Tả vu và Hữu vu (Hoàng thành Huế)

Tả vu - Hữu vu
Tả vu
Tả vu
Vị trí địa lý
Vị tríTử Cấm thành (Huế)
Lịch sử
Xây dựng1819
Đời vuaGia Long
Tình trạngCòn nguyên vẹn
Chức năng
Chức năngNơi chuẩn bị của các quan văn và võ trước khi yết triều.

Tả vuHữu vu là hai công trình phối thuộc của Điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành của Kinh thành Huế. Tả vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc[1]. Tả vu và Hữu vu đều được xây dựng vào vào năm Gia Long thứ 18 (1819).

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Hữu vu
Tả Vu

Xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, các công trình trên được sửa chữa nhiều lần dưới thời các vua Nguyễn. Đặc biệt dưới thời vua Khải Định (năm 1923), Tả Vu và Hữu Vu đã được tu bổ với sự thay đổi lớn về cấu trúc, vật liệu, hình thức trang trí…[1]

Trong quá trình tu bổ, mặc dù công nghệ xây dựng công trình đã có sự ảnh hưởng phong cách châu Âu với trần nhà đã được thay bằng bê tông và sàn lát gạch hoa, nhưng vẫn giữ được hình dạng cấu trúc ban đầu. Đặc biệt, tường và trần nhà đều được trang trí, vẽ màu theo phong cách châu Âu với hoạ tiết thể hiện các chủ đề truyền thống của cung đình Huế như: "Tam sư huý cầu", "Tam tinh", "Lưỡng Long triều nghi", "Lưỡng Long chầu nhật", "Ngũ Phúc kiếm thọ", "Cổ đồ bát bửu", tứ linh, tứ quý, bát bửu, dây lá,...

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tả vu và Hữu vu đều được xây dựng vào vào năm Gia Long thứ 18 (1819).

Công trình đã từng được tu sửa 2 lần vào năm Thành Thái thứ 10 (1899).

Đến năm 1923 nhân chuẩn bị cho lễ Tứ Tuần Đại Khánh của vua Khải Định công trình một lần nữa được tu sửa và có quy mô, hình dáng kiến trúc như ngày hôm nay.

Trong thời gian chiến tranh Tả Vu, Hữu Vu bị xuống cấp nghiêm trọng và được trùng tu vào các năm 1977, 1986, 1997-1999.

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1988, công trình đã được các chuyên gia Ba Lan hỗ trợ phục hồi phần mái và gia cố một phần nhằm bảo vệ các họa tiết còn sót lại.

Năm 2012, hệ thống tường và trần nhà trang trí, vẽ màu theo phong cách châu Âu với họa tiết thể hiện các chủ đề truyền thống của cung đình Huế đã được phục hồi lại.[1]

Hiện nay công trình nhà Tả Vu dùng để tổ chức trưng bày chuyên đề về các di sản văn hóa thế giới thuộc hệ thống di sản văn hóa Huế. Nhà Hữu Vu tổ chức một số dịch vụ trải nghiệm văn hóa cung đình xưa.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Triển lãm "Huế - Một điểm đến 5 di sản". www.baotangcungdinh.vn. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Sau Wukong, series Black Myth sẽ khai thác tiếp Thiện Nữ U Hồn, Phong Thần Bảng, Khu Ma Đế Chân Nhân, Sơn Hải Kinh, Liêu Trai Chí Dị…