Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam

Tư lệnh
Quân chủng Hải quân Nhân dân
Việt Nam
Quân kỳ Quân đội nhân dân Việt Nam
Đương nhiệm

từ 11 tháng 9 năm 2020
Quân chủng Hải quân
Kính ngữTư lệnh Hải quân
(thông dụng)
Thành viên củaQuân ủy Trung ương
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Bộ Quốc phòng
Báo cáo tớiChủ tịch nước
Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng Quốc phòng
Trụ sởSố 5, Lý Tự Trọng, Hồng Bàng, Hải Phòng
Bổ nhiệm bởiThủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳ10 năm
Thành lập7 tháng 5 năm 1955
(69 năm, 194 ngày)

Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam thường gọi tắt là Tư lệnh Hải quân là một chức vụ đứng đầu Quân chủng Hải quân, có chức trách tổ chức lực lượng, chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo. Tùy từng tình hình có thể để 1 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm chức ( ví dụ cựu tư lệnh Nguyễn Văn Hiến lên làm thứ trưởng năm 2009 nhưng vẫn kiêm nhiệm làm tư lệnh đến 2016). Ngoài ra, Tư lệnh Hải quân còn giữ nhiệm vụ tham mưu cho Quân ủy Trung ươngBộ trưởng Quốc phòng về mặt quản lý nhà nước và chỉ huy quân đội nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.

Đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam thường là một sĩ quan cao cấp mang hàm từ Chuẩn Đô đốc đến Đô đốc. Căn cứ theo điều 25 được sửa đổi, bổ sung của Luật Sửa đổi, Bổ sung một số Điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 thì chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.[1]

Chức năng và nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh Hải quân là người đứng đầu Quân chủng Hải quân, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Quân chủng Hải quân và có trách nhiệm:

  • Tổ chức thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp
  • Tổ chức thực hiện những công việc được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao hoặc ủy quyền
  • Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định
  • Tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Quân chủng Hải quân
  • Tổ chức thực hiện huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng hải quân
  • Tham mưu cho Quân ủy Trung ươngBộ trưởng Quốc phòng về mặt quản lý nhà nước và chỉ huy lực lượng hải quân

Quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN cấp Thiếu tá, Trung tá và CNVQP
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Quân chủng
  • Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Quân chủng Hải quân
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để trở thành Tư lệnh Hải quân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Là công dân Việt Nam
  • Là Ủy viên Trung ương Đảng
  • Ít nhất là 35 tuổi
  • Ít nhất phải tốt nghiệp Đại học trở lên và có quân hàm Chuẩn Đô đốc
  • Được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Hải quân

Tư lệnh qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Hình Họ tên Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Tạ Xuân Thu
(1916 – 1971)
1964 – 1964 [2] (1961) Chính ủy Học viện Quân sự Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng Hải quân
2 Nguyễn Bá Phát
(1921 – 1993)
1964 – 1974 (1964)

(1974)

1976 – 1977

(1974)

Thứ trưởng Bộ Thủy sản Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2010)
3 Đoàn Bá Khánh 1974 – 1975 (1973)

(1975)

1981 – 1984
4 Giáp Văn Cương
(1921 – 1990)
1977 – 1980 (1977)
1984 – 1990 (1988)
5 Hoàng Hữu Thái 1990 – 1993 (1990)
6 Mai Xuân Vĩnh
(1931–)
1993 – 2000 (1994) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2017)
7 Đỗ Xuân Công
(1943-2022)
2000 – 2004 (1998)
(2002)
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh
8 Nguyễn Văn Hiến
(1954-)
2004 – 2015
(2000)
(2004)
(2011)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2011 – 2016) Đã bị khai trừ khỏi Đảng từ 5/2020;

Bị tuyên phạt 4 năm tù [3]

Đã bị xóa tư cách Tư lệnh Hải Quân [4], xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng [5].

9 Phạm Hoài Nam
(1967–)
2015 – 2020 (2014)
(2018) (2021)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020 – nay)
10 Tập tin:Trần Thanh Nghiêm (2024).png Trần Thanh Nghiêm

(1970- )

2020 – nay (2019)
(2023)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng”. BỘ TƯ PHÁP.
  2. ^ “Tư lệnh đầu tiên - Đồng chí Tạ Xuân Thu”.
  3. ^ “Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến lãnh 4 năm tù, Út 'trọc' 20 năm tù”.
  4. ^ https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=197753. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “Xóa tư cách nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng với ông Nguyễn Văn Hiến”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Mình thuộc tuýp người làm việc tập trung vào ban đêm. Mình cũng thích được nhâm nhi một thứ thức uống ngọt lành mỗi khi làm việc hay học tập
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Đã bao giờ bạn say mà còn ra gió trong tình trạng kiệt sức nhưng lại được dựa vào bờ vai thật an toàn mà thật thơm chưa?
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu