khác (NPC). Game có 11 màn với nhiệm vụ giải phóng hành tinh Naboo khỏi sự xâm lược của Liên minh mậu dịch, đồng thời bảo vệ Nữ hoàng Amidala và chiến đấu chống lại những đối thủ nặng ký, hung ác và rất mưu mô như Darth Maul.[1] Một khi đã vượt qua một vài màn đầu của game, người chơi sẽ thấy Star Wars giống như Tomb Raider, Resident EvilGrim Fandango, nghiêng nhiều về phiêu lưu hơn là hành động, đây chính là sở trường của LucasArts.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Đón nhận
Điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
GameRankings(PC) 62.28%[2]
(PS) 54.39%[3]
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
AllGame(PC) [4]
(PS) [5]
Game Informer(PC) 8.25/10[7]
(PS) 7.25/10[8]
Game RevolutionB−[11]
GameFan[6]
GamePro(PS) [9]
(PC) [10]
GameSpot(PC) 4.3/10[12]
(PS) 4.2/10[13]
IGN6.2/10[14][15]
OPM (Hoa Kỳ)[16]
PC Gamer (Hoa Kỳ)71%[17]
PC Zone78%[18]

Star Wars Episode I: The Phantom Menace nhận được sự phê bình khác nhau, với GameRankings chấm cho game số điểm 62.28% dành cho phiên bản PC,[2] và số điểm 54.39% dành cho phiên bản PlayStation.[3] Đồng thời là tựa game bán chạy nhất ở Anh.[19] Một điều thú vị nữa là chế độ đồ họa trong game rất đẹp nhờ sử dụng công nghẹ dựng hình 3D riêng với ánh sáng, các công trình và hành động của nhân vật được trau chuốt cẩn thận và rất chi tiết. Các hành tinh như Naboo, Theed, Tatooine, Coruscant, thành phố dưới nước Otah-Gunga được giữ lại những nét chính tạo ra sự sống động cho trò chơi. Thoạt đầu, nhiều game thủ không khỏi thất vọng vì cho rằng nếu đã xem phim rồi thì còn gì là thú vị khi phải thưởng thức thêm trò chơi này. Nhưng thực tế không phải như vậy, phim và game tuy có nội dung giống nhau nhưng cách thể hiện lại hoàn toàn khác. Các nhà sản xuất game đã khéo léo mở rộng trò chơi để nó không bị lạc lõng. Có cảnh trong phim chỉ vài phút nhưng ở game thì kéo dài tới vài giờ đồng hồ, cho người chơi rất nhiều cơ hội khám phá.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Thế Giới Vi Tính – PC World Việt Nam, CLB Chơi Game, số 93 tháng 7 năm 2000, trang 120
  2. ^ a b “Star Wars: Episode I: The Phantom Menace for PC”. GameRankings.
  3. ^ a b “Star Wars: Episode I The Phantom Menace for PlayStation”. GameRankings.
  4. ^ Baker, Christopher Michael. “Star Wars: Episode I -- The Phantom Menace (PC) - Review”. AllGame. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  5. ^ Sutyak, Jonathan. “Star Wars: Episode I -- The Phantom Menace (PS) - Review”. AllGame. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ “REVIEW for Star Wars Episode I: The Phantom Menace (PC)”. GameFan. ngày 18 tháng 6 năm 1999.
  7. ^ Bergren, Paul (tháng 8 năm 1999). “Star Wars: Episode 1 The Phantom Menace (PC)”. Game Informer (76): 74.
  8. ^ “Star Wars 1: Phantom Menace [sic] (PS)”. Game Informer. ngày 28 tháng 10 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2000. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ Scary Larry (1999). “Star Wars Episode 1: The Phantom Menace Review for PlayStation on GamePro.com”. GamePro. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ Neves, Lawrence (ngày 21 tháng 7 năm 1999). “Star Wars Episode 1: The Phantom Menace Review for PC on GamePro.com”. GamePro. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ Liu, Johnny (tháng 6 năm 1999). “Star Wars Phantom Menace [sic] Review (PC)”. Game Revolution. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ Dulin, Ron (ngày 28 tháng 5 năm 1999). “Star Wars: Episode I The Phantom Menace Review (PC)”. GameSpot. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  13. ^ Gerstmann, Jeff (ngày 16 tháng 9 năm 1999). “Star Wars: Episode I The Phantom Menace Review (PS)”. GameSpot. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ Blevins, Tal (ngày 27 tháng 5 năm 1999). “Star Wars Episode I: The Phantom Menace (PC)”. IGN. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  15. ^ Cleveland, Adam (ngày 5 tháng 10 năm 1999). “Star Wars Episode 1: The Phantom Menace (PS)”. IGN. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  16. ^ “Star Wars Episode I: The Phantom Menace”. Official U.S. PlayStation Magazine. 1999.
  17. ^ “Star Wars Episode I: The Phantom Menace”. PC Gamer. tháng 8 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  18. ^ Shoemaker, Richie (1999). “PC Review: Star Wars: Episode 1 - The Phantom Menace”. PC Zone. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.[liên kết hỏng]
  19. ^ UK PlayStation sales chart, December 1999, published in Official UK PlayStation Magazine issue 52

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Entoma Vasilissa Zeta (エ ン ト マ ・ ヴ ァ シ リ ッ サ ・ ゼ ー タ, εντομα ・ βασιλισσα ・ ζ) là một chiến hầu người nhện và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Genjiro.
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Chu Du, tự Công Cẩn. Cao to, tuấn tú, giỏi âm luật
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah