“Tên người Việt Nam”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ vào tuần 5–11 tháng 11 năm 2007. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Tên chính và tên đệm hoán đổi cho nhau: Có thể không chính xác: Thói quen cho rằng như vậy, nhưng về mặt quản lý hành chính người ta không chấp nhận tên đứng sau. Ví dụ có gia đình đặt tên con lần lượt:
Thì pháp luật chỉ coi đều tên là "Anh" — thảo luận quên ký tên này là của Truong Manh An (thảo luận • đóng góp).
Chưa thấy Lưu Ly viết mục này. Tên người Việt này càng dài. Xưa họ và tên chỉ có 2 từ như Trần Độ, Lê Duẩn. Khi đặt tên các cụ nhờ các nhà Nho tra sách tìm tên có nghĩa tốt. Một thời gian phổ biến tên và họ có 3 từ. Một số đông con trai có chữ lót là Văn, con gái có chữ lót là Thị. Bây giờ không dùng chữ thị nữa và không chỉ con gái mà con trai tên cũng gồm cả 4 từ. Họ là họ ghép cả họ cha và họ mẹ nếu 2 họ này không trúc trắc khó đọc. Đã có tên gồm 5 và 6 từ.
Khi đặt tên, người Kinh thường xem lại gia phả để tránh đặt trùng tên các bề trên trong họ, tránh đặt trùng tên các xếp, các nhân vật khó ưa trong văn học... Bánh Ướt 01:32, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Khó phân biệt mật danh, ngụy danh, biệt danh quá. Còn hỗn danh Tướng Râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ, Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan thì xếp vô mục nào? Nghilevuong 07:11, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Tên bài là "Tên người Việt Nam" do đó bao gồm tên của các người thuộc 56 dân tộc có quốc tịch Việt Nam, không bao hàm tên của Việt Kiều và các thệ hệ sau đó có quốc tịch nước ngoài. Trong bài phần nghi lễ đặt tên có nhắc đến nguời Brâu phù hợp với tên bài. Nhưng các phần khác thì hầu như chỉ nói về tên của người Kinh. Nếu đổi tên bài là "Tên của người Việt" thì hợp lý hơn. Với lại tên của các dân tộc hình như Lưu Ly cũng không có tài liệu mà viết đâu, cũng có thể thêm vào một mục nhỏ trong bài "Tên người Việt" cũng được.
Như mục "Phân loại tên chính có viết:"Căn cứ vào nguồn gốc ngôn ngữ, tên chính của người Việt Nam có thể chia làm 3 loại: gốc Hán Việt, gốc Nôm hoặc gốc từ nước ngoài." chỉ là nói về tên người Việt (Kinh) mà thôi và cũng chưa chính xác nữa. Có những tên không có nghĩa gì cả như Lê Ư, Vi Văn Choồng, giáo sư Nguyễn Quang Riệu và Trần Đình Hượu không phải là tên Nôm xem diễn đàn Bàn về cái tên người Việt Nam một cái còn có nhiều tên kỳ quái khác nhau.
Bài cũng chưa có mục ảnh hưởng của cái tên
Thạc sĩ Quế cho rằng, lúc lên 5-6 tuổi trẻ có thể nhận biết được tên mình đẹp hay không qua lời khen chê của người lớn, dù chưa hiểu hết ý nghĩa của câu chữ. Trẻ chỉ thật sự cảm nhận nỗi bất hạnh qua cái tên khi đến tuổi dậy thì. Cùng với những biến đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn, trẻ bắt đầu phản ứng khi không hài lòng với tên mình.
"Cái tên quá kinh dị sẽ ám ảnh trẻ, và chúng coi đó là sự cảnh báo về một tương lai u ám", bà Quế khẳng định. Bà cũng cho biết thêm, nếu nhu cầu muốn đổi tên của con là hợp lý, hoặc đã lỡ đặt cho con cái tên không đẹp, các bậc phụ huynh không nên cố chấp. Cái tên thay đổi, cuộc đời có thể thay đổi. Luật pháp ủng hộ và tạo điều kiện để con người thay đổi "nhãn hiệu" của mình.
Nghilevuong 07:49, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Theo tôi biết thì trong văn hóa Việt từ "Văn" thường được dùng trong tên của nam (như Phạm Văn Đồng) và "Thị" trong tên của nữ (như Bùi Thị Xuân). Phong tục này hiện nay còn thông dụng không? Mekong Bluesman 09:57, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Các em bé hay được gia đình gọi thân mật kiểu như Cún, Bống, Cột, Kèo, Tin Tin, v.v... Các tên này trong bối cảnh bài này thì là tên gì? Có phải "biệt hiệu" không?--Bình Giang 14:51, ngày 6 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Tuy biết rằng đây là bài viết không của riêng ai, nhưng nếu thành viên Lưu Ly, nhân vật chính tạo nên bài ở phiên bản hiện nay mà cảm thấy hài lòng vì bài đã hoàn chỉnh thì xin hê lên một tiếng, để anh em biết mà đề cử làm bài chọn lọc nha. Bánh Ướt 01:14, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Bác này đừng có mà hãy đợi đấy! Đợi đến bao giờ, ứng cử đi thui! Khương Việt Hà 04:56, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Trong bài có nói đến chi tiết này nhưng xem danh sách trạng nguyên Việt Nam thì không thấy tên bà. Nguyễn Thanh Quang 02:37, ngày 15 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Trong bài mục đối với lãnh tụ dùng "từ xưng hộ + họ" hoặc dùng "họ + chức vụ" như Cụ Phan, Cụ Huỳnh, Bác Tôn, Hồ Chủ tịch, Ngô Tổng thống. Theo tôi đây là những vị có cách gọi chịu ảnh hưởng theo kiểu Trung quốc. Chưa rõ vì lý do gì, có thể vì họ giỏi Hán Văn và có thể vì họ được báo chí nước ngoài gọi như vậy? Sau này gọi Tổng Thống Thiệu, không gọi Nguyễn Tổng thống. Hoặc gọi đầy đủ họ tên và chức vụ tương ứng của Trung Quốc như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Giang Trạch Dân, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (không gọi Nguyễn Chủ tịch, Giang Chủ tịch, Hồ Chủ tịch theo kiểu gọi của Trung Quốc).
Riêng danh xưng "Bác", "Người" (viết hoa) đã trở thành danh từ riêng để trỏ Hồ Chí Minh khác với "Bác Hồ". Trong cụm từ "Bác và Đảng","Bác", "Người" (đều viết hoa cả hai từ) "Bác" ở đây không là danh xưng mà mọi người kể cả đứa trẻ mầm non cũng gọi khác với danh xưng của bậc đàn anh của bố. Bánh Ướt 03:39, ngày 15 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Bài này chú ý quá nhiều vào tên người dân tộc Việt-Kinh, còn các dân tộc khác thì quá sơ sài. 58.187.170.46 01:10, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Bài này chắc đề nghị rút sao quá! Xem cái mục lục là thấy không wikify rồi!--Phương Huy (thảo luận) 12:45, ngày 1 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Từ "tên cúng cơm" vốn có nghĩa là "tên thật, gọi ra để khấn khi cúng giỗ", nên để link dẫn đến trang "thụy hiệu" về mặt ý nghĩa thì không sai. Song, từ này ngày nay hay được dùng chủ yếu với nghĩa là tên ở nhà hơn. Nên đọc đoạn nhắc đến tên ở nhà mà dẫn tới thụy hiệu, tôi e là không hay cho lắm. Rychan (thảo luận) 08:53, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Phần giới thiệu của "Tên Người Chăm" có link đã hết hạn hoặc sai lệch khi tôi bấm vào, nó đã ra một bài viết không liên quan. Mà phần viết về việc chính phủ Việt Nam Cộng hoà trước năm 1959 cấm đặt tên người Chăm là không có nguồn, không có dẫn chứng. Muốn có bài viết trung thực thì phải có nguồn xác đáng. Làm ơn tìm hiểu và sửa lại. The Travel Guy (thảo luận) 12:29, ngày 11 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Có loại tên chỉ có họ + tên nữa nhé ! Vd: Nguyễn Hưng, Bùi Hiền, vv... Ai đí thêm vào giùm Nguyễn Văn Méo (thảo luận) 05:22, ngày 5 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Đưa ví dụ Hồ Chủ tịch, Ngô Tổng thống là phiến diện, đây là ngoại lệ hơn là thông lệ (exceptions rather than the rule) của thế kỷ 20. Người Việt ít khi dùng gọi họ vì sẽ bị trùng họ rất nhiều. Trong các ngữ cảnh trang trọng thì người ta sẽ dùng tước hiệu, ví dụ Hưng Đạo vương, Trình Quốc công. Còn bình thường người ta sẽ gọi tên hoặc họ, tên đầy đủ thay vì họ. 2604:3D08:4E7F:F7E0:3CD0:1D28:112E:1D8B (thảo luận) 19:38, ngày 24 tháng 3 năm 2021 (UTC)