Kun Khmer

Kun Khmer
(គុនខ្មែរ)
Phù hiệu Kun Khmer
Phù hiệu Kun Khmer
Tên khácPradal Srey[1]
Trọng tâmĐấm, đá, cùi chỏ và đòn đầu gối
Xuất xứCampuchia
Người sáng lậpVua Jayavarman II
Võ sinh nổi tiếngChea Sarak,Eh Phuthong,Krak Samphos,Vorn Viva,Chey Kosal,Thun Sophea,Keo Rumchong,Brid Kham,Sen Bunthen,Dy Sao,Chan Rothana,Sor Sey,Lao Sinath,Lao Chantrea,Thai Rithy,Thoeun Theara,Prom Samnang,Chhoeung Lvay,Roeung Sophorn,Khoun Bora,Sen Radeth,Yen Dina,Lon Panha,Pich Sambath,Chhut Serey Vanthorng,Elit Raksmey
Ảnh hưởng từBokator, Yuthakun Khom, Kamyot Khmer, Kbach Kun Boran
Thuộc biên chếBộ quốc phòng Campuchia
Bộ nội vụ Campuchia
Quản lý bởiLiên đoàn Kun Khmer quốc tế (KIF)
OlympicKhông
Trang mạng chính thứcwww.facebook.com/kunkhmer.boxekhmer
Kun Khmer
Cơ quan quản lý cao nhấtLiên đoàn Kun Khmer quốc tế (KIF)
Thi đấu lần đầuCampuchia, thế kỷ 18
Đặc điểm
Va chạmToàn diện
Giới tính hỗn hợpTùy trường hợp
Hình thứcVõ thuật
Trang bịTay không, đao, gậy, thương, rìu
Hiện diện
Quốc gia hoặc vùngToàn cầu, chủ yếu ở Campuchia
OlympicKhông
ParalympicKhông
Sea GamesCó (2023)

Kun Khmer (tiếng Khmer: គុនខ្មែរ [kun kʰmae]) hay còn gọi là Pradal Srey (tiếng Khmer: ប្រដាល់សេរី [prɑɗal seːrəj]) là môn võ truyền thống của Campuchia có từ thời đại Angkor.[2] Trong tiếng Khmer, từ Kun có nghĩa là võ thuật. Vì thế, Kun Khmer có nghĩa là võ thuật của người Khmer.[3][4]

Kun Khmer được biết đến nhiều nhất với kỹ thuật đá và cùi chỏ, tạo ra sức mạnh từ động tác xoay hông thay vì búng chân. Kun Khmer bao gồm bốn kiểu tấn công: đấm, đá, cùi chỏ và đòn đầu gối. Móc sắt được sử dụng để hạ gục đối thủ. Trong thi đấu, các đối thủ tranh giành vị trí thống trị để thực hiện các đòn tấn công tầm ngắn bằng cùi chỏ và đầu gối. Các võ sĩ Campuchia có xu hướng sử dụng nhiều cú đánh cùi chỏ hơn so với các môn võ thuật khác trong khu vực. Nói cách khác, nhiều chiến thắng đến nhờ kỹ thuật đánh cùi chỏ hơn bất kỳ đòn đánh nào khác. Không chỉ riêng Khmer mới có môn võ này, hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á đều có môn quyền thuật đặc trưng của riêng mình, dù tên gọi của chúng có sự khác biệt. Ở Thái Lan gọi là Muay Thái, ở Lào gọi là Muay Lào, ở Malaysia gọi là Tomoi, ở Indonesia gọi là Pencak Silat, ở Myanmar gọi là Lethwei.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ của Đế quốc Khmer thế kỷ thứ IX sau CN, nơi truy tìm cội nguồn của Kun Khmer.

Sự thăng trầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chiến binh Khmer cổ đại sử dụng một cú đá vào chằn Rahu trong bức phù điêu từ ngôi đền Banteay Chhmar thế kỷ thứ 12-13

Trong thời kỳ hỗn loạn của Chiến tranh Việt Nam, Campuchia đang trải qua cuộc nội chiến của chính mình. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân Khmer Đỏ lật đổ chính phủ Cộng hòa Khmer do Lon Nol lãnh đạo. Kế hoạch của Khmer Đỏ là loại bỏ xã hội hiện đại và tạo ra một xã hội nông nghiệp không tưởng.[5] Khmer Đỏ xử tử những người có học, những người có quan hệ với chính quyền cũ hoặc bất kỳ ai được cho là được xã hội cũ ưu đãi (bác sĩ, giáo viên, binh lính, diễn viên, ca sĩ, võ sĩ, v.v.) và cưỡng bức những người Khmer còn lại vào các trại lao động, trong đó nhiều người chết vì đói và bệnh tật, để được cải tạo dưới chính phủ mới. Võ thuật truyền thống đã bị cấm vào thời điểm này và nhiều võ sĩ đã bị hành quyết hoặc làm việc cật lực cho đến chết, điều này suýt gây ra thất truyền Kun Khmer. Ước tính có khoảng 1,7 triệu người Campuchia hoặc 21% dân số đã chết dưới chế độ Khmer Đỏ theo các nghiên cứu của Chương trình Diệt chủng Campuchia tại Đại học Yale.[6] Điều này kéo dài trong 03 năm 08 tháng 20 ngày, mãi cho đến năm 1979 khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các cựu chỉ huy Khmer Đỏ, gồm cả Hun Sen, người sau này năm giữ chức vụ thủ tướng, lật đổ Khmer Đỏ. Trong thời kỳ hòa bình tương đối ổn định kể từ khi quân đội Việt Nam rút về nước và sự tái lập của Vương quốc Campuchia, nghệ thuật truyền thống của đất nước này được hồi sinh, trong đó có Kun Khmer.[7]

Kun Khmer đang trở lại mạnh mẽ kể từ khi bị cấm vào những năm 1970.[8] Campuchia đang cố gắng quảng bá quyền thuật Khmer của họ ở cùng tầm cỡ với các môn võ thuật khác mặc dù vị thế là một quốc gia kém phát triển đứng thứ tư ở khu vực Châu Á, nên khiến họ thiếu kinh phí về tài chính. Nhiều câu lạc bộ và phòng tập thể dục được mở đã thu hút một lượng lớn võ sinh trong và ngoài nước đến tập luyện tại Campuchia. Có các trận đấu được tổ chức hàng tuần, phần lớn được truyền hình trực tiếp và nhiều võ sĩ xuất sắc nhất của Campuchia được cử đi thi đấu quốc tế. Hiện có khoảng 70 câu lạc bộ Kun Khmer trên toàn quốc.[9] Năm 1987, một trong những võ đường đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Hoa Kỳ. Nó được bắt đầu bởi một cựu vô địch quốc gia tên là Oumry Ban trong thị trấn Campuchia, Long Beach, California.[10]

Vách phù điêu 900 năm tuổi về đòn tấn công bằng đầu gối vào đầu. Tọa lạc tại đền Angkor Wat (1100s).
Các võ sĩ Kun Khmer luyện tập kỹ thuật đầu gối trong thời hiện đại.

Kun Khmer được quản lý bởi Liên đoàn Quyền thuật Campuchia (CBF), trước đây là Liên đoàn Quyền thuật nghiệp dư Campuchia (CABF), được thành lập vào năm 1961. Tất cả trọng tài và võ sĩ phải được CABF cấp phép. Các đài truyền hình tổ chức các giải đấu Kun Khmer dưới sự giám sát của CBF. Các câu lạc bộ riêng lẻ chịu trách nhiệm tổ chức võ sĩ, huấn luyện viên, nhân viên y tế và nhạc công. CBF cung cấp trọng tài trận đấu, giám khảo và người bấm giờ. Chủ tịch hiện tại của CBF là Thiếu tướng Tem Moeun.[11][12][13] Ở nước ngoài, Kun Khmer được quảng bá bởi bốn tổ chức. Các tổ chức này bao gồm Liên đoàn Kun Khmer ở Châu Âu có trụ sở tại Đức, Fédération des Arts Martiaux Khmers còn gọi là FAMK, trụ sở tại Pháp, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tại Việt Nam và Kun Khmer Australia trụ sở tại Úc. Các tổ chức mới thành lập khác có thể được tìm thấy ở Tây Ban NhaÝ, trong khi Bỉ đang trong quá trình thành lập tổ chức Kun Khmer của riêng mình.[14] Hiệp hội Kickboxing Thể thao Quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh đã tổ chức các trận đấu có sự tham gia của các võ sĩ Khmer. Võ sĩ Khmer đã thi đấu ở nước ngoài tại các nước như Hàn Quốc.[15]

Đã có những lo ngại về cá cược và ồn ào giữa những người hâm mộ Kun Khmer. Huấn luyện viên người Campuchia ông Chiit Sarim đã nói về sự khác biệt giữa đấu trường Kun Khmer ngày xưa và ngày nay như sau:

"Tôi đã từng đi từ chùa này sang chùa khác để thi đấu Kun Khmer trong Lễ hội Ok om bok. Chùa là địa điểm truyền thống để tổ chức các trận đấu Kun Khmer... Họ (những người hâm mộ hiện tại) có những hành động không phù hợp. Họ giơ tay và la hét ầm ĩ. Họ đánh cược và không tôn trọng các võ sĩ. Họ chỉ nghĩ đến việc thắng cược. Ở thời của tôi, không có chuyện đó. Các trận đấu được tổ chức tốt và rất phổ biến. Bây giờ người hâm mộ không có đạo đức."

Các giải đấu được chiếu trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia. TV5 Campuchia tổ chức các giải đấu trực tiếp vào Thứ Sáu và Chủ Nhật, CTN tổ chức các giải đấu trực tiếp vào Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Truyền hình Bayon tổ chức các giải đấu Kun Khmer trực tiếp vào Thứ Bảy và Chủ Nhật, trong khi TV3 tổ chức một giải đấu duy nhất vào Chủ Nhật và Apsara TV đã thêm một giải đấu duy nhất vào Thứ Năm.

Lính Khmer dùng chân đá vào người lính Chăm. Ngày nay, những cú đá đẩy vẫn được sử dụng trong các trận đấu Kun Khmer. Vách phù điêu tại đền Banteay Chhmar (Thế kỷ thứ 12-13)
Lực đẩy trong một trận đấu Kun Khmer hiện đại.

Gần đây, các nhà báo du lịch và khách du lịch đã tiếp xúc với Kun Khmer ở phương Tây. Ngoài ra, Kun Khmer đã được giới thiệu trên Human Weapon của The History Channel và được đề cập trong tập phim Globetrekker của Campuchia. Vào tháng 2 năm 2009, cầu thủ bóng đá người Mỹ Dhani Jones đã quay một tập trong loạt phim của anh ấy Dhani Tackles the Globe ở Phnôm Pênh, tập luyện với Long Salavorn tại câu lạc bộ Salavorn Keila và đấu với Pan Phanith tại nhà thi đấu CTN. Songchai Ratanasuban, nhà quảng cáo số một ở Thái Lan, đã mang thẳng hạng S1 của mình đến Phnôm Pênh vào tháng 6 năm 2005. Tại Giải vô địch thế giới S1 của Campuchia, võ sĩ Bun Sothea đã vô địch giải đấu. Anh đã đánh bại Michael Paszowski, Dzhabar Askerov và Lor Samnang trước sự cổ vũ của 30.000 cổ động viên tại Sân vận động Olympic Quốc gia Phnôm Pênh.

Năm 2008, Mạng lưới Truyền hình Campuchia (CTN) đã chiếu một bộ phim truyền hình thực tế mới mang tên Kun Khmer Champion. Chương trình có sự góp mặt của các võ sĩ Kun Khmer hạng 65 kg do Ma Serey và Aaron Leverton sản xuất và được đồng tổ chức bởi Ma Serey và võ sĩ quyền anh nổi tiếng nhất Campuchia, Eh Phuthong. Sê-ri đầu tiên được theo sau bởi phần thứ hai vào năm 2009 và phần ba vào năm 2010, cả hai đều do Vorn Viva đồng tổ chức. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2008, các võ sĩ người Campuchia Vorn VivaMeas Chantha đã giành được danh hiệu thế giới hạng trung và hạng trung ISKA tại Phnôm Pênh. Đây là lần đầu tiên một võ sĩ Campuchia vô địch thế giới môn kickboxing. Tính đến năm 2012, có hơn 50 trận đánh Kun Khmer được tổ chức hàng tuần ở khu vực Phnôm Pênh.

Mâu thuẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia Đông Nam Á lân cận có những bộ môn võ thuật tương tự. Tại một cuộc họp ASEAN năm 1995, Campuchia đề xuất rằng môn quyền thuật phổ biến từ Thái Lan là Muay Thai nên được gọi là "quyền thuật Sovannaphum" hoặc "Quyền quật Đông Nam Á" đại diện cho Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar. Sovannaphum có nghĩa là "vùng đất vàng" trong tiếng Khmer và được viết là Suvarnabhumi trong tiếng Thái. Cái tên đề cập đến lục địa Đông Nam Á trong ngôn ngữ Pali của Ấn Độ. Mục đích là để hợp nhất các môn quyền thuật Đông Nam Á dưới một thuật ngữ phổ biến và để tránh sự nhầm lẫn về mặt chính trị,.. Tuy nhiên, các quốc gia khác, đặc biệt là Thái Lan không mặn mà với điều này, họ muốn giữ nét độc đáo của riêng mình, cho rằng mỗi quốc gia Đông Nam Á có môn quyền thuật riêng và Thái Lan chịu trách nhiệm biến môn quyền thuật của mình thành một môn thể thao quốc tế. Khi môn thể thao này ra mắt tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2005, Campuchia đã không tham gia sự kiện Muay Thái để phản đối cái tên được dùng để chỉ môn thể thao này. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây, quyền thuật Đông Nam Á được biết đến với thuật ngữ trung lập về sắc tộc là "Muay".

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2023, nước chủ nhà Campuchia đã tuyên bố bỏ môn thi đấu "Muay Thái" để bổ sung môn võ "Kun Khmer" vào chương trình thi đấu tại SEA Games 32[16] nhưng thực chất đây là việc đưa môn võ này trở về với nguồn gốc vốn có của nó. .[17][18] Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như các quan chức Campuchia cũng đã khẳng định bộ môn võ này xuất phát từ người Khmer.[19] Việc thay đổi tên bộ môn đã khiến Thái Lan tức giận và xác nhận không gửi vận động viên "Muay Thái" đến tham dự và tẩy chay môn võ "Kun Khmer". Phía Campuchia sau đó cũng tuyên bố sẽ không gửi vận động viên tham dự "Muay Thái" tại SEA Games 33.[20]

Đời sống võ sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kun Khmer là môn thể thao vận động dựa vào sự nhanh nhẹn, dẻo dai và linh hoạt. Hầu hết những người tham gia đều là thanh niên trai tráng, do điều kiện thể chất mà một số võ sĩ phải chịu đựng để giữ cân nặng. Độ tuổi trung bình dao động từ 14 đến 25. Hầu hết các võ sĩ Campuchia đều xuất thân từ gia đình nghèo khó và thi đấu để kiếm tiền nuôi gia đình và bản thân. Các võ sĩ Kun Khmer hàng đầu có thể trải qua từ 200–300 trận đấu trong sự nghiệp của họ.

Các võ sĩ Kun Khmer theo truyền thống được trả tiền bởi đám đông ủng hộ. Nếu đám đông đánh giá cao sự nỗ lực của võ sĩ, họ sẽ thưởng cho anh ta là đồ ăn, rượu và tiền bạc. Tục lệ này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Nhưng theo thông lệ phương Tây, các trận đấu phải được trả phí chính thức. Thời gian gần đây, việc trả phí trung bình cho một trận đấu là 15 đô la Mỹ. Hôm nay thì trả phí được dựa trên kinh nghiệm. Một tân võ sĩ chưa có kinh nghiệm có thể kiếm được 25 đô la Mỹ cho mỗi trận đấu. Những võ sĩ quyền Khmer đã có kinh nghiệm với hơn chục trận đấu có thể kiếm được tới 75 đô la Mỹ cho một trận đấu. Các võ sĩ "có thương hiệu" có thể kiếm được hơn 100 đô la Mỹ cho một trận đấu. Các trận đấu đặc biệt sẽ được trả phí lên tới 250 đô la Mỹ do sự tài trợ của các công ty. Các giải đấu "quốc tế" do các đài truyền hình tổ chức, sẽ được trả phí với số tiền lên đến 1000 đô la Mỹ cho mỗi trận đấu, đôi khi còn cao hơn.

Ước tính có khoảng 70% võ sĩ tham gia thi đấu tại võ đài Phnôm Pênh, thường đến từ vùng nông thôn phía Tây Bắc. Các tỉnh BattambangBanteay Meanchey là lò võ đã đào tạo ra võ sĩ rất ổn định. Một số nhà vô địch Kun Khmer giỏi nhất đến từ tỉnh Battambang, mặc dù một số ngôi sao có tên tuổi đến từ miền Nam Campuchia như Eh Phuthong từ tỉnh Koh Kong, Thun Sophea từ tỉnh Svay Rieng, Meas ChanthaSeng Makara từ tỉnh Kandal. Các võ sĩ Campuchia tập luyện trong câu lạc bộ hoặc phòng tập thể dục dưới sự hướng dẫn của võ sư (Kru) Kun Khmer. Nhiều võ sĩ tập luyện từ 6–8 giờ một ngày và 7 ngày trong một tuần.

Cũng như tất cả các môn thể thao tiếp xúc khác, rủi ro sức khỏe là một yếu tố không thể tránh khỏi. Theo ông Chhoeung Yavyen, bác sĩ võ đài của Hiệp hội quyền Khmer nghiệp dư Campuchia. Trong 5 năm qua, có hơn 30 võ sĩ quyền Khmer bị chấn thương nghiêm trọng trên võ đài bao gồm gãy cổ tay và cánh tay, gãy ống chân, gãy mũi, trật khớp vai, chấn thương hông và gãy hàm. Một võ sĩ người Campuchia đã tử vong trên võ đài ở tỉnh Svay Rieng vào năm 2001. Nhưng việc tử vong đó là kết quả của một cơn nhồi máu cơ tim, có thể do uống thuốc giảm cân để giúp võ sĩ giảm cân trước trận đấu. Hầu hết các vết thương đều có thể chữa khỏi và không để lại các vấn đề lâu dài. Đa số các võ sĩ đều được phép trở lại sàn đấu sau khi sức khỏe được hồi phục.

Võ đài thi đấu Kun Khmer thường là hình tứ giác đều bao gồm một bệ nâng được cấu tạo bằng sắt với 4 trụ ở 4 góc, kết nối với nhau bởi các dây đài, kích thước (6.1m x 6.1m x 1m). Hiện nay xuất hiện thêm võ đài thi đấu hình bát giác đều, kích thước (5m x 5m x1m).

Liên đoàn Kun Khmer dự kiến sẽ thành lập võ đài thi đấu quốc tế tại Phnôm Pênh tương tự như sàn thì đấu Thai Fight của Thái Lan và sàn thi đấu WLC của Miến Điện.

Võ phục

[sửa | sửa mã nguồn]
Võ phục thời cổ đại Võ phục hiện đại hoá Võ phục hiện tại
Tập tin:Kun Khmer ancient costumes.jpg Tập tin:Kun Khmer medieval costume.jpg Tập tin:Kun Khmer modern clothes.jpg

Sợi tơ buộc đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sợi tơ buộc đầu được xem là một biểu tượng trong môn quyền thuật của người Khmer có tên gọi là “Tai Kru”, nó được làm từ một đoạn lớn của sợi tơ thô và gấp lại với nhau theo hình dây thừng, các đầu dây được nối với nhau thành từng chiếc một, giống như cái vòi của con voi và đeo nó trên đầu để võ sĩ ổn định tình thần và cảm thấy nặng đầm như voi chiến. Ngoài ra các võ sĩ đeo nó ví như một đấng toàn năng, họ đeo nó để tưởng nhớ Kun Kru trước và sau trận đấu.

Do Campuchia trải qua nội chiến liên miên và thảm hại nhất trong chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã thảm sát hàng loạt các bậc tiền bối Kun Khmer và một lượng lớn võ sĩ trong đó có cả thành viên của Khmer Đỏ. Họ đốt hủy các tài liệu, tập tục buộc sợi tơ trên đầu của các võ sĩ và thay bằng Kroma (khăn) quàng cổ, buộc đầu hoặc hầu như bị lãng quên hoàn toàn, ít được đề cập đến ngày nay.

Sợi tơ và Kroma buộc đầu truyền thống Kun Khmer
Cận đại
(Tai Kru) [21]
Hiện đại hoá
(Kroma)[22]
Hiện tại
(Tai Kru)[22]
Tập tin:Tai kru.jpg Tập tin:Kroma Kun Khmer.jpg Tập tin:Tai kru.jpg

Luật thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trận đấu bao gồm 05 hiệp, mỗi hiệp 03 phút diễn ra trên sàn thi đấu. Thời gian nghỉ 1.5 phút hoặc 02 phút diễn ra giữa mỗi hiệp.

Các võ sĩ hiện đại đeo găng tay da và mặc quần sooc nylon. Quy tắc:

  1. Võ sĩ không được phép tấn công, khi đối thủ đang nằm trên mặt đất.
  2. Võ sĩ không được phép cắn.
  3. Võ sĩ không thể tiếp tục, khi trọng tài dừng trận đấu.
  4. Võ sĩ không được phép đánh vào lưng đối thủ.
  5. Võ sĩ không được giữ dây đai võ đài trong khi đấu.
  6. Cấm võ sĩ đánh vào bộ phận sinh dục.

Chiến thắng có thể đạt được bằng cách loại bỏ đối thủ trực tiếp. Việc loại bỏ đối thủ trực tiếp xảy ra khi một võ sĩ bị hạ gục xuống đất và không thể tiếp tục thi đấu sau khi trọng tài đếm trong 10 giây, trọng tài có thể bỏ qua việc đếm và tuyên bố loại bỏ trực tiếp nếu xác định võ sĩ đó không tự đứng dậy được. Chiến thắng có thể đạt được vào cuối trận đấu khi các trọng tài quyết định bằng hệ thống tính điểm xem võ sĩ nào đạt điểm hơn. Nếu các võ sĩ kết thúc với số điểm bằng nhau thì gọi là hòa.

Nghi thức tâm linh

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chiến binh quỳ gối trong một nghi lễ cầu nguyện được gọi là Thvai-bong-kum-kru hoặc Kun-kru. Nghi thức này được sử dụng trước khi chiến đấu.

Vào thời xa xưa, người Khmer cổ sẽ làm nghi lễ cầu nguyện trước khi ra chiến trường hoặc chiến tranh. Vào đầu mỗi trận đấu, các võ sĩ thực hành nghi thức cầu nguyện được gọi là Thvai-bong-kum-kru hoặc Kun-kru [23]. Có nhiều biến thể khác nhau của nghi lễ Kun Kru với các tên gọi khác nhau, chẳng hạn như "Hanuman bắt cầu cho nàng Sida".

Hầu hết đều dựa trên các nhân vật chính trong sử thi Reamker và tin rằng đã xảy ra khi Campuchia có niềm tin mạnh mẽ vào Ấn Độ giáo. Nghi thức cầu nguyện (tưởng nhớ) ân đức tổ sư trước khi thi đấu cũng có tác dụng làm ấm cơ và tăng lưu lượng máu. Nghi thức cầu nguyện tại vòng sơ loại của trận đấu Kun Khmer được coi là một điệu nhảy thực sự. Âm nhạc truyền thống Campuchia biểu diễn với các nhạc cụ như sampho (một loại trống), sralai-klang-khek (oboe), chúng được hòa tấu trong trận đấu. Âm nhạc của Kun Khmer được gọi là Vong-phleng-pradal hoặc Vong-phleng-klang-khek. Âm nhạc được tạo thành từ hai phần. Phần đầu tiên dành cho tổ sư của võ sĩ, trong khi phần thứ hai là âm nhạc chiến đấu. Phần đầu tưởng nhớ đến ân đức tổ sư giúp võ sĩ tập trung tinh thần và tự tin hơn. Phần đầu tiên của bản nhạc được chơi chậm theo phong cách rubato. Giai điệu được hòa tấu bởi sra-lai (oboe) và sampho (trống) đánh vào những điểm quan trọng của giai điệu. Phần thứ hai là nhạc chiến đấu được hòa tấu nhanh hơn nhiều. Âm nhạc tăng tốc theo tiến trình của các hiệp. Nó dừng lại ở cuối hiệp hoặc khi ai đó bị loại. Khi trận đấu đang sôi nổi, khán giả vỗ tay theo nhịp của sampho (trống).

Căn cứ vào tài liệu có​ hơn 16 biến thể [24] khác nhau của nghi lễ Kun Kru:

Các nghi lễ Kun Kru
Stt Tên gọi bằng tiếng Khmer Phiên âm tiếng Việt Tạm dịch bằng tiếng Việt Biễu diễn bởi
1 ​ទេវតាមាខលាផាត់ពពក Tevada Mekala phát-po-póc Tiên nữ Mekala vạc đám mây Pich Choranai[25]
2 ​ទន្សាយ​បន្លែង​ព្រះ​ច័ន្ទ Ton-sai paleng prắc-chan Thỏ Ngọc vui đùa với Hằng Nga
3 ​គ្រុឌ​ឆក់​នាគ Krut chhok neak Krud [chim thần] săn bắt rồng
4 ឥន្ទ្រី​សម្ដែងឫទ្ធិ Ân-tri som-đêng-rith Thần điêu hiện phép thần thông Touch Chan Vatey[26]
5 ​ព្រះ​លក្ខណ៍​ព័ទ្ធសីមា Pro-leak pot-xây-ma Proleak thắt giới Sima
6 ​​ព្រះ​រាម​ផ្លែង​សរ Prắc Riem thleng-xo Preah Ream bắn cung tên Kun Kru[27]
7 ​ក្រមុំ​ចូល​ម្លប់
ក្រមុំ​តែងខ្លួន
Kro-mom chol-ma-lúp
Kro-mom têng-kloun
Thiếu nữ cấm túc
Thiếu nữ trang điểm
Muey Sing[28]
Pich Choranai[29]
8 ​រា​ហ៊ូ​ចាប់​ច័ន្ទ Reahu cháp-chăn Thần Reahu bắt Hằng Nga
9 ​​កសិករ​ធ្វើស្រែ Ka-se-kor tvơ srê Nông dân làm ruộng
10 ​​​នាគ​ពាំ​កែវ
​នាគ​បន្លែង​កែវ
Naga pom-keo
Naga pro-lêng-keo
Thần Naga tha viên Ngọc Bích
Thần Naga đùa giỡn với viên Ngọc Bích
11 ​​​នាគ​លេង​ទឹក Naga lêng tức Thần Naga vui đùa với nước
12 ​ក្រុង​រាពណ៍​សម្ដែង​ឬ​ទ្ធិ Prắc Narai som-đêng-rith Thần Narai hiện phép thần thông
13 ​​​រំលឹក​គុណគ្រូ Rom-lức kun-kru Tưởng nhớ ơn sư tổ
14 ​​ទូ​ភី​លេង​ស្នែង To-phi leng snêng Bò Topi đùa giỡn sừng
15 ​​ទូ​ភី​សម្ដែងឫទ្ធិ To-phi som-đêng-rith Bò Topi hiện phép thần thông
16 ​​​ព្រហ្ម​មុខ​បួន Prum muk-buôn Thần Prum bốn mặt
17 ហនុមាន​សម្ដែង​ឬ​ទ្ធិ Hanuman som-đêng-rith Thần Hanuman hiện phép thần thông
18 ​​​នាគរាព្រួសពឺស Naka Reach prous pứ Chúa Naga phun nộc độc Serey Theara[30]
19 ​​​ក្រុងមារ​សម្ដែង​ឬ​ទ្ធិ Krong Mea som-đêng-rith Chằn Krong Mea hiện phép thần thông Soda Man Chi[31]
20 ​​​Còn nữa ​​​... ​​​... ​​​...

Liên đoàn quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Liên đoàn Kun Khmer quốc tế [32]
Stt Quốc gia Tên liên đoàn thành viên Chủ tịch Ngày đăng ký
51 Kyrgyzstan Kyrgyzstan Khmer Boxing Federation of kyrgyzstan Mr. Davtov Dilshat 02/02/2023
50 Afghanistan Afghanistan Afghanistan Kun Khmer Association Mr. Abdul Ghafar Mehrparwar 01/02/2023
49 Mauritius Mauritius Bambous Martial Arts Mr. Cundasawmy Louis Patrick 31/01/2023
48 Pháp France Federation Des Arts Martiaux Khmer Mr. Luc Mensah 31/01/2023
47 Lào Laos Muay Lao National Federation Saysamone Sayasone 31/01/2023
46 Iran Iran I.R.Iran Kun Khmer Association Seedreza Moosavi 31/01/2023
45 Maroc Morocco Moroccan Union of Professional Combat Sport (UMSCP) Mr. Khalid Samchaoui 30/01/2023
44 Rhode Island U.S.A Roque Island Combat Mr. Song Kim 28/01/2023
43 Nga Russia Khmer Boxing Federation of Russia Arais Pavel 28/01/2023
42 Indonesia Indonesia Indonesia Muay Federation (FB.MI) Dr. Sudirman, SH.,MH 28/01/2023
41 Malaysia Malaysia Persatuan Muay Malaysia (Malaysia Muay Association) Datuk Dr. Zulkepli Bin HJ. Mohamad 28/01/2023
40 Philippines Philippines Kun Khmer Federation of Philippines Mr. Gerald Bassig 28/01/2023
39 Thái Lan Thailand Kun Khmer Federation of Thailand Mr. Chinawuth Sirisompan 28/01/2023
38 Pakistan Pakistan Kun Khmer Federation of Pakistan 00/00/2010
37 Bulgaria Bulgaria Kun Khmer Federation of Bulgaria 00/00/2010
36 Hàn Quốc South Korea Kun Khmer Federation of South Korea 00/00/2010
35 Cameroon Cameroon Kun Khmer Federation of Cameroon 00/00/2010
34 Sri Lanka Sri Lanka Kun Khmer Federation of Sri Lanka 00/00/2010
33 México Mexico Kun Khmer Federation of Mexico 00/00/2010
32 Trung Quốc China Kun Khmer Federation of China 00/00/2010
31 Mông Cổ Mongolia Kun Khmer Federation of Mongolia 00/00/2010
30 Yemen Yemen Kun Khmer Federation of Yemen 00/00/2010
29 Syria Syria Kun Khmer Federation of Syria 00/00/2010
28 Madagascar Madagascar Kun Khmer Federation of Madagascar 00/00/2010
27 Slovakia Slovakia Kun Khmer Federation of Slovakia 00/00/2010
26 Cộng hòa Síp Cyprus Kun Khmer Federation of Cyprus 00/00/2010
25 Hy Lạp Greece Hellenic Federation of Asian Sports (H.A.S.F.) Mr. Robogiannakis George 02/02/2023
24 Algérie Algeria Kun Khmer Federation of Algeria 00/00/2010
23 Mauritanie Mauritania Kun Khmer Federation of Mauritania 00/00/2010
22 Cộng hòa Ireland Ireland Kun Khmer Federation of Ireland 00/00/2010
21 Bỉ Belgium Kun Khmer Federation of Belgium 00/00/2010
20 Iraq Iraq Kun Khmer Federation of Iraq 00/00/2010
19 Nhật Bản Japan Kun Khmer Federation of Japan 00/00/2010
18 Úc Australia Kun Khmer Federation of Australia 00/00/2010
17 Canada Canada Kun Khmer Federation of Canada 00/00/2010
16 Hoa Kỳ United States Kun Khmer Federation of USA 00/00/2010
15 Nepal Nepal Kun Khmer Federation Nepal 00/00/2010
14 Bờ Biển Ngà Côte d'Ivoire Kun Khmer Federation Côte d'Ivoire 00/00/2010
13 Việt Nam Vietnam Muay Viet Mr. Giap Trung Thang 31/01/2023
12 Hồng Kông Hong Kong Kun Khmer Federation of Hong Kong 00/00/2010
11 Ukraina Urkraine Kun Khmer Federation of Urkraine 00/00/2010
10 Đức Germany Kun Khmer Federation of Germany 00/00/2010
9 Tây Ban Nha Spain Kun Khmer Federation of Spain 00/00/2010
8 Thổ Nhĩ Kỳ Turkey Kun Khmer Federation of Turkey 00/00/2010
7 Bồ Đào Nha Portugal Kun Khmer Federation of Portugal 00/00/2010
6 Hà Lan Netherlands Kun Khmer Federation of Netherlands 00/00/2010
5 Anh England Kun Khmer Federation of England 00/00/2010
4 Thụy Sĩ Switzerland Kun Khmer Federation of Switzerland 00/00/2010
3 Ấn Độ India Kun Khmer International Federation of India 00/00/2010
2 Campuchia Cambodia Kun Khmer Federation (KKF) H.E. Tem Mouen 00/00/2010
1 Pháp France Kun Khmer Federation of France 00/00/2010

Phong trào Olympic

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Vath Chamroeun, tổng thư ký của Ủy ban Olympic Quốc gia Campuchia, đã nói về kế hoạch này trong một cuộc thảo luận vào ngày 5 tháng 2 năm 2023 trong khi kêu gọi sự ủng hộ đối với môn võ cổ truyền Kun Khmer.

Ông Chamroeun, đồng thời là Tổng thư ký Ủy ban quốc gia Campuchia tổ chức SEA Games 32 năm 2023 (CAMSOC) cho biết, đến nay liên đoàn có 50 thành viên bao gồm Iran và các quốc gia ở châu Mỹ.

"Campuchia thành lập liên đoàn Kun Khmer vào năm 2015. Trước đây, chúng tôi có 29 quốc gia thành viên và hiện con số này đã tăng lên 50 quốc gia sau khi họ đề nghị trở thành thành viên. Mục tiêu của chúng tôi là ít nhất 75 quốc gia."

Ông Chamroeun cho rằng để được phong trào Olympic công nhận là một môn thể thao phải có thành viên ít nhất từ 75 quốc gia trở lên. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Campuchia và Thái Lan đang có xung đột về tên gọi của môn võ cổ truyền. Campuchia đã nhất quyết sử dụng Kun Khmer trong trận đấu khu vực sắp tới thay vì Muay Thái.

Thái Lan đã tẩy chay sự kiện này. Cả hai quốc gia đều tuyên bố rằng môn thể thao này có nguồn gốc từ tổ tiên của họ.

Chamroeun cho biết các môn thể thao dân tộc như Kun Khmer không thể bị loại bỏ bởi bất kỳ quốc gia nào vì nó đã ăn sâu vào truyền thống Campuchia từ lâu đời.

Ông nói, cả Kun Khmer và Muay Thái đều không thể trở thành môn thể thao Olympic vì nó là truyền thống của một dân tộc cụ thể. Đó là lý do tại sao Campuchia đang phấn đấu để Olympic được công nhận là môn thể thao truyền thống của họ. [33]

Sea Games 32

[sửa | sửa mã nguồn]

Kun Khmer là một trong những môn thể thao được tranh tài tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 ở Campuchia. Tại SEA Games 32, môn Kun Khmer sẽ khởi tranh từ ngày 06/05/2023 và khép lại vào ngày 11/05/2023. Tất cả các trận đấu đều diễn ra tại Sân vận động Olympic Phnôm Pênh.

Nội dung thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ môn Kun Khmer tại SEA Games 32 bao gồm tổng cộng 19 nội dung: thi đấu (Kun Khmer) và biểu diễn (Kun Kru). Các nội dung thi đấu được chia theo hạng cân. Có 12 nội dung thi đấu dành cho Nam và 7 nội dung thi đấu dành cho Nữ, cụ thể như sau:

Bộ môn Kun Khmer
Stt Nội dung / hạng cân Nam Nữ
1 45 Kg Green tickY Green tickY
2 48 Kg Green tickY Green tickY
3 51 Kg Green tickY Green tickY
4 53 Kg Green tickY Green tickY
5 57 Kg Green tickY Green tickY
6 60 Kg Green tickY Green tickY
7 63.5 Kg Green tickY Red XN
8 67 Kg Green tickY Red XN
9 71 Kg Green tickY Red XN
10 75 Kg Green tickY Red XN
11 81 Kg Green tickY Red XN
12 Kun Kru Green tickY Green tickY
Tổng nội dung theo giới tính 12 7
Tổng cộng nội dung 19

Bảng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
  Đoàn chủ nhà ( Campuchia)
HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Campuchia143219
2 Việt Nam58417
3 Lào05712
4 Myanmar0279
5 Philippines0156
6 Malaysia0055
Tổng số (6 đơn vị)19193068

Bảo tàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện SEA Games lần thứ 32, Liên đoàn võ thuật Campuchia dự kiến sẽ tập kết các tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến võ truyền thống Kun Khmer và Bokator tại Viện Bảo tàng quốc gia Campuchia để tiện du khách và người đam mê võ thuật đến nghiên cứu, giao lưu và học hỏi.

Nhà quảng cáo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mạng lưới truyền hình Campuchia CTN
  • Truyền hình Bayon
  • Truyền hình TV5 Campuchia
  • Truyền hình Town Full HD TV

Các võ sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Eh Phuthong: Vô địch TV5, Vô địch Kickboxing truyền thống Khmer, Vô địch Thủ tướng Samdech Hun Sen.
  • Youth Phouthong: Thống đốc tỉnh Koh Kong và là sư phụ của Eh Phuthong và cũng là sư ông của võ sĩ Thoeun Theara.
  • Thun Sophea: Vô địch kickboxing CTN 67 kg năm 2006.
  • Bun Sothea: Hai lần vô địch Kubota (54 kg và 60 kg). Là học trò của Thun Sophea.
  • Chan Rothana: Chủ phòng tập Selapak và hiện là võ sĩ ONE Championship.
  • Keo Rumchong: Võ sĩ Kun Khmer đấu ngoài Battambang, Campuchia.
  • Oumry Ban: Cựu vô địch Kun Khmer giữ chức vô địch quốc gia đầu tiên vào năm 1964 ở hạng 61 kg và hiện là chủ sở hữu của Trung tâm Kickboxing Long Beach.
  • Sen Radath: Võ sĩ Kun Khmer hiện tại và đội tuyển Vovinam Campuchia thi đấu ở hạng cân 51 kg. Anh ấy là một vlogger YouTube thể hiện nghệ thuật Kun Khmer cho người xem của mình.
  • Thoeun Theara: Võ sĩ Kun Khmer của câu lạc bộ Eh Phuthong thi đấu ở hạng cân 72.5 kg. Ngày 24/12/2022 giành được Đai và Cúp vô địch Thai Fight từ cao thủ vô địch Muay Thái Saiyok Pumpanmuang.[34] Ngày 11/02/2023 giành được đai vô địch quốc tế IPCC từ cao thủ vô địch Thiago Teixeira (Brazil).[35]
  • Prom Samnang: Võ sĩ Kun Khmer thi đấu ở hạng cân 78 kg. Hiện tại đã giành thêm được Đai vô địch Thai Fight ở Thái Lan từ cao thủ vô địch Muay Thái Thomas Carpenter.[36]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Khmer Boxing" Leisure Cambodia. Đăng bởi Moul Vongs, tháng 12/2001
  2. ^ The A-Fighters: Reviving Cambodian Culture Through Khmer Martial Arts
  3. ^ Maspero, G. (1915). Grammaire de la langue khmère (cambodgien). France: Impr. nationale. p.446.
  4. ^ Moul. "Khmer Boxing." Leisure Cambodia, Dec. 2001, truy cập ngày 27/08/2020.
  5. ^ Sites, Kevin. ngày 18 tháng 7 năm 2006. Year Zero Lưu trữ 2006-08-08 tại Wayback Machine, Yahoo.com (retrieved ngày 5 tháng 11 năm 2006)
  6. ^ "Cambodia Genocide Project | Yale University." Cambodian Genocide Project.(retrieved 16 Jan. 2009)
  7. ^ Sport of kickboxing felled by Khmer Rouge returns. Đăng bởi Ker Munthit, ngày 07/11/2001
  8. ^ Stockmann, Hardy (1974). “Khmer Kickboxers No Match for Bangkok Fighters”. Black Belt Magazine. 12 (8): 62 – qua Google Books.
  9. ^ “Kick! Kick! Punch!”. Shanghai Star. ngày 7 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2006.
  10. ^ Kickboxer Brought Beloved Sport Stateside. VOA Cambodia, đăng ngày 05 tháng 10 năm 2009
  11. ^ “Angkor Youth Boxing Club » Tem Moeun voted new CABF president”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015.
  12. ^ “The Phnom Penh Post”. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015.
  13. ^ Tem Meurn interview. YouTube. ngày 17 tháng 1 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015.
  14. ^ Monday night's all right for fighting in Phnom Penh, Nhật báo Phnom Penh Post. Đăng bởi Cornelius Rahn, ngày 17/12/2008.
  15. ^ Cambodian kick boxers triumph in South Korea, Nhật báo Phnom Penh Post. Đăng bởi Vong Sokheng, ngày 11 tháng 04 năm 2008.
  16. ^ “Thể thao Campuchia và Thái Lan mâu thuẫn vì các môn thi SEA Games 32”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 24 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ Minh An (24 tháng 1 năm 2023). “Thái Lan và Campuchia bất đồng vì cái tên 'Muay Thái'. ZingNews. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ “Muay Thai replaced by "Kun Khmer" at May SEA Games 2023 - Khmer Times” (bằng tiếng Anh). 21 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ Nguyễn Đăng (25 tháng 1 năm 2023). “Thái Lan, Campuchia có ý kiến khác nhau vì một môn thi đấu tại SEA Games 32”. Báo Lao động. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  20. ^ Campuchia sẽ không cử vận ​​động viên thi đấu Muay Thai nếu Thái Lan tẩy chay Kun Khmer. Nhật báo EAC News, đăng bởi Saroeun Phallika ngày 23/01/2023.
  21. ^ Võ phục và sợi tơ buộc đầu​ Kun Khmer truyền thống. Đăng bởi Thmey Kley Klel, ngày 08/03/2023
  22. ^ a b Võ phục và dây buộc đầu Kun Khmer hiện đại hóa. Đăng bởi MC Vutha, ngày 09/03/2023
  23. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, Biểu diễn bởi nữ võ sĩ Pich Choronai
  24. ^ Có 16 biến thể giai điệu tưởng nhớ ơn thầy Kun Kru
  25. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, biểu diễn bởi nữ võ sĩ Pich Choranai
  26. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, biểu diễn bởi nữ võ sĩ Touch Chan Vatey
  27. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru.
  28. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, biểu diễn bởi nữ võ sĩ Muey Sing
  29. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, biểu diễn bởi nữ võ sĩ Pich Choranai
  30. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, biểu diễn bởi nam võ sĩ Serey Theara
  31. ^ Đoạn Video Clip về nghi thức Kun Kru, biểu diễn bởi nam võ sĩ Soda Man Chi
  32. ^ Võ thuật Kun Khmer quốc tế tăng lên 50 quốc gia thành viên trong 13 năm qua. www.thmeythmey.com, đăng ngày 21/02/2023
  33. ^ Campuchia tìm kiếm sự công nhận Kun Khmer cho Thế vận hội Olympic. www.cambodianess.com đăng bởi Heak Chhork, ngày 09/02/2023
  34. ^ Trận đấu giành đai vô địch Thai Fight giữa Thouen Theara và Saiyok Pumpanmuang, sự kiện tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Ngày 24/12/2022
  35. ^ Trận đấu giành đai vô địch IPCC giữa Thouen Theara và Thiago Teixeira (Brazil), sự kiện tổ chức tại tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Ngày 11/02/2023.
  36. ^ Trận đấu giành đai vô địch Thai Fight giữa Prom Samnang và Thomas Carpenter, sự kiện ngày 05/02/2023

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Keqing có làn da trắng và đôi mắt màu thạch anh tím sẫm, với đồng tử hình bầu dục giống con mèo với những dấu hình kim cương trên mống mắt
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Entoma Vasilissa Zeta (エ ン ト マ ・ ヴ ァ シ リ ッ サ ・ ゼ ー タ, εντομα ・ βασιλισσα ・ ζ) là một chiến hầu người nhện và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Genjiro.
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm