Bình An đường

Bình An đường
Tên khácBình An gia
Vị tríSố 1, Đặng Thái Thân, Huế
Xây dựng1823
Đời vuaMinh Mạng
Tình trạngxuống cấp
Chức năngNơi khám, điều trị bệnh cho thái giám và cung nữ
Tọa độ16°28′26″B 107°34′41″Đ / 16,474023810009°B 107,57810622016°Đ / 16.474023810008518; 107.57810622015737
Bình An đường trên bản đồ Kinh thành Huế
Bình An đường
Bình An đường
Bình An đường (Kinh thành Huế)

Bình An đường còn gọi là Bình An gia là nơi khám, điều trị và dưỡng bệnh cho thái giám, nữ quan, cung nhân, thị nữ triều Nguyễn khi lâm bệnh nặng[1].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Lịch triều hiến chương loại chí thì Bình An Đường được xây dựng vào tháng 10 năm 1823, theo ý chỉ của vua Minh Mạng để làm khu an dưỡng, khám, điều trị bệnh, đặt dưới sự trông coi của Thái Y Viện. Bình An Đường được xây dựng sát bên cửa hậu của Hoàng thành Huế (hiện nay là đầu đường Đặng Thái Thân giao với đường Đoàn Thị Điểm, TP Huế).[2]

Theo tài liệu Châu bản triều Nguyễn còn ghi lại dưới triều vua Duy Tân, Bình An đường trước kia là một ngôi nhà có 6 vì kèo 5 gian 2 chái.[3]

Bình An Đường chia thành hai phần nhà khám, bốc thuốc, châm cứu.. để chữa bệnh và nhà an dưỡng dành cho những bệnh nhân già, yếu không thể đi lại được. Phía Bắc của Bình An Đường có riêng một tòa Cung Giám Viện - nơi ngày xưa các thái giám ăn ở, chờ đợi được khám, chữa bệnh (theo phong tục vẫn phải tách rời các thái giám (á nam) với phụ nữ).[4] Trong khuôn viên Bình An Đường đã từng trồng rất nhiều loài cây thuốc nam để tiện cho việc sử dụng và chữa bệnh. Bệnh nhân ở Bình An Đường được phát thuốc men điều trị từ kho thuốc trong hoàng cung mà không phải trả tiền.[2] Bình An Đường không chỉ là nơi trị bệnh đơn thuần cho các thái giám, cung tần, mà còn là chỗ cho các cung tần văn số trút hơi thở cuối cùng.

Năm Duy Tân thứ 4 (1910), do hư hỏng nặng, tòa nhà Bình An đường được tháo dỡ để làm lại một ngôi nhà vuông gồm 2 vì kèo 1 gian 2 chái.[3]

Khi nhà Nguyễn cáo chung, Bình An đường cũng bị lãng quên. Có giai đoạn Bình An đường trở thành quán cà phê nhưng hiện nay đóng cửa, nơi đây trở nên hoang phế.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bình An đường - "bệnh viện" dành cho thái giám, nữ quan triều Nguyễn”. Trung tâm lưu trữ quốc gia I. 27 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ a b Trí, Dân (1 tháng 12 năm 2023). “Nơi các cung tần, mỹ nữ triều Nguyễn trút hơi thở cuối cùng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ a b "Bệnh viện" dành cho thái giám, nữ quan triều Nguyễn”. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. 10 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Hoang tàn hai di tích gắn với số phận hẩm hiu của những thái giám triều Nguyễn”. Báo điện tử VTC News. 10 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Trước tiên nói về ảo thuật gia vĩ đại "Parsifal", đây là danh xưng gọi hai chị em ảo thuật gia, xuất thân từ Fleuve Cendre
Review Ayato - Genshin Impact
Review Ayato - Genshin Impact
Về lối chơi, khả năng cấp thủy của Ayato theo mình đánh giá là khá yếu so với những nhân vật cấp thủy hiện tại về độ dày và liên tục của nguyên tố
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Người hâm mộ bóng đá yêu mến CLB của mình vì nhiều lý do khác nhau, dù hầu hết là vì lý do địa lý hay gia đình