Từ Hàng 慈航 | |
---|---|
Thần tiên Đạo giáo | |
Phù điêu Từ Hàng đạo nhân tại Đền Ping Sien Si, Malaysia | |
Tên khác | Từ Hàng chân nhân, Từ Hàng đạo nhân, Từ Hàng tiên cô, Từ Hàng đại sĩ, Từ Hàng Phổ Độ Viên Thông Tự Tại Thiên Tôn |
Xuất hiện lần đầu | Linh bảo kinh (k. tk 3) |
Đồng hóa trong Phật giáo | Quán Thế Âm |
Được đề cập tới trong | Lịch đại thần tiên thông giám, Linh bảo kinh |
Xuất hiện trong văn học | |
Nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa | |
Ba Xiển giáo Kim Tiên đại chiến Kim Linh thánh mẫu, Từ Hàng là người mặc áo trắng bên trái | |
Sư phụ | Nguyên Thủy Thiên Tôn |
Thế lực | Xiển giáo |
Thành viên của | Xiển giáo 12 Kim Tiên |
Cấp bậc | Kim Tiên |
Vũ khí | Bình Thanh Tịnh Lưu Ly |
Nơi ở | Động Lạc Già, núi Phổ Đà |
Giới tính | nam |
Từ Hàng chân nhân (慈航真人; Cíháng Zhēnrén; Tz'u-hang Chen-jen) là một vị thần tiên được thờ phụng trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, xuất hiện trong Lịch đại thần tiên thông giám, Linh bảo kinh.
Từ triều đại nhà Đường về sau, giới sĩ phu đưa ra chủ trương "Tam giáo hợp nhất", Từ Hàng của Đạo giáo dần được đồng hóa với Quán Thế Âm của Phật giáo.[1]
Từ Hàng chân nhân thường được dân gian Trung Quốc tạc tượng với hình tượng cưỡi rồng, quy xà, ngao (một loài rùa trong thần thoại Trung Quốc) hoặc là thuyền độc mộc.
Từ Hàng chân nhân được cho là xuất hiện sớm nhất trong "Linh bảo kinh" của Đạo giáo, được hoàn thành trong khoảng những năm 397-402, tuy nhiên bản gốc của Linh bảo kinh đã bị thất truyền, Linh bảo kinh hiện tại không còn thấy ghi chép về Từ Hàng chân nhân. Chỉ còn được biết thông qua "Văn tuyển khảo dị", trích dẫn từ "Văn tuyển Lý Thiện chú", sách này lại trích dẫn từ "Linh bảo kinh".
Trụy Vương của thế giới Thiền Lê có một người con gái, tự là Diệu Âm. Lên 4 tuổi mà vẫn không biết nói, vua lấy làm lạ, vứt bỏ ở trong núi A Không, phía nam Phù Tang. Người con gái không có lương thực, mỗi ngày thường bị tắt thở, lấy tinh hoa của ánh trăng làm thức ăn, tự nhiên mà no bụng. Chợt gặp được thần nhân ở ngôi nhà trên gò đỏ, dưới rừng bách. Diệu Âm tay phải đặt ở phía trên tảng đá màu đỏ. Thần nói với Diệu Âm: Ngươi tuy không thể nói, nhưng hãy nhớ lấy lời này. Liền sai linh đồng trong Chu cung, dạy cho Diệu Âm thuật trị liệu, truyền xuống phương pháp lấy âm thanh từ trong sách vở văn tự. Như vậy liền có thể nói. Từ trong núi đi ra, vẫn ở trong nước. Thấy quốc gia bị hạn hán, mặt đất nổi lửa, nhân dân lầm than, người chết quá nửa. Đào giếng lấy nước, trăm trượng vẫn không thấy suối ngầm. Vua sợ hãi. Con gái hiện thân, ngưỡng mặt thét dài, trời giáng hồng thủy, cao tới mười trượng. Xong liền ẩn giấu thân mình rời đi.
Tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa đời nhà Minh của Hứa Trọng Lâm gọi Từ Hàng chân nhân là Từ Hàng đạo nhân, là một trong Côn Luân 12 Tiên, sư phụ là Nguyên Thủy Thiên Tôn, lập động phủ ở động Lạc Già, núi Phổ Đà. Trong tiểu thuyết này, Từ Hàng đạo nhân về sau lại đầu phục Tây Phương giáo (tức Phật giáo) trở thành Quán Thế Âm bồ tát. Như vậy, tác giả đem Từ Hàng đạo nhân của Đạo giáo và Quan Thế Âm bồ tát của Phật giáo kết hợp thành một người, dưới sự ảnh hưởng của tiểu thuyết này, dân gian Trung Quốc thường xem Từ Hàng đạo nhân là tương đồng với Quán Thế Âm bồ tát.[2]