Stichodactyla helianthus

Stichodactyla helianthus
S. helianthus và tôm P. rathbunae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Cnidaria
Lớp (class)Anthozoa
Bộ (ordo)Actiniaria
Họ (familia)Stichodactylidae
Chi (genus)Stichodactyla
Loài (species)S. helianthus
Danh pháp hai phần
Stichodactyla helianthus
(Ellis, 1768)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Actinia helianthus Ellis, 1768
  • Discosoma anemone (Ellis)
  • Stichodactylae helianthus
  • Stoichactis helianthus Ellis, 1768

Stichodactyla helianthus là một loài hải quỳ thuộc chi Stichodactyla trong họ Stichodactylidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1768.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài được kết hợp từ hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: hḗlios ("Mặt Trời") và anthós ("hoa").

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Là loài duy nhất trong chi được biết đến ở Đại Tây Dương, S. helianthus được ghi nhận chủ yếu tại vùng biển Caribe, nhưng cũng được tìm thấy dọc theo bờ biển Bermuda, Canada, Hoa Kỳ và các nước trong vịnh México, trải dài tới Brasil[1].

S. helianthus sống đơn độc, được tìm thấy trên nền đáy đá và gần các rạn san hô, đặc biệt là ở vùng dưới triều[2]. Độ sâu tối thiểu mà loài này được tìm thấy là 10 m[3].

Đĩa miệng có đường kính khoảng 10–20 cm, được bao phủ dày đặc bởi các xúc tu ngắn có màu vàng nâu hoặc xanh lục nhạt[3].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

S. helianthus không phải là loài hải quỳ cộng sinh của cá hề, ngoại trừ các loại tảo đơn bào cộng sinh (zooxanthellae) của chi Symbiodinium sống trên chúng[4]. Tuy vậy, S. helianthus lại là môi trường sống ưa thích của nhiều loài giáp xác nhỏ[5]:

S. helianthus hình thành những cụm lớn và tập trung trên các mỏm đá, là kết quả của việc sinh sản vô tính bằng hình thức trực phân[1].

Độc tố và tác dụng dược học

[sửa | sửa mã nguồn]

S. helianthus được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu độc chất học.

  • Độc tố nguyên chất của S. helianthus có thể gây tan máu[7].
  • ShK là một peptide được phân lập từ nọc độc của S. helianthus có tác dụng chặn các kênh kali, được phát hiện vào năm 1995[8].
  • Hai cytolysin được biết đến của S. helianthus, Sticholysin I và Sticholysin II[9], đều có đặc tính hoạt động thần kinh và tim mạch[10]. Sticholysin II là chất độc sinh lý của hải quỳ S. helianthus, thường dùng trong các hoạt động săn mồi, phòng thủ và tiêu hóa[11].
  • ShPI-1, một độc tố khác của S. helianthus, hoạt động như một chất ức chế protease[12].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Gonzalez-Muñoz, Ricardo; Simões, Nuno; Sanchez-Rodriguez, Judith; Rodriguez, Estefania; Segura-Puertas, Lourdes (2012). “First Inventory of Sea Anemones (Cnidaria: Actiniaria) of the Mexican Caribbean” (PDF). Zootaxa. 3556 (1): 24–26. doi:10.11646/zootaxa.3556.1.1. ISSN 1175-5334.
  2. ^ M. L. D. Palomares và D. Pauly (chủ biên). Thông tin Stichodactyla helianthus trên SeaLifeBase. Phiên bản tháng 8 năm 2021.
  3. ^ a b “Sun Anemone - Stichodactyla helianthus. Reef Guide. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Dimond, James L.; Pineda, Rea R.; Ramos-Ascherl, Zullaylee; Bingham, Brian L. (2013). “Relationships Between Host and Symbiont Cell Cycles in Sea Anemones and Their Symbiotic Dinoflagellates”. The Biological Bulletin. 225 (2): 102–112. doi:10.1086/BBLv225n2p102. ISSN 0006-3185.
  5. ^ Colombara, Alexandra M; Quinn, David; Chadwick, Nanette E (2017). “Habitat segregation and population structure of Caribbean sea anemones and associated crustaceans on coral reefs at Akumal Bay, Mexico” (PDF). Bulletin of Marine Science. 93 (4): 1025–1047. doi:10.5343/bms.2017.1020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Nyssa J. Silbiger; Michael J. Childress (2008). “Interspecific Variation in Anemone Shrimp Distribution and Host Selection in the Florida Keys (USA): Implications for Marine Conservation” (PDF). Bulletin of Marine Science. 83 (2): 329–345.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Monroy-Estrada, Heidi Irais; Segura-Puertas, Lourdes; Galván-Arzate, Sonia; Santamaría, Abel; Sánchez-Rodríguez, Judith (2007). “The crude venom from the sea anemone Stichodactyla helianthus induces haemolysis and slight peroxidative damage in rat and human erythrocytes”. Toxicology in vitro. 21 (3): 398–402. doi:10.1016/j.tiv.2006.10.003. ISSN 0887-2333. PMID 17110079.
  8. ^ Delfín, J.; Martínez, I.; Antuch, W.; Morera, V.; González, Y.; Rodríguez, R.; Márquez, M.; Saroyán, A.; Larionova, N. (1996). “Purification, characterization and immobilization of proteinase inhibitors from Stichodactyla helianthus”. Toxicon. Proceedings of the Fifth Pan American Symposium on Animal, Plant and Microbial Toxins. 34 (11): 1367–1376. doi:10.1016/S0041-0101(96)00114-6. ISSN 0041-0101.
  9. ^ Lanio, M. E.; Morera, V.; Alvarez, C.; Tejuca, M.; Gómez, T.; Pazos, F.; Besada, V.; Martínez, D.; Huerta, V. (2001). “Purification and characterization of two hemolysins from Stichodactyla helianthus”. Toxicon: Official Journal of the International Society on Toxinology. 39 (2–3): 187–194. doi:10.1016/s0041-0101(00)00106-9. ISSN 0041-0101. PMID 10978735.
  10. ^ García, T.; Martinez, D.; Palmero, A.; Soto, C.; Tejuca, M.; Pazos, F.; Menéndez, R.; Alvarez, C.; Garateix, A. (2009). “Pharmacological effects of two cytolysins isolated from the sea anemone Stichodactyla helianthus”. Journal of Biosciences (bằng tiếng Anh). 34 (6): 891–898. doi:10.1007/s12038-009-0103-6. ISSN 0973-7138.
  11. ^ Basulto, Ariel; Pérez, Viviana M.; Noa, Yarielys; Varela, Carlos; Otero, Anselmo J.; Pico, María C. (2006). “Immunohistochemical targeting of sea anemone cytolysins on tentacles, mesenteric filaments and isolated nematocysts of Stichodactyla helianthus”. Journal of Experimental Zoology. Part A, Comparative Experimental Biology. 305 (3): 253–258. doi:10.1002/jez.a.256. ISSN 1548-8969. PMID 16432881.
  12. ^ García-Fernández, Rossana; Ziegelmüller, Patrick; González, Lidice; Mansur, Manuel; Machado, Yoan; Redecke, Lars; Hahn, Ulrich; Betzel, Christian; Chávez, María de Los Ángeles (2016). “Two variants of the major serine protease inhibitor from the sea anemone Stichodactyla helianthus, expressed in Pichia pastoris”. Protein Expression and Purification. 123: 42–50. doi:10.1016/j.pep.2016.03.003. ISSN 1096-0279. PMID 26993255.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan