Thái Can

Thái Can (1910- 1998), là bác sĩ và là nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Can sinh ngày 22 tháng 10 năm 1910 tại xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông lần lượt theo học các trường: trường phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh), trường Vinh (Nghệ An), Trường Trung học Bảo Hộ (tức Trường Bưởi, Hà Nội), trường thuốc Hà Nội (tức Trường Y- Dược Đông Dương).

Lúc còn đi học, ông đã làm thơ. Buổi đầu, ông ký bút hiệu Th.C. Thơ ông phần nhiều đăng trên các báo: Phong hoá, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Văn học tạp chí.

Năm 1934, Thái Can cho in tập thơ Những nét đan thanh, do Ngân Sơn tùng thư ở Huế xuất bản. Tập thơ này về sau, được ông bổ sung thêm, tự mình đề tựa rồi cho tái bản năm 1938. Năm 1995, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho tái bản lần nữa với tên mới là Thơ Thái Can.

Năm 1940, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa.

Tháng 8 năm 1941, ông được Hoài Thanh và Hoài Chân chọn để giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942). Cũng năm này, ông học thêm chữ Hán và làm thơ bằng chữ Hán.

Sau Hiệp định Genève ông di cư vào Nam, mở phòng khám bệnh ở Đà Nẵng rồi sau năm 1975 thì tỵ nạn sang Hoa Kỳ định cư. Ngày 22 tháng 04 năm 1998, Thái Can qua đời tại California, Hoa Kỳ.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những nét đan thanh (Ngân Sơn tùng thư xuất bản, Huế, 1934)
  • Thơ Thái Can (gồm 33 bài thơ. Nhà xuất bản. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1995)

Sự nghiệp văn chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu Thái Can, Hoài Thanh và Hoài Chân, viết:

Trong sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển Hạ) có đoạn viết:

Theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì

Thơ Thái Can

[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu hai bài tiêu biểu:

Anh biết em đi
(trích)
Anh biết em đi chẳng trở về,
Dặm ngàn liễu khuất với sương che.
Em đừng quay lại nhìn anh nữa:
Anh biết em đi chẳng trở về.
Em nhớ làm chi tiếng ái ân.
Đàn xưa đã lỡ khúc dương cầm.
Dây loan chẳng đuợm tình âu yếm,
Em nhớ làm chi tiếng ái ân.
Bên gốc thông già ta lỡ ghi
Tình ta âu yếm lúc xuân thì.
Em nên xóa dấu thề non nước
Bên gốc thông già ta lỡ ghi.
Chẳng phải vì anh chẳng tại em:
Hoa thu tàn tạ rụng bên thềm.
Ái tình sớm nở chiều phai rụng:
Chẳng phải vì anh chẳng tại em.
...
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che.
Em đừng quay lại nhìn anh nữa;
Anh biết em đi chẳng trở về.
(Chép theo một bức thư) (1934)[4]
Cảnh đoạn trường
Em chỉ nói rằng: "Đời em buồn".
Rồi em nức nở lệ sầu tuôn.
(Tâm sự một cô gái nhảy)
(Trích)
Anh nhớ năm xưa trong yến diên
Họp mặt ba kỳ, trăm sinh viên.
Rót chén rượu nồng cùng vui chơi
Trước khi chia tay người mỗi nơi.
Điểm vui yến tiệc bọn ca nhi
Ba bảy mai kia đương vừa thì.
Hoa khôi hôm ấy là em đó,
Liếc mắt đưa tình đá cũng mê.
Hôm nay nức nở sầu ảm đạm
Kể lại đời em nghe thê thảm:
Không quê, không quán, không mẹ cha,
Như cánh bèo trôi không chỗ bám.
Em dấn thân vào hồng lâu
Lụy từ nô bộc đến công hầu.
Rồi lại giạt trôi trường khiêu vũ
Hết lòng chiều khách lại chiều chủ.
Liễu bồ sức vóc được bao nhiêu
Dạn gió dày sương thực đến điều.
...
Than ôi! Em có được như người:
Hoa tạ lia cành trước gió rơi
Lăn lóc cát lầm hoen cánh ngọc
Đem thân làm thú vạn muôn người[5].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học in lại, 1988, tr. 248.
  2. ^ Lược theo Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam Thi nhân tiền chiến (Quyển Hạ). Nhà xuất bản Sống Mới, 1969, tr. 197, 198 và 201.
  3. ^ Lược theo GS. Nguyễn Huệ Chi, mục từ "Thái Can", in trong Từ điển Văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1625-1626.
  4. ^ In trong Thi nhân Việt Nam (1942), sách đã dẫn, tr. 250-251. Bài thơ đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc.
  5. ^ Đăng lần đầu trên Hà Nội báo, sau được tuyển in trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh - Hoài Chân), sách đã dẫn, tr. 251-252. Xem toàn văn cả hai bài thơ trên trong sách này, hoặc tìm đọc trên Internet.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan