Thương thuật Nhật Bản

Sōjutsu
(槍術)
Samurai thời kỳ Chiến Quốc với một thanh yari.
Trọng tâmVũ khí (thương yari)
Xuất xứNhật Bản Nhật Bản
Người sáng lậpKhông rõ người sáng tạo
Ảnh hưởng từLịch sử
OlympicKhông

Sōjutsu (槍術 (Thương thuật)?) là một trường phái của võ thuật Nhật Bản, trong đó các võ sĩ sử dụng thương Yari để chiến đấu.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù thương có vai trò sâu sắc trong các thần thoại Nhật Bản nguyên thủy, theo đó các hòn đảo Nhật Bản hình thành từ những giọt nước muối nhỏ giọt từ ngọn thương Ame-no-Nuhoko, song những nguyên mẫu vũ khí thương đầu tiên lại đến từ châu Á đại lục. Những phiên bản đầu này không thích hợp để sử dụng ở Nhật Bản, về sau khi công nghệ cho phép, người ta đã thiết kế lại chúng.[1]

Sử dụng và phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Yari là một vũ khí phổ biến trong suốt thời kỳ phong kiến của Nhật Bản,[2] nó có chi phí chế tạo rẻ và đòi hỏi đào tạo sử dụng thấp hơn các vũ khí khác cùng thời, nó trở thành vũ khí tiêu chuẩn của các đội quân ashigaru, cùng với súng ống khi nó được du nhập vào Nhật Bản. Sōjutsu trở nên nổi bật khi đội quân xâm lược Mông Cổ thế kỷ 13 sử dụng số lượng lớn trường thương thủ.

Thực tế hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sōjutsu hiện đại thường chỉ còn là một phần của chương trình Cổ Võ Đạo trong trường học. Trường phái Katori Shintō-ryū tự tuyên bố mình là trường phái đầu tiên có giảng dạy sōjutsu trong chương trình học, một trường phái sōjutsu nổi tiếng khác là Hōzōin-ryū. Hiện nay có rất ít trường còn dạy sōjutsu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Draeger, Donn F. (2007) [1973]. Classical Bujutsu: Martial Arts and Ways of Japan. Boston, Massachusetts: Weatherhill. tr. 71–72. ISBN 978-0-8348-0233-9.
  2. ^ Antony Karasulas (2004)Zaimokuza Reconsidered: The Forensic Evidence, and Classical Japanese Swordsmanship, World Archaeology, 36, 4, Debates in World Archaeology pp. 507- 518
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Danh hiệu Gerudo sau khi tiến hóa thành Trư nhân là Trư nhân vương [Orc King]
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka