Serpopard

Hai con serpopard quấn cổ nhau trên bảng màu Narmer

Serpopard là một sinh vật huyền thoại xuất hiện trong nghệ thuật Ai Cập cổ đạiLưỡng Hà. "Serpopard" là một thuật ngữ được đặt bởi các nhà Ai Cập học hiện đại, là sự kết hợp giữa "serpent" (rắn) và "leopard" (báo hoa), bắt nguồn từ hình dáng của sinh vật này.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình tượng serpopard có nguồn gốc từ vùng Sumer (phía nam Lưỡng Hà) và sau đó đã du nhập vào thời kỳ Tiền Triều đại Ai Cập (k. 3500–3100 TCN).[2][3] Serpopard còn được khắc họa trên nhiều con dấu được tìm thấy ở vùng Elam.[4]

Không rõ tên gọi mà người Ai Cập cổ đại đặt cho serpopard. El-Kusiyeh (thủ phủ của nome Meir thời kỳ Trung Vương quốc) được viết bằng ký tự tượng hình là một cặp serpopard với một người đang giữ cổ chúng.[2][5]

Hình tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Serpopard được mô tả là một sinh vật có thân hình tổng thể của loài báo nhưng có cái cổ dài ngoằng vươn dài như rắn,[6] nhưng cũng có ý kiến cho rằng serpopard bắt nguồn từ loài hươu cao cổ.[2][3] Ở cả Ai Cập và Lưỡng Hà, serpopard thường xuất hiện theo cặp và đối xứng, với phần cổ dài của chúng quấn lấy nhau,[5] như đã thấy trên bảng màu Narmer hoặc bảng màu "Hai con chó".[2] Trong một số ngôi mộ ở Beni HasanDeir El Bersha, một dạng biến thể của serpopard được tìm thấy, cũng thân báo, cổ cao nhưng phần đầu lại là của rắn, được gọi là sedja.[5]

Dao đuổi tà mang hình thần Bes và một con serpopard (Bảo tàng Anh)

Serpopard Lưỡng Hà hầu như không xuất hiện trong các văn cảnh, hay trong những cảnh một anh hùng đang bắt giữ một con vật.[7] Serpopard Ai Cập ngược lại, chủ yếu xuất hiện trong những mô tả khung cảnh hỗn loạn ở vùng giáp ranh vương quốc Ai Cập, nên serpopard được cho là biểu tượng của sự hỗn loạn đó và bị khuất phục trước các Pharaon. Có thể thấy qua bảng màu Narmer, hai con serpopard đang bị trói cổ bởi hai con người.[7]

Một con dao đuổi tà có khắc hình thần Bes (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Anh) cho thấy đây là một loại bùa hộ mệnh dành cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một con serpopard và nhiều con rắn cũng xuất hiện trên đó. Một cái chén đút sữa cho trẻ sơ sinh bằng sứ xanh (hiện lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)[8] cũng có hình một con serpopard. Điều này cho thấy, serpopard có thể là một linh thú bảo vệ trẻ em khỏi tà ma quỷ dữ.[2]

Dựa vào tên gọi của vùng el-Kusiyeh có mang biểu tượng của serpopard và chiếc dao nói trên, serpopard chịu trách nhiệm bảo vệ khỏi sự hỗn loạn, hoặc ít nhất là bảo vệ khỏi các loài thú dữ nơi sa mạc.[2]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kamal, Samar; M.Y. El-Kilany, Engy (2011). “Fantastic Animals Scenes at Beni Hassan”. Journal of Arab Universities for Tourism and Hospitality. 8.
  2. ^ a b c d e f Graves-Brown, Carolyn (2018). Daemons and Spirits in Ancient Egypt. Cardiff: Nhà xuất bản Đại học Wales. tr. 26. ISBN 978-1-78683-288-7.
  3. ^ a b Patch, Diana Craig (2011). Dawn of Egyptian Art. New York: Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. tr. 234. ISBN 978-1-58839-460-6.
  4. ^ Rice, Michael (2004). Egypt's Making: The Origins of Ancient Egypt 5000-2000 BC (ấn bản thứ 2). Routledge. tr. 68. ISBN 978-0-203-42816-0.
  5. ^ a b c Donald B. Redford biên tập (2001). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt. Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 506. ISBN 0-19-510234-7.
  6. ^ Bane, Theresa (2016). Encyclopedia of Beasts and Monsters in Myth, Legend and Folklore. Jefferson, North Carolina: McFarland. tr. 286. ISBN 978-1-4766-2268-2.
  7. ^ a b Micah Ross biên tập (2008). From the Banks of the Euphrates: Studies in Honor of Alice Louise Slotsky. Eisenbrauns. tr. 177. ISBN 978-1-57506-589-2.
  8. ^ “Feeding Cup (ca. 1850–1700 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan