Tần Cung công

Tần Cung công
秦共公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tần
Trị vì608 TCN - 604 TCN
Tiền nhiệmTần Khang công
Kế nhiệmTần Hoàn công
Thông tin chung
Mất604 TCN
Trung Quốc
Hậu duệTần Hoàn công
Tên thật
Doanh Đạo (嬴稻)
Thụy hiệu
Cung công (共公)
Chính quyềnnước Tần
Thân phụTần Khang công

Tần Cung công (chữ Hán: 秦共公, trị vì 608 TCN-604 TCN[1][2]), là vị quân chủ thứ 16 của nước Tần - một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Ông nguyên họ Doanh (), tên không được xác định chính xác. Sách Tả truyện chép tên ông là Đạo (稻), Sử ký chép Hòa (和), Sử ký tác ẩn chép là Gia (貑).

Ông là con trai của Tần Khang công, vua thứ 15 của nước Tần. Năm 608 TCN, Tần Khang công qua đời, Doanh Đạo lên nối ngôi, tức là Tần Cung công.

Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông và các sự kiện liên quan đến nước Tần trong thời gian ông ở ngôi.

Năm 604 TCN, Tần Cung công mất, ở ngôi được 5 năm. Con ông là Doanh Vinh nối ngôi, tức Tần Hoàn công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tần bản kỉ
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Tần bản kỉ
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 24
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
The Psychological Price of Entrepreneurship" là một bài viết của Jessica Bruder đăng trên inc.com vào năm 2013
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển