Di sản thế giới UNESCO | |
---|---|
Vị trí | Roma |
Một phần của | Trung tâm Lịch sử của Roma, Tài sản của Tòa Thánh ở Thành phố được Hưởng các Quyền Ngoại trị và San Paolo Fuori le Mura |
Bao gồm |
|
Tiêu chuẩn | Văn hóa: (i)(ii)(iii)(iv)(vi) |
Tham khảo | 91ter |
Công nhận | 1980 (Kỳ họp 4) |
Mở rộng | 1990, 2015 |
Diện tích | 38,9 ha (0,150 dặm vuông Anh)[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
Tọa độ | 41°53′24,8″B 12°29′32,3″Đ / 41,88333°B 12,48333°Đ |
Các tài sản của Tòa thánh được quy định bởi Hiệp ước Lateran năm 1929 ký với Vương quốc Ý. Mặc dù các tài sản này nằm trong lãnh thổ Ý nhưng lại là tài sản của Toà Thánh, một số tài sản trong số đó được hưởng chế độ ngoại trị (ngoài lãnh thổ) với các quyền miễn trừ tương tự như của các đại sứ quán nước ngoài trên lãnh thổ Ý.[1][2]
Kể từ năm 1871, khi Vương quốc Ý thống nhất bán đảo Ý, các Giáo hoàng đã tự giam mình tại đồi Vatican mà sử liệu sau này gọi là người tù ở Vatican. Các Giáo hoàng không công nhận việc Nhà Savoy sáp nhập Lãnh địa Giáo hoàng vào lãnh thổ Vương quốc Ý mới. Cuộc chiến tư tưởng này âm thầm kéo dài gần 6 thập kỷ, đến tận năm 1929, Hiệp ước Lateran mới được ký kết giữa người đứng đầu Vương quốc Ý thời bấy giờ là Vittorio Emanuele III và vị Giáo hoàng đương nhiệm của Công giáo là Piô XI. Theo hiệp ước này, một nhà nước với diện tích rộng 0,44 km2 nằm trong lòng thủ đô Roma đã ra đời với tên gọi là Thành Quốc Vatican, ngoài ra Hiệp ước Lateran còn công nhận Vatican và Giáo hoàng được sở hữu nhiều bất động sản và toà nhà rải rát trên khắp nước Ý. Những công trình này trên thực tế vẫn là một phần lãnh thổ của Ý, nhưng được sở hữu bởi Toà Thánh, có nghĩa là diện tích của chúng không được tính vào diện tích của Nhà nước Vatican.[3]
Hiệp ước cơ bản, được ký năm 1993, cấp quyền sở hữu tài sản và miễn thuế cho Tòa thánh đối với các thánh địa Cơ đốc giáo khác nhau ở Israel, nhưng thỏa thuận này chưa bao giờ được hoàn thiện vì các vấn đề ngoại giao giữa Vatican và chính phủ Israel.
The world's smallest sovereign state was born on February 11, 1929, with the signing of the Lateran Treaty between the Holy See and the Kingdom of Italy