Sông Ngự Hà

Sông Ngự Hà đoạn gấp khúc tại cầu Khánh Ninh
Sông Ngự Hà trên bản đồ Kinh thành Huế
Sông Ngự Hà
Sông Ngự Hà
Sông Ngự Hà (Kinh thành Huế)

Ngự Hà là dòng sông bán nhân tạo có hình chữ L, một phần được đào mới, một phần được uốn nắn từ con sông cũ, chảy từ mặt tây sang mặt đông trong Kinh thành Huế (nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam) [1][2][3]. Vào những năm 2000, con sông này đã được đưa vào khu vực I - khoanh vùng bảo vệ di tích - di sản văn hóa Huế [4].

Giới thiệu sơ lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Sông này đào theo một nhánh cũ của sông Hương chảy từ chợ Kim Long đến Bao Vinh, để phục vụ cho việc vận chuyển vật dụng, hàng hoá...ra vào Kinh thành Huế, và được thực hiện làm hai lần:

  • Lần đầu dưới triều Gia Long vào khoảng năm Ất Sửu (1805), khơi đào từ sông Đông Ba đến Võ khố, đi ngang qua các Kinh Thương (kho lúa), và đặt tên là Thanh Câu.
  • Lần sau dưới triều Minh Mạng vào năm Ất Dậu (1825), lại khơi đào tiếp đến sông Kẻ Vạn, và đổi tên là Ngự Hà, tục quen gọi là "sông Vua".

Sau khi hoàn tất, sông Ngự Hà có chiều dài là 3.700 m, rộng 44-85 m[5], nối liền sông Kẻ Vạn với sông Đông Ba. Nghĩa là dòng Ngự Hà bắt đầu chảy vào Kinh thành Huế từ sông Kẻ Vạn băng qua Tây Thành Thủy Quan, chảy ra Đông Thành Thủy Quan và hòa mình vào sông Đông Ba đoạn cầu Thanh Long, chia Kinh thành ra hai phần Nam và Bắc. Bờ Bắc sông là phường Tây Lộc và một phần phường Thuận Lộc. Bờ Nam sông là các phường Thuận Hòa, Đông Ba và một phần phường Thuận Lộc [6].

Trên sông Ngự Hà, từ tây sang đông có các cầu cống như: cống Thủy Quan, cống Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh[7], cầu Son, cầu Ngự Hà[8], cống Đông Thành Thủy Quan, cầu Hàm Tế.

Sông Ngự Hà ngày xưa có một vị trí đặc biệt trong việc tạo sự thông thủy giữa Ngự Hà với sông Hương để điều tiết nước, giảm nạn úng ngập cho nội thành Huế. Quan trọng là thế, nhưng hiện tại Ngự Hà đang đứng trước nguy cơ bị bồi lấp, bị xâm phạm...có thể mất sông. Từ năm 2000, Chính quyền thành phố Huế đã tiến hành giải tỏa các hộ dân sống dọc hai bên sông, và gần đây, cũng đã cho khởi công nạo vét sông Ngự Hà. Dự ước từ sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba sẽ được khơi thông với lượng đất đá khoảng 200.000 mét khối, tổng mức đầu tư gần 26,3 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 3 năm 2012...Đây là lần thứ ba kể từ năm 1975, sông Ngự Hà được nạo vét. Hai lần trước thực hiện vào các giai đoạn 1992-1996, và 2002-2004, song do kinh phí hạn hẹp, việc nạo vét chưa triệt để và dòng sông tiếp tục bị bồi lắng một vài năm sau đó[9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48-96A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvienphapluat, 2016. Truy cập 12/05/2018.
  4. ^ “Theo bài viết về "sông Ngự Hà" trên website Đặc sản Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ Ghi theo bài viết về "sông Ngự Hà" trên website Đặc sản Huế. Tuy nhiên, theo bài viết "Đầu tư 56 tỷ đồng chỉnh trang sông Ngự Hà" trên website VOV online (cập nhật ngày 11 tháng 11 năm 2009) thì Ngự Hà chỉ dài 3,39km, rộng trung bình khoảng 60 m, sâu 1,5 m. Có thể đây là các con số sau khi sông đã bị bồi lấp, bị xâm phạm.
  6. ^ Theo bài "Sông Ngự Hà" trên website Du lịch Việt [1] Lưu trữ 2012-04-11 tại Wayback Machine.
  7. ^ Quách Tấn (Bước lãng du, tr. 51) cho biết: Cầu Khánh Ninh ở trước cung Khánh Ninh về phía tả, được làm vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trong khi đào thêm sông Ngự Hà. Sau vua Thiệu Trị cho làm một nhà che hai gian, về sau không còn.
  8. ^ Cũng theo Quách Tấn (Bước lãng du, tr. 51) thì: Cầu Ngự Hà (còn có tên là "Khố Kiều", tục gọi "Cầu Kho" vì gần các kho của triều đình) nằm trên con đường từ cửa Đông Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa) thẳng đến cửa Chính Bắc (còn gọi là cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh thành). Dưới triều Gia Long, cầu này chỉ làm bằng gỗ, và có tên là "Thanh Câu Kiều". Đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820), nó được xây lại bằng đá, có lan can, trên làm nhà che, và về sau cũng không còn.
  9. ^ Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ cập nhật ngày 16 tháng 11 năm 2012 [2].

Sách tham khảo chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quách Tấn, Bước lãng du, Nhà xuất bản Trẻ, 1996, tr. 50-51.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Theo lời Guy Crimson, ban đầu Verudanava có 7 kĩ năng tối thượng được gọi là "Mĩ Đức"
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có