Điện Voi Ré

Điện Voi Ré
Điện Voi Ré
Điện Voi Ré
Map
Tên
Tên chính xácLong Châu miếu
Vị trí địa lý
Vị tríQuần thể di tích cố đô Huế
Văn hóa
Vị thần chínhTrợ Oai Tượng Võ Linh Ứng Hộ Tượng chi thần
Kiến trúc
Kiểu dáng kiến trúcMiếu và Điện
Lịch sử và sự quản lý
Người xây dựngvua Gia Long

Điện Voi Ré (tên chính thức: Long Châu Miếu) cách Hổ Quyền khoảng 400m, trên địa phận tổ dân phố Trường Đá thuộc phường Thủy Biều, quận Thuận Hóa, thành phố Huế. Điện Voi Ré là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, đây là một di tích độc đáo thuộc quần thể di tích cố đô Huế[1].

Truyền thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]
Tam quan, phía trước là Hồ Điện, nơi voi uống nước thiêng mỗi khi giao đấu với hổ tại Hổ Quyền
Tam quan Điện Voi Ré
Miếu Long Châu

Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong hy sinh giữa trận tiền. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy trên một quãng đường dài hằng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân, đến địa điểm phía đông của đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, như đau thương cùng cực rồi phủ xuống trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa, dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, người ta vẫn gọi một cách mộc mạc là mộ Voi Ré.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy, dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đông Phối Điện
Tây Phối Điện

Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu đất rộng, diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương. Đại thần Nguyễn Đức Xuyên, chưởng tượng quân ty Tượng Chính là người chỉ huy việc xây dựng.

Điện Voi ré được xây theo nguyên tắc chung về thuật phong thủy, vận dụng Thành Lồi làm bình phong; hồ Điện tạo minh đường hồ có diện tích khoảng 1.000m², hồ được trồng sen. Kiến trúc điện theo kiểu chữ "môn", bên ngoài có vòng la thành xây bằng gạch. Phía trước cổng tam quan có hệ thống bậc cấp đi lên gồm 17 bậc; bên trên chính giữa ở lối chính có ba chữ Hán bằng sành "Nghiễm Nhược Lâm". Thẳng theo lối chính, trước khi vào đến sân miếu, là một bức bình phong Long Mã.

Miếu Long Châu nằm ở trung tâm làm theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, gồm năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Bên trong trang trí bằng hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Chính giữa ngôi miếu là một bức hoành phi khắc nổi ba chữ Hán màu vàng "Long Châu Miếu", bức hoành phi này được làm lại mới vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trong điện nguyên xưa có thờ 15 bài vị thờ các vị thần bảo hộ lính. Hiện nay, trong miếu chỉ còn lại bài vị của 4 vị thần là: thần Thiên Sư, thần Chúa Động, thần Hồng Nương, thần Tiền Hậu Khai Khẩn.

Hai bên miếu Long Châu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện, đây là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ quật khởi dựng xây đế nghiệp của triều Nguyễn, và đồng thời đây cũng làm nơi khoản đãi quan khách sau khi tế lễ. Trước hai ngôi nhà này, còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng.

Sau chính điện là hai gò đất, xây thành xung quanh, trước có bia đá đề "Ô Long Tượng Mộ" (mộ voi Ô Long)

Trước đây ở hai miếu hai bên phía trước còn có bốn bài vị khác đề tên tước hiệu được phong của bốn con voi lập nhiều công trạng gồm: Đô Đốc Hùng Tượng Ré; Đô Đốc Hùng Tượng Bích; Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ và Đô Đốc Hùng Tượng Bôn.

Sau khi điện Voi Ré xây xong, triều đình đã ban cấp thêm nhiều tiền bạc để tổ chức tế lễ hai lần trong mỗi năm vào mùa xuânmùa thu. Những con voi trung nghĩa đã được suy tôn ngang hàng với thần linh. Đồng thời, nơi đây còn thờ thêm những vị thần khác ở đó để cầu mong bảo vệ cho những con voi nhiều chiến tích. Năm 1825, vua Minh Mạng xét thấy các vị thần đều có công trong việc bảo vệ voi nên đã sắc phong cho điện Voi Ré và ban thêm cho các vị thần danh hiệu "Trợ Oai Tượng Võ Linh Ứng Hộ Tượng chi thần".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Điện Voi Ré Lưu trữ 2008-05-06 tại Wayback Machine trên trang web Trung tâm bảo tồn di tích Cố đố Huế.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mục từ "Long Châu (điện)" trong "Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế". Tiến sĩ Đỗ Bang chủ biên. Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 2000.
  • Điện Voi Ré Lưu trữ 2008-05-06 tại Wayback Machine trên trang web Trung tâm bảo tồn di tích Cố đố Huế.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Hướng dẫn build Zhongli đầy đủ nhất, full các lối chơi
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Izana là một người đàn ông mang nửa dòng máu Philippines, nửa Nhật Bản, có chiều cao trung bình với đôi mắt to màu tím, nước da nâu nhạt và mái tóc trắng ngắn thẳng được tạo kiểu rẽ ngôi giữa
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalor là tinh linh nước trong đầu tiên được thủy thần tiền nhiệm biến thành người, trải qua sự trừng phạt của thiên lý
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.