Thái dương quyển

Đồ thị thể hiện sự gia tăng các hạt gió Mặt Trời của tàu Voyager 1 bắt đầu từ tháng 8 năm 2012.

Thái dương quyển (tiếng Anh: heliosphere) là từ quyển, astrosphere, và lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời, được lấp đầy bằng gió plasma Mặt Trời và kéo dài xấp xỉ khoảng 20 lần bán kính Mặt Trời ra các mép phía ngoài của Hệ Mặt Trời. Biên giới phía trong của nó được xác định là lớp mà tại đó dòng gió Mặt Trời trở nên superalfvénic—có nghĩa là nơi dòng chảy trở nên nhanh hơn tốc độ của sóng Alfvén.[1] Sự nhiễu loạn và các lực động lực học bên ngoài biên giới này không thể ảnh hưởng tới hình dạng của quầng Mặt Trời bên trong, bởi thông tin chỉ có thể di chuyển với tốc độ của các sóng Alfvén. Gió Mặt Trời đi ra bên ngoài liên tục xuyên qua thái dương quyển, hình thành nên trường điện từ Mặt Trời bên trong hình dạng xoắn ốc, cho tới khi nó va chạm với nhật mãn với khoảng cách hơn 50 AU từ Mặt Trời. Tháng 12 năm 2004, tàu vũ trụ Voyager 1 đã vượt qua một dải chấn được cho là một phần của nhật mãn. Cả hai tàu Voyager đều ghi nhận mức độ hạt năng lượng cao khi chúng tiếp cận biên giới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A.G, Emslie; J.A., Miller (2003). “Particle Acceleration”. Trong Dwivedi, B.N. (biên tập). Dynamic Sun. Nhà in Đại học Cambridge. tr. 275. ISBN 9780521810579.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giả thuyết cũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Warning, content may be outdated

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan