Tefnut

Tefnut
Nữ thần của nước, độ ẩm, sương mai, và mưa
Nữ thần Tefnut với mình người đầu sư tử cái và đội trên đầu chiếc Đĩa mặt trời. Tay cầm vương trượng và biểu tượng ankh.
Thờ phụng chủ yếuHeliopolis, Leontopolis
Biểu tượngSư tử cái
Thông tin cá nhân
Cha mẹRa/AtumIusaaset
Anh chị emShu
Phối ngẫuShu
Hậu duệGebNut

Tefnut (còn viết là Tefenet, Tefnet) là nữ thần của độ ẩm, sương mai và những cơn mưa trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Bà là một vị thần trong Bộ 9 vĩ đại của Heliopolis.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà là con của Atum và nữ thần Iusaaset, với người anh/em trai Shu, đồng thời là chồng của bà. Có thuyết cho rằng, Atum đã tự tạo ra 2 người con của mình bằng cách khạc nhổ [1][2].

Bà là mẹ của thần mặt đất Geb và nữ thần bầu trời Nut. Nut và Geb lại kết hôn, sinh ra OsirisIsis, Seth và Nephthys. Chắt của bà là Horus và Anubis.

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tefnut thường xuất hiện trong các bức vẽ là một phụ nữ với cái đầu sư tử hay một con sư tử cái, đội trên đầu chiếc đĩa mặt trời với con rắn Uraeus. Bà được gọi với danh hiệu "Con mắt của thần Ra"[3] như các nữ thần khác, bảo vệ thần mặt trời, đôi khi cũng được gọi là "Nữ thần của ngọn lửa" hay "Con rắn trên đầu các vị thần"[1].

Tại Memphis, bà có tên gọi là "Cái lưỡi của Ptah" vì bà đã giúp ông tạo nên thế giới. Tại thành phố Denderah (Iunet), có một nơi được gọi là "Nhà của Tefnut" và bà được thờ cúng dưới dạng sư tử cùng với chồng tại Leontopolis[1].

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết, Shu và Tefnut đã ra đi để khám phá vùng biển Nun. Ra (hoặc Atum) rất nhớ họ, cho rằng cả hai đã bị lạc nên ông đã gửi thần Mắt đi tìm họ. Khi cả hai quay về, hạnh phúc vì đoàn tụ, Ra khóc rất nhiều và những giọt nước mắt đó tạo ra những con người đầu tiên[1].

Một thần thoại khác, Tefnut vì bất hòa với cha mình nên bà đã rời bỏ Ai Cập, mang theo nguồn nước và độ ẩm tới Nubia, đất đai trở nên khô cằn. Bà sống tại Nubia với hình hài một con sư tử cái, giết những động vật và người dân xung quanh để uống máu họ. Ra hối hận đã sai Shu và Thoth đi tìm bà. Shu và Thoth biến thành khỉ đầu chó và bắt đầu tìm kiếm[1].

Khi gặp 2 người, Tefnut từ chối quay về vì bà cho rằng mình đang sống rất hạnh phúc tại đây. Thoth cố gắng thuyết phục bà, hứa sẽ tổ chức một buổi lễ thật linh đình nếu bà đồng ý[4]. Cuối cùng bà cũng chấp nhận quay về. Cả ba theo đường nước sông Nile trở về, khắp các thành phố và mang nước cho họ[1]. Sau đó, bà và Shu kết hôn với nhau.

Trong một phiên bản thần thoại khác, thần thợ săn Anhur, có vợ là nữ thần sư tử Menhit, cũng bỏ đi tới Nubia và được chồng đón về[1].

Nữ thần Tefnut và chồng bà - thần Shu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Gods of Ancient Egypt: Thoth”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Hassan, Fekri A (1998). "5". In Lucy Goodison and Christine Morris. Ancient Goddesses. London: British Museum Press. tr. 107
  3. ^ Watterson, Barbara (2003). Gods of Ancient Egypt. Sutton Publishing. ISBN 0-7509-3262-7.
  4. ^ The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt, Wilkinson, page. 183 ISBN 0-500-05120-8
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức nước chấm thần thánh
Công thức nước chấm thần thánh
Nước chấm rất quan trọng trong bữa ăn cơm của người Việt Nam. Các bữa cơm hầu như không thể thiếu nó
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là về thời đại bình an. Tại đây mọi người đang bàn tán với nhau về Sukuna. Hắn được mời đến một lễ hội
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?