Thảo luận Thành viên:Neoneurone

Tổng số đóng góp

[sửa mã nguồn]
Thống kê sửa đổi của thành viên trên Wikipedia
Xem tổng số sửa đổi của tôi

Administrator

[sửa mã nguồn]

Hello, you are now an administrator. Please create a page for this wiki explaining what administrators are if one does not already exist, and list yourself there. There are instructions on how to use your administrator powers in the administrators' how-to guide on the English Wikipedia. If you have any problems, let me know on my talk page, or leave a note on meta:Requests for permissions. Good luck. Angela 22:21, 3 tháng 1 2005 (UTC)

Thank you. Neoneurone 12:00, 4 tháng 1 2005 (UTC)

Mở/tự do

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Chúng ta đã có một Biểu quyết về cách dịch từ free ra tiếng Việt. Đa số đã chọn mở. DHN 03:00, 28 tháng 3 2005 (UTC)

Xin lỗi bạn. Tôi cũng thích "tự do" hơn, mà cộng đồng ở đây có đồng lòng là đổi thành "mở". – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 05:40, 28 tháng 3 2005 (UTC)

Tiếc là trong thời gian qua tôi không có mặt ở đây để bỏ phiếu phản đối việc dùng chữ "mở" để dịch từ "free". Điều thứ nhất, trong cụm từ "Bách khoa toàn thư mở" chữ "mở" nghe thật không hay. Điều thứ hai, chữ "free" dịch ra tiếng Việt là "tự do", cũng là tinh thần tự do của tất cả phần mềm tự do "open source software". Điều thứ ba, tôi thấy chuyện bàn về sự nhạy cảm gì đó của một số thành viên là vô nghĩa. Người Việt Nam thật sự được tự do trong và ngoài nước hay không đó là vấn đề chíng trị không liên quan đến việc dùng chữ "tự do" trong Wikipedia. -- Neoneurone 11:31, 28 tháng 3 2005 (UTC)

Việc xóa thảo luận

[sửa mã nguồn]

Chào anh Khang,

Tôi thấy ta không nên xóa những câu viết tại bài thảo luận, trừ khi nó là spam hay tục tĩu. Những trang thảo luận là để độc giả nêu ra ý kiến, dù đúng dù sai hay không liên quan đến bài. Dung Nguyen 19:01, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Chào em, nếu em xem lại câu anh đã xóa thì nó không có liên quan gì đến bài đó. Hơn nữa, người đó không có đăng nhập lại dùng tên của người khác để mạo nhận chữ ký. Trang thảo luận dùng để trao đổi ý kiến giữa các bạn đọc nhưng không phải là một trang blog để bất cứ ai cũng tùy tiện viết vào đó theo ngẫu hứng của mình. Thân -- Nguyễn Dương Khang 20:28, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Đây là ý riêng cuả Nhân Võ: Chữ "mở" (từ chữ open source chẳng hạn) là lối dịch sát một các không theo ý nghiã. Lối dịch thuật này theo riêng tôi hơi vi phạm tính chính xác cuả ngôn ngữ học nhưng có lẽ tôi đến sau nên không tiện phân tích nhiều sẵn thấy tôi thêm vài ý cho vui

Bàn thảo thống nhất về việc dịch danh từ riêng

[sửa mã nguồn]

Bạn Khang thân mến, Đã có 1 đề nghị mới dung hoà hơn về dịch thuật. Tôi rất muốn làm sao có được 1 chuẩn dịch dể dàng và thống nhất nhưng lại phải theo được xu hướng tương lai và thực sự mở cho mọi người trong nước và giới trẻ nước ngoài (đa số sống ở Mỹ) được có cùng cơ hội như nhau Xin bạn trở lại trang này và cho ý riêng http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia_talk:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt/T%C3%AAn_qu%E1%BB%91c_gia nhanvo

Tin nhắn cho người quản lý

[sửa mã nguồn]

chào bạn. Số lượt người tham gia sửa đổi Wiki tiếng Việt đang tăng. Tôi nghĩ cần phải có trang này Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý. Bạn cho ý kiến nhé. Vietbio 14:59, 8 tháng 5 2005 (UTC)

CarlKenner

[sửa mã nguồn]

Hi. I need someone to unblock me at English Wikipedia. A vandal with Administrator priveliges blocked me for reporting his friend for vandalism, uncivility and violation of the 3-revert rule. Also someone needs to undo the vandalism of the en:Elections in Cuba article.

CarlKenner 11:37, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phòng IRC

[sửa mã nguồn]

Hình như bạn là người tạo ra phòng IRC của Wikipedia tiếng Việt. Bạn có chia sẻ quyền điều khiển phòng đó với tôi được không? Bây giờ có điều là không được đặt đề tài của phòng chat đó do con bot ChanServ đang cấm đổi đề tài (TopicLock). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, tôi tạo cái đó ra lâu rồi, kêu gào dân quan lý tụ tập vào đó cho tiện viêc trao đổi nhưng ít người đê ý tới. Nếu em muốn tham gia vào thì cho tôi biết tên hiệu em dùng tại đó là gì. Thân --Nguyễn Dương Khang 16:32, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đã đăng ký tên MinhNguyen tại mạng đó, nhưng chỉ có thể vào phòng đó những buổi tối không có nhiều bài học. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:56, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Một ý kiến hay?

[sửa mã nguồn]

Trước khi đi nghỉ hè, Neoneurone nêm ghé thăm Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý/Đầu và viết vào đó thời gian vắng để các người muốm để message cho sysop biết là ông có mặt hay không.

Mekong Bluesman 07:30, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi thấy BBC Việt ngữ thường sử dụng "tháng Một". Ngoài ra, tôi không bao giờ nghe đến "tháng Giêng" đến khi bắt đầu đóng góp vào Wikipedia tiếng Việt: những người thân của tôi chỉ sử dụng "tháng một" khi nói chuyện. Có lẽ những tiếng địa phương nói khác nhau? Nhưng, tại sao bạn nói đến điều này? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:34, 31 tháng 8 2006 (UTC)

Như tôi đã ghi, trong văn viết thì người ta thường dùng tháng Giêng nhiều hơn. Trong các ngôn ngữ nước ngoài cũng có nhiều chữ chỉ dùng trong đàm thoại hàng ngày mà ít được dùng trong văn viết vì không phù hợp. Tôi nói với chú em việc này vì tình cờ có xem qua một lỗi phần mềm liên quan đến ngày tháng tiếng Việt. Thân. Nguyễn Dương Khang 16:46, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Tốt nghiệp

[sửa mã nguồn]

I just noticed that you've updated your userpage. Congratulations on graduating! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:04, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Cám ơn em:) Thân. Nguyễn Dương Khang 08:33, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Nhờ quản ý xoá luôn bài này. Thank. Lưu Ly 08:48, 2 tháng 12 2006 (UTC)

BCHTW

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy tồn tại từ này trong nhiều văn bản hiện nay của VN, nên để chuyển hướng có tác dụng tham khảo, ngoài ra tránh phải gõ dài dòng dòng chữ "Ban chấp hành...". Lẽ ra anh nên thảo luận với Apple trước khi xóa thì hay hơn. Nguyễn Thanh Quang 18:00, 4 tháng 12 2006 (UTC)

TW là cách viết tắt khá phổ biến cho từ Trung ương. Anh Khang có thể vào trang chủ của Đảng CS VN sẽ thấy ngay (góc phải trên cùng). An Apple of Newton thảo luận 00:05, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Họ thích viết tắt cho mau thì mặc họ. Không lẽ thấy người ta viết sai mà cũng làm theo ? Nguyễn Dương Khang 20:00, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Không phải là sai hay đúng mà đối với nhưng mục từ đủ tiêu chuẩn vào Wiki, các tên của mục từ đó đã được sử dụng trước và nay đều cần được chấp nhận. Quan trọng là chọn từ chính, các từ khác sẽ redirect về tên chính. An Apple of Newton thảo luận 01:10, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bên Wikitionary đã có mục từ này. Nếu như cần tham khảo thì tạo liên kết đến đó thì hay hơn. Mai này nếu sách giáo khoa tiểu học có thêm chữ W thì hãy đem từ viết tắt đó vào Wikipedia. Nguyễn Dương Khang

Không lẽ thấy người ta viết sai mà cũng làm theo ? Tôi hoàn toàn tán thành, nhưng với trường hợp này thì có hai ý cần trao đổi:

  1. TW chỉ là từ viết tắt, bạn bảo nó sai vì dùng mẫu tự không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, vậy thì ký hiệu Hz có được dùng không, hay cũng là sai?
  2. Trang đổi hướng chỉ có mục đích... đổi hướng mà thôi, không bắt buộc nó phải đúng. Ví dụ "Hợp chủng quốc" là sai nhưng vẫn được đổi hướng đến Hoa Kỳ.

Avia (thảo luận) 09:25, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn đã tự trả lời cho mình rồi đó: Hz là kí hiệu quốc tế không phải là từ viết tắt bằng chữ đầu. Nguyễn Dương Khang 19:42, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

BCHTW là từ viết tắt khá phổ biến trong nhiều văn bản, ý của A.Quang và Apple là có lý đấy, bạn nên xem xét lại.--Bùi Dương 16:17, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tại sao không dùng BCHTU hay BCHTƯ ? Thật đáng tiếc khi vãn bản có giá trị tham khảo của Đảng và Nhà Nước lại viết lung tung như vậy. Nguyễn Dương Khang 19:42, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thôi được, tôi tạo lại trang định hướng BCHTW, và thêm hai trang BCHTU, BCHTƯ. Nguyễn Dương Khang 19:42, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thay đổi số hít của Google

[sửa mã nguồn]

Mời anh tham gia thảo luận về việc thay đổi số hít của Google trong tiêu chuẩn đưa vào. An Apple of Newton thảo luận 14:42, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên không viết bằng kí tự Latinh

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn anh đã khẳng định nghi ngờ của tôi khi đọc qui định tên người dùng. Tôi thấy qui định ở phần tên với kí tự không phải kí tự Latin không dứt khoát, người đọc hiểu là lời khuyên không dùng kí tự không phải là Latinh, chứ không cấm. Tôi sẽ sửa, anh xem thử nhé. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:03, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mong anh cho ý kiến tại thảo luận về qui định tên người dùng, để cùng thống nhất về quan điểm cấm hay không khuyến khích dùng tên viết bằng kí tự không phải kí tự Latinh (tức hợp lệ). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:08, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Việt Nam trong tháng 5 năm 2007

[sửa mã nguồn]

Vì gần đây có các thành viên làm sửa đổi với văn phong không wiki, thiếu dẫn chứng, bút chiến và quá khích một chiều... tôi đề nghị revert bài Chiến tranh Việt Nam trở lại trước các sửa đổi của AE, Khangkhang... (phiên bản http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiến_tranh_Việt_Nam&oldid=579755) và khóa hoàn toàn bài này.

Và các bài khác cùng đề tài.

Mekong Bluesman 19:09, ngày 1 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Jettez un coup d'oeil...

[sửa mã nguồn]

... à Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý#Yêu cầu khóa tài khoản, svp. Mekong Bluesman 18:55, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thành viên:TmctThành viên:Apple đã xem rồi. Thân Nguyễn Dương Khang 06:55, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xóa thảo luận

[sửa mã nguồn]

Vì sao anh xóa thảo luận của tôi ở đây? Các anh không làm gì với mấy người ăn nói vô văn hóa thế thì làm quản lý làm gì. Tôi theo dõi mấy ngày nay thấy chán các anh quá. Các anh làm quản lý mà cứ dửng dưng như không. Miền Nam Việt Nam 13:41, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

À, cách giải quyết của anh là khóa lại à? Thật hết biết. Miền Nam Việt Nam 13:43, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trang đó trở thành một trang công kích cá nhân các thành viên Wikipedia tiếng Việt. Em không đồng ý việc làm của thành viên nào thì viết vào trang thảo luận của họ. Đừng viết vào không gian tên Wikipedia. Nguyễn Dương Khang 13:48, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Có lẽ Wiki TV cần làm mục cột điện như các diễn đàn khác để treo các thành viên vi phạm. Miền Nam Việt Nam 15:09, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bot hoan nghênh thành viên mới

[sửa mã nguồn]

Hiện nay Apple đã hoàn thành một con bot thực hiện việc hoan nghênh thành viên mới với chữ ký ngẫu nhiên, được chọn từ danh sách sau. Tôi để ý thấy anh thường xuyên hoan nghênh thành viên mới nên mong anh cho ý kiến và chấp nhận để đưa chữ kí của anh vào danh sách. Cảm ơn anh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:00, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào Thaisk. Hoan nghênh thành viên mới cũng là một phần trách nhiệm của các thành viên quản lí. Nhưng vì thời gian có hạn nên không thể hoan nghênh hết tất cả mọi người. Nếu có được con bot làm điều này thì tốt. Nguyễn Dương Khang 07:56, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trang tải hình mới

[sửa mã nguồn]

Mời anh Khang cho ý kiến đối với trang truyền tập tin mới tại Wikipedia:Upload, với mục đích giảm sự sai sót do vô ý khi truyền tập tin, thảo luận tại trang thảo luận. Cám ơn anh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:59, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã xem qua trang đó và sửa đổi một vài điểm. Nguyễn Dương Khang 07:36, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nghi án 47.800 đồng

[sửa mã nguồn]

Xin hãy cho biết bài Nghi án 47.800 đồng không bách khoa ở tiêu chí gì, căn cứ để Nguyễn Dương Khang cho rằng đó là một bài kêu oan? Có vội vàng không? Bài này hình như mới chỉ được tạo ra có mấy ngày và chưa được viết xong nữa? Có vấn đề đụng chạm gì chăng ? Meem 08:50, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào bạn. Bài đó không có đụng chạm gì đến tôi cả. Tôi thường tham gia đọc tất cả các bài mới tại Wikipedia này. Nội dung "nghi án" đó hiện giờ có ý bênh vực cho Trâm. Đó là không tôn trọng sự bình đẳng của Wikipedia. Cả bài đó thì sơ sài, nội dung theo tôi thấy thì không có giá trị bách khoa và đa số các thành viên đóng góp lâu năm đều tán thành Nguyễn Dương Khang 09:23, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vừa phải thôi cha nội, đọc ở đâu ra câu nào trong bài binh vực cho Trâm? Đó là không tôn trọng sự bình đẳng của Wikipedia: dẫn chứng cụ thể ở chỗ nào? Bài nào mới viết mà không sơ sài, bài nào mà sơ sài thì lập tức có ngay người treo bảng muốn xóa? Không đụng chạm mà giãy nãy lên? Huỳnh Thị Ngọc Trâm 09:48, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
À, cháu ngoan của nội! Bài đó có cả một khúc viết về nhân thân Trâm còn khúc viết về Thư chỉ có 4 chữ, có vẻ hơi thiên vị đó. Nguyễn Dương Khang 09:54, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
A thì ra phân bì dài ngắn. Lập luận kiểu củ chuối.
  1. Wikipedia là mở, khúc viết về Trâm cũng chưa gọi là dài, khúc viết về Thư cũng không phải là ngắn, bất kỳ ai có thông tin về Thư và có thêm nguồn dẫn đều có quyền viết vào. Tôi không thể viết nhà tôi ở gần nhà Thư, tôi biết... Thư là con... thì làm sao kiểm chứng đây. Việc bắt bẻ một bài vừa mới viết từ có hai hôm là "có vẻ hơi thiên vị" dựa trên 2 khúc dài ngắn là không nghiêm túc. Không nghiêm túc hơn khi không đem lý do này vào trang thảo luận của bài mà đem lý do này để bỏ phiếu xóa bài? Nếu ý này được đưa vào trang thảo luận của bài có thể sẽ có người khác bổ sung về Thư cho đầy đủ hơn.
  2. Nguyễn Dương Khang viết "Đó là không tôn trọng sự bình đẳng của Wikipedia" xin hãy cho biết căn cứ vào đâu để đưa ra kết luận này? Huỳnh Thị Ngọc Trâm 11:43, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cưới

[sửa mã nguồn]

Không phải, vì có một lỗi mà tìm hoài không ra. Mục "sửa" ở Lễ cưới người Việt#Những đám cưới đặc biệt chạy lung tung. Chưa rõ nguyên nhân. Lưu Ly 07:18, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cấm IP

[sửa mã nguồn]

Chắc Khang chưa rõ là từ 26 tháng 12 tới nay Wikipedia tiếng Việt liên tục bị tấn công kiểu vô cùng thô bỉ. Vương Ngân Hà (thảo luận) 15:13, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hì hì, có lẽ tôi không tham gia chống phá hoại nhiều vì tôi xem Wikipedia ở trong sở nhưng mà dĩ nhiên là những sự kiện gần đây tôi có xem qua. Cũng như bao lần trước việc phá hoại nảy sinh từ các mâu thuẫn giữa các thành viên quản lý và thành viên khác. Đôi khi cũng nóng máu nhưng mà việc giải quyết mâu thuẫn cần nhiều bình tĩnh hơn. Nguyễn Dương Khang 15:25, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thực ra với IP này thì cấm có thời hạn hay vô hạn cũng không có ý nghĩa vì đây là các IP giả. Với các IP khác, em sẽ cân nhắc điều anh nói. An Apple of Newton thảo luận 15:13, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy à ? Thế thì làm cách nào để phân biệt IP thật và IP giả ? Nguyễn Dương Khang 15:21, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Anh cứ nhìn 1 loạt IP khác nhau phá hoại trong một thời gian ngắn sẽ hiểu. An Apple of Newton thảo luận 15:23, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Điều này có thể có liên quan tới việc khóa tài khoản của Thành viên:Liebesapfel. Mời bạn đọc Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý. Vương Ngân Hà (thảo luận) 15:25, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sorry. Nhưng Neoneurone thất nghiệp gì vậy?;) Tmct (thảo luận) 18:35, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ông anh làm người ta muốn phá phải đăng ký tạo tên người dùng mới, mất thời gian quá! Làm cho các thành viên quản lý không có việc làm đây Nguyễn Dương Khang 11:37, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hừm, sao dạo đó ông em không thức lấy vài đêm để còn mong thất nghiệp? Có mấy người vất vả quá, nhất là bác Vương. Tmct (thảo luận) 10:24, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hề hề, thức đêm đầu óc thiếu sáng suốt. Chỉ còn khá năng bấm xóa, khóa,... chém bậy mắc công đổ thêm dầu vào lửa cháy cả Wikipedia thì mệt ^^ Nguyễn Dương Khang 10:35, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mẫu thông báo

[sửa mã nguồn]

Tôi, với tư cách là một người "sính en.wiki", rất mong đợi một sản phẩm thông báo mới được nhập về bởi anh, một người "sính fr.wiki";D. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:43, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi coi bên fr.wikipedia, người ta có mấy cái mẫu thông báo hấp dẫn quá nên muốn ăn cắp đem qua đây nhưng chưa thành công... hì hì Nguyễn Dương Khang 16:45, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nên thông báo

[sửa mã nguồn]

Tôi nhận thấy anh đã đưa Thành viên:Tttrung ra khỏi danh sách các quản lý hiện tại. Vậy kính đề nghị anh để lại một lời thông báo, nhắn gửi tại trang của thành viên, phòng khi thành viên đó quay lại, có thể biết được những gì đã xảy ra trong thời gian mình đi vắng. Cảm ơn anh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 13:59, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cám ơn em đã đưa ý kiến. Anh đã nhắn cho Thành viên:Tttrung. Thân Nguyễn Dương Khang 15:24, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Anh nên sort tên thành viên ở thể loại cựu quản lí cho dễ nhìn (như anh Hà thì ở vần V). conbo 11:14, ngày 21 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đã làm xong. Thân Nguyễn Dương Khang 13:43, ngày 21 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đổi tên tiếng Việt của sysop

[sửa mã nguồn]

Anh đừng vội đổi tên trong khi ý kiến còn rất phân tán. Nếu từ "người quản lý" hàm nghĩa nhiều quyền hơn so với thực chất thì từ "bảo quản viên" lại trái hẳn. Anh đã thấy ở đâu "người bảo quản" cấm khách vô nhà chưa? Avia (thảo luận) 02:52, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Việc đổi tên là tránh các thành viên mới nghĩ rằng người quản lý là một người đầy quyền hạng. Thực chất là không phải như vậy vì mục đích chính của Sysop là bảo quản Wikipedia. Hơn nữa bên en không có đề cập đến chữ quyền mà dùng chữ công cụ để chỉ các công cụ kỹ thuật bảo quản. Chính vì ý kiến còn phân tán nên cần có một strong leading board. Chuyện này cứ như cục u, để càng lâu càng tốn mực. Bảo quản viên nghe còn hay hơn là Lao công mà lao công lại chính là công việc thật sự của người quản lý hiện nay. Nguyễn Dương Khang 08:45, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thành thật mà nói tôi không mấy hài lòng với việc đổi tên mới mà không dựa trên kết quả biểu quyết cuối cùng, thêm vào đó, tôi nhận thấy khái niệm "bảo quản viên" chưa phản ánh được những nỗ lực của những người đã được cộng đồng bầu ra với tư cách quản lý viên (tôi không sử dụng từ quyền hạn hay chức trách). Bảo quản viên quá thiên về kỹ thuật, hành chính, sự vụ và nặng về trách nhiệm, sẽ không có tác dụng khuyến khích bất cứ một ai sau này ra ứng cử. Trong khi đó không phải ai trong số những người đã được bầu cũng đều thành thạo các thao tác bảo trì, bảo quản, và công việc của những người đã được cộng đồng bầu ra với những lá phiếu dựa trên niềm tin, sự tôn trọng và sự kỳ vọng vào tương lai của Wikipedia này, còn có thể là tư vấn, giúp đỡ, động viên những thành viên bỡ ngỡ và cảnh cáo các thành viên phá hoại. Đó không phải là tiếng nói của quyền uy mà đó là tiếng nói của một người đi trước có hiểu biết. Anh có thể cho rằng tư vấn, giúp đỡ, động viên, giải đáp thắc mắc hầu như ai quen thuộc Wiki đều có thể thực hiện được, nhưng tôi nghĩ rằng trách nhiệm chính và vai trò chính thuộc về những người "đứng mũi chịu sào" trên Wikipedia hiện nay! Nếu có một cuộc bỏ phiếu rộng rãi, tôi sẽ bỏ phiếu cho hoặc "quản trị viên" hoặc "quản lý viên", chứ không bỏ phiếu cho "bảo quản viên". Dĩ nhiên, những quan điểm nói trên của tôi, có thể chủ quan nếu nó không được cộng đồng đa số chấp nhận, và tôi thành thật xin lỗi Dương Khang nếu anh thấy những điều tôi nói ở trên chưa hoàn toàn chính xác! Trân trọng! Khương Việt Hà (thảo luận) 14:49, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Việc đổi tên từ "người quản lý" thành "bảo quản viên" là để tránh những sự hiểu lầm như anh đã nói. Khi đã đắc cử, "bảo quản viên" hay "người quản lý" cũng vẫn là thành viên như bao thành viên khác. Wikipedia tiếng Việt đã thần thoại hóa các công cụ bảo trì mà một "bảo quản viên" có thể dùng. Đây là một điều sai nặng nề từ lúc đầu khi Wikipedia được dịch sang tiếng Việt. Việc bảo quản Wikipedia là việc hoàn toàn tự nguyện và không công. Nếu anh nỗ lực cống hiến có thể sẽ có người đại diện cộng đồng cám ơn anh mà cũng có thể là không ai để ý đến. Nếu như anh không thành thạo với công việc bảo trì, anh có thể xem các tài liệu, và qui định Wikipedia. Nếu như tiếng Việt không đầy đủ anh có thể xem bên tiếng Anh. Các "bảo quản viên" chính là người thực hiện các thao tác kỹ thuật bảo trì Wikipedia, nhưng không phải là các "thành viên đứng mũi chịu sào". Việc giúp đỡ, hướng dẫn, chống phá hoại tại Wikipedia tiếng Việt có biết bao nhiêu thành viên khác làm mà không cần đến các công cụ bảo quản. "Bảo quản viên" là từ văn hoa, đích thực công việc mà "bảo quản viên" làm thêm đó là "quét rác" hay "lao công". Chữ "quản trị viên" và "quản lý viên" đã thảo luận rồi. Hai cụm từ đó bao gồm quyền, hạng, cấp, bậc v.v... Nhưng thực sự "bảo quản viên" thì chỉ có thêm các công cụ bảo trì Wikipedia để áp dụng các qui định của Wikipedia thôi. Thân Nguyễn Dương Khang 15:13, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có thể quan điểm của tôi còn thiếu sót, tuy nhiên tóm lại, tôi thành thật mong có một cuộc biểu quyết, và dựa trên kết quả cuối cùng ngay cả khi kết quả đó là "người quét rác", tôi cũng OK. Cuộc bỏ phiếu hiện nay chưa hiển thị trên trang chính để nhận được ý kiến rộng rãi và những tranh luận còn chưa ngã ngũ. Như mọi vấn đề trong Wikipedia có thể có nhiều ý kiến trái chiều khác, dù mất thời gian hơn nữa, vấn đề này vẫn cần thiết phải được bàn thảo kỹ hơn trước khi quyết định! Trân trọng! Khương Việt Hà (thảo luận) 15:21, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lúc này các sysop theo phong trào "quản lý" wikipedia như làm admin cho một forum nhỉ.--Á Lý Sa (thảo luận) 15:26, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Viethvvh không biết gì cũng nói, Khang đi du học lung tung giỏi tiếng Việt đến độ tự ngồi dùng được chữ "Bảo quản viên". Ai đó nêu ý kiến ở trang thảo luận, rốt cục là anh Kỹ sư Bác Sĩ này cố tình hay vô ý không hiểu ngừơi đó muốn nói gì? Còn chế câu của của họ? Thật là 825
  • Bảo quản: bảo quản

- đgt. Giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng, hao hụt: bảo quản máy móc bảo quản hồ sơ.

  • Viên: viên chức

- dt (H. viên: người giữ một chức vụ; chức: việc về phần mình) Người làm công tác chính quyền. viên chức - dt (H. viên: người giữ một chức vụ; chức: việc về phần mình) Người làm công tác chính quyền. Bảo quản Viên: người làm việc với Meta (có ăn lương) chuyên đi sửa chữa cái gì đó (tùy biến dao diện 1 chút là bảo quản!) hay là ngồi khư khư khóa bài viết để bảo quản bài viết.

  • Bạn Khang thật là xuất chúng, cần phải tặng huy chương vì đã bỏ qua 1 từ lai thành 1 từ Hán Việt 100%, bảo đảm trong sáng của Tiếng Việt.
  • Lần đầu tiên tôi thấy có người Bỏ qua mọi quy tắc mọi cách xuất sắc như vậy, lạy 360* trời đất, tôi biến luôn khỏi cái trang ba trợn kiêu này cho rồi (qua Wikipedia phiên bản khác chơi) cho rồi. Ngẫm lại, thành viên Magnifier nói đúng (dù thật sự quá trẻ con khi nói kiểu nó) toàn 1 bè phái và vài độc tài đang thi đua phá Wikipedia phiên bản Tiếng Việt.
  • Một vấn đề cần giải quyết một cách căn bản, lại đi xây từ nóc (đổi cái tên là đủ hả?), ờ mai mốt lỡ tôi có bán lộn thuốc cho khách, đóng cửa rồi tô cái bản hiệu khác là xong? Hay quá để mai mố có gì tôi làm hén.
  • Không dịch được thì cứ dùng hẳn từ gốc, chứ "xoong", "web" hiện giờ người Việt đang dùng ầm ầm là cái quái gì?
  • Tạm biệt biến luôn đây, về săn sóc cái blog (bỏ hoang 1 tháng nay vì Wikipedia, thật là uổng phí)

Thân chào 825

Cám ơn anh đã quá khen. Thân Nguyễn Dương Khang 15:35, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Em vẫn luôn khó chịu vì cách hiểu sai của mọi người, khi có người cứ nói nhờ một quản lý nhắc dùm thành viên kia, tại sao không có quản lý nào sửa/thêm tiêu bản cho bài này?, cách hiểu hoàn toàn sai lạc của rất nhiều thành viên ở đây. Wiki là một khái niệm lạ, do đó không dễ để cảm nhận được cái đặc biệt của nó. Không mấy người hiểu được sysop có thêm những khả năng gì, và đứng ở vị trí nào trong cộng đồng (họ hiếm khi đọc qua các quy định tóm tắt), do đó mà việc đổi tên chính là sự thay đổi đầu tiên, không thay đổi được gì ở hiện tại ("bình mới rượu cũ") nhưng nó là nền tảng cho tương lai, với các thành viên mới, sysop mới sẽ tham gia. Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đề nghị nếu anh mở cuộc thảo luận mới, thảo luận này không nên mở rộng toàn cộng đồng (đem cái hiểu nhầm ra bỏ phiếu để chống hiểu nhầm???), và yêu cầu các thành viên trước khi thảo luận phải đọc thật kỹ Wikipedia:Người quản lý (em sẽ dịch thêm sớm), và ưu tiên cho ý kiến của sysop hiện tại và thành viên có kinh nghiệm, vì chính họ mới là những người hiểu cách vận hành của Wiki, cầm công cụ trong tay để biết mình làm được gì, và chứng kiến việc thực hiện công cụ đó trong thời gian đủ dài. Anh có thể trích ý kiến này của em để đưa vào thảo luận. Với em, có những việc phải đi từ dưới lên, nhưng cũng có những chuyện phải đi từ trên xuống, và vấn đề này là tiêu biểu. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:24, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, anh có cảm giác như "bảo quan viên", (bảo quản theo nghĩa tiếng Anh maintenance và phù hợp hơn với nghĩa system operator hay kỹ thuật viên hệ thống) bị các thành viên mới hiểu lầm là một địa vị quan trọng. Chính là từ người quản lý đem đến sự hiểu lầm này; quản lý xem như manager. Anh muốn đổi thẳng để tránh hiểu nhằm rồi tiếp tục bổ sung các tài liệu về cách hoạt động của Wikipedia cho người mới đến. Nhưng một số thành viên lại nghĩ rằng từ quản lý bị gián xuống làm lao công thì cay đắng quá. Khi anh đưa ra biểu quyết thì sẽ giới hạn thành viên được bỏ phiếu là các thành viên tham gia bảo trì Wikipedia tiếng Việt hiện nay. Thân. Nguyễn Dương Khang 08:45, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Dạo loăng quang thì lại thấy có thảo luận này. Có vẻ vài quản lý vẫn chưa hiểu hết wiki. Tôi muốn "góp ý" hơi "dài hơi" một chút thì viết vào đâu nhỉ ? Truong Manh An (thảo luận) 08:56, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mời anh An một ly muscat cầm hơi để mở một đoạn mới tại thảo luận của tôi;-) Thân Nguyễn Dương Khang 09:46, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Về khoản "cay đắng", để cho một số người đỡ "cay" thì dùng Wiki-bộc cho nó đỡ vậy? Nói trắng ra thì "bộc" là "đầy tớ". Nhưng dùng từ Hán Việt xủng xoẻng lại đánh lừa lỗ tai. Giống kiểu ngữ Công bộc của dân vốn nguyên thủy là "đày tớ của dân" nhưng các bác ấy sửa đi cho nó...đỡ ngượng. Hà hà... Tmct (thảo luận) 10:21, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ việc bảo trì hiện nay là việc kỹ thuật, chẳng khác nào quét rác không công cho Wikipedia tiếng Việt này vậy. Có lẽ nên tạo ra một số địa vị danh dự khác để chỉ khái niệm "quản lý" hiện nay như: "Wiki tổ sư", "Wiki tiền bối", "Wiki mầm non" etc... và cũng đem ra cho cộng đồng bầu các thành viên vào vị trí danh dự đó. Nguyễn Dương Khang 10:31, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vậy thì mở biểu quyết đi thôi, nên có hạn kết thúc (2 tuần chẳng hạn), chứ nếu hiện trạng tại đây mà gọi là biểu quyết thì nó sẽ lây rây thêm....3 năm nữa. Tmct (thảo luận) 10:51, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu cứ như vậy! Tôi cũng chán!

[sửa mã nguồn]
Có cần đổi tên hay không ?
Có thể có nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi này, thử nhìn một cách "trung lập" sẽ thấy như sau:
  • Một số người quản lý không muốn đổi tên: Lý do thường là những tên mới sẽ làm hạ thấp vai trò của người quản lý. Ví dụ: trong một cuộc vui, muốn chia sẻ thành tích với bạn bè, người ta chỉ muốn nói: “tao làm admin, mod, quản lý ở diễn đàn A, B, C hay wiki...chứ không ai nói “tao đang quét rác ở A, B, C...”. hay nói với con “bố ngoài đời không là gì nhưng trên mạng là hơi to đấy!...”.
  • Một số người quản lý muốn đổi tên: Là những người hiểu được bản chất của wiki, và muốn có một sự phát triển mới hơn mà theo ý nghĩ của họ nó cần phải như vậy.
  • Một số thành viên không muốn đổi tên:
    • Một số không muốn bởi đó có thể là cái đích nhắm tới của họ. Những hành động của các thành viên này có một phần hơi hướng để gây được sự chú ý, tạo sự nổi trội. Họ không hiểu được đằng sau “vầng hào quang” là sự hi sinh, nín nhịn rất nhiều ngay cả trong sở thích thông thường nhất.
    • Một số thành viên không muốn đổi chỉ vì họ có mâu thuẫn với một thành viên khác có ý muốn đổi tên. Đó là điều thường thấy, do vấy trái/phải rất dễ dàng bị uốn theo, được tạo ra lý lẽ biện chứng cho nó chỉ đơn giản xuất phát từ những sự mâu thuẫn với nhau như vậy (hơi giống cách làm của các luật sư bởi nghề của họ phải vậy).
  • Những thành viên muốn đổi: Tương tự những người quản lý muốn đổi.
  • Những thành viên không quan tâm:
    • Họ có thể là những người chỉ quan tâm đến bài viết, không cần biết có các bút chiến, ít làm tươi trang “Thay đổi gần đây”, một phần họ đúng theo ý nghĩ của họ cắm cúi vào viết những bài họ yêu thích (người khác nhìn họ như “không có sự quan tâm chung” mà đó thường là một sự nhận xét không đúng tinh thần wiki - bởi ở wiki không ai bắt ai phải làm một việc gì, con người vốn chuộng sự tự do, làm những điều mình thích).
    • Có thể họ là những người chỉ đọc bài viết, mọi sự thay đổi, diễn biến thì mặc kệ.
    • Có thể họ là những người cho rằng “thế cả thôi! bình mới rượu cũ”.
Đổi tên lợi cho ai ?
Lợi hơn về mặt thiện cảm đối với những thành viên mới hoặc các thành viên cũ đã đăng ký nhưng ít khi tham gia (60.000 thành viên hiện nay chỉ cần 1/60 trong số họ có mặt thường xuyên và thỉnh thoảng sửa một lỗi nhỏ thôi là một sự thành công lớn ở vi.wiki - đừng nghĩ con số ảo đó là lớn). Đa số đến với wiki nhưng những sự tình cờ, đăng ký để có lợi hơn khi theo dõi các trang quan tâm để đọc một sự cập nhật thông tin một cách nhanh nhất. Nếu muốn kiểm tra, hãy đặt đâu đó một liên kết đến một trang đề nghị xác nhận thành viên chẳng hạn, sẽ thấy con số thực rất nhỏ (thậm chí có những thời điểm những người đang viết bài ít hơn số người quản lý hiện online nhưng không hiển thị).
Đa số những người đăng ký đều đã tham gia một vài diễn đàn khác (hoặc cũng chỉ đăng ký ở các diễn đàn khác ở một chuyên môn nhỏ hẹp hơn so với sự trải dài tri thức như wiki) đó là một lý do khiến họ thích, và lý do thứ hai là họ có thể viết một cách thoải mái, thậm chí là spam, dùng các chữ ký dưới bài viết để thể hiện họ. Nhưng đến với wiki thấy mọi sự đều rất bó buộc, ức chế...ít người ở lại lâu được (nhắc lại: con người vốn thích sự tự do). Đó một phần là quy định của wiki, nhưng đó cũng một phần bởi cách hành xử của những người quản lý trong một thời gian dài trước đây.
Sự đổi tên hiện tại ít nhất cũng sẽ làm những thành viên có thể thấy thoải mái hơn một chút. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, không phải thế là xong. Điều thực sự quan trọng hơn là cách làm việc của những người quản lý. Cấm, khoá chỉ là những phương thức cuối cùng, thể hiện một sự bất lực mà thôi (cấm ở nghĩa sâu xa của nó chính là ngăn chặn ngay một sự phá hoại liên tục và để cho một thành viên có đủ thời gian để đọc lại, hiểu hơn về những điều sai mà họ đã làm).
Và lợi cho tôi hoặc cho các thành viên khác cũng nghĩ như tôi! khi mà tôi xác định rằng cần khởi tạo ra các bài viết mới, làm nổi một bài lên trang “thay đổi gần đây” để nhằm nhiều người cùng viết thêm vào các bài cũ, viết thêm vào bài mới khởi tạo khiến chính bản thân tôi được cập nhật các thông tin mới được viết thêm vào đó. Việc đổi tên mà làm có thêm nhiều người, khơi gợi được nhiều người viết cũng là lợi cho tôi và những người có suy nghĩ giống như tôi vậy.
Đổi thành tên gì ?
Bất kỳ tên nào gây ra sự thiện cảm hơn và thực sự mang lại nguyên nhân của những sự thay đổi.
  • Tên gọi không nhất thiết phải mang một ý nghĩa để mọi người phấn đấu đến để người khác bầu bán. Thực sự người Việt Nam có tính cả nể nhiều, bầu bán ở đây chỉ là hình thức thể hiện sự a dua mà không phản ảnh đúng. Ngay cả những thành viên kỳ cựu cũng không dám viết vào phần “phản đối” nếu thực sự không hài lòng hay thực sự hiểu rõ về người đó – thay vì đó viết vào phần “Trắng” (mà thực sự phần này dành cho mọi thành viên đủ điều kiện bầu nhưng không rõ người được bầu như thế nào, có xứng đáng hay không...). Do vậy bầu không phản ánh đúng được ý kiến tất cả các thành viên. Chính vì vậy nên ngay cả các “Biểu quyết xoá bài” cũng chỉ lèo tèo một vài người thường xuyên. Cũng chẳng đổ lỗi với ai được (không bắt buộc mà), chỉ đổ lỗi cho tại sao có nhiều thành viên không tích cực trong việc bầu bá, biểu quyết như vậy.
Một xã hội thu nhỏ như wiki cũng sẽ giống như quy luật một xã hội lớn, mà trong đó tuân theo quy luật “thời thế tạo anh hùng”: nếu có loạn lạc, ắt có người đứng lên (và những người đứng lên đầu tiên sẽ được ghi danh, còn nếu không có người này sẽ có người khác), vậy nên đừng ngại không có một ai làm quản lý trong tương lai nữa.
  • Tên gọi không cần phải chính tắc: Nếu một tên gọi vừa dung hoà mọi điều kiện thì rất khó tìm được một tên như vậy. Không thể có cái tên vừa có quyền một chút (như chủ nhà để tống cổ khách bất nhã ra ngoài – mà thực sự là không có nhiều khách như vậy), vừa là người không có quyền để tạo ra sự thiện cảm với môi trường cởi mở. Tên gọi cũng không cần phải cứ có gốc ở VN bởi khi mà người VN không phải là một nền văn minh sáng chói để ảnh hưởng đến các dân tộc khác, nên cần phải tìm từ như vậy.
Chỉ cần tự hỏi: Mục đích của đổi tên làm gì ? thì mới có thể hiểu được cần đổi tên như thế nào.
Ai sẽ biểu quyết đổi tên ?
Nếu không có một sự đột biến khác thường, không có can thiệp lớn (dòng chữ to đập vào mắt khi nhìn vào trang chính hoặc trang thay đổi gần đây chẳng hạn) thì những người biểu quyết với các tên gọi khác nhau cũng giống như việc bầu người quản lý hoặc biểu quyết xoá bài. Đa số những thành viên (với con số khủng khiếp: 60.000 thành viên - niềm tự hào lớn của chúng ta – hay là làm một sự khuyến khích mỗi người cần viết 1,2 bài mới thôi thì vi.wiki sẽ thành phiên bản lớn rồi ?) lại không chú ý đến nó - bởi thực sự, có thể họ không cần biết đến tên gọi (hoặc thực sự, họ không biết những gì đang diễn ra ở wiki).
Ảnh hưởng sau đổi tên
Ngay như việc đổi tên thành công thì ảnh hưởng tức thời của nó không nhiều. Thực sự thì cần một thời gian nữa để mọi người có thể nhìn thấy sự thay đổi cả về “nội dung” và “hình thức”. Tầm ảnh hưởng của nó có thể tác động tốt hơn trong từ 2 đến 6 tháng kế tiếp.
Đổi tên thực sự sẽ làm một số người quản lý có tâm lý chán nản, ít nhất trong vòng 1-2 tháng. Tất nhiên, mọi sự đổi mới đều phải có những mất mát, nó giống như việc tự mình mổ mình ra để chữa bệnh thì cũng phải đau (và rất rụt rè trong mọi thao tác). Nhưng cũng cần có sự đổi mới nếu thực sự mọi người cùng mong muốn như vậy. Nếu như người quản lý nào thực sự vẫn mong muốn quyền lực, muốn quyền cao, và muốn mọi người phải sợ họ thì vẫn còn một cách khác cho họ: Lập một website hoặc forum riêng để làm admin ở đó! - Bởi tinh thần wiki không chấp nhận như vậy!.
Không chỉ đổi tên.
Không chì cần đổi tên, nếu như mong muốn mở cửa thì cần đổi thêm các lời lẽ trong các câu thông báo, quy định. Làm thế nào để dung hoà giữa yếu tố “quy định”, “bắt buộc” và yếu tố “cởi mở”. Một người mới đến gặp đủ thứ thông báo, quy định với lời lẽ ngăn cấm sẽ nhanh chóng rời xa vi.wiki. Chẳng có gì khó hiểu cả, tôi vừa mới đến nên còn nhớ những cảm giác ban đầu đó: Lúc thì cấm IP, lúc thì hình không có giấy phép...nếu không thì xoá. Tệ thật! Cứ làm như phải đi xin xỏ để được đặc ân viết bài ở đây. Cứ phải đủ điều kiện mới được viết bài được coi là “tầm cỡ”, “mang đầy tính bác học”, câu chữ, trình bày...giống như các cuốn từ điển bách khoa do các giáo sư viết ra vậy!.
Tôi đã viết những dòng đầu tiên vào trang thành viên một cách rụt rè, những bài PSU đầu tiên mà chẳng hiểu sao thỉnh thoảng lại hiện lên một dòng “cần wiki hoá” (bực thật). Tất cả đối với tôi như một cuốn phim quay chậm khi mà xem từng phiên bản của các bài viết đầu kế tiếp nhau. Tôi cũng từng nhận lời chào mừng với sự thích thú, được mở khoá IP khi đăng nhập mà không viết bài được từ anh NTQ và có ấn tượng tốt về người quản lý đầu tiên từ đó, nhưng khi mà có sự “bị cắn” (đó chỉ là theo cách nghĩ của tôi) một chút ở bài loa máy tính (sao hai ông quản lý này nói vậy...thì “cũng như những người khác cả thôi!” - ngộ nhận anh LL là quản lý, sau đang viết bài lại thấy mâu thuẫn lung tung, bài không tồn tại vì bị đổi tên...rồi lại thấy sao mấy ông quản lý lại ngớ ngẩn đến nỗi cứ bắt người ta hiểu từ “loa” phải là “hoa loa kèn” hoặc “phát ngôn” - tiếng Việt chứ có phải tiếng Anh đâu mà hiểu vậy) thì tôi nhận ra rằng ở wiki này chưa phải những người quản lý đều có tính cách và làm việc như nhau (đó là tại sao tôi viết góp ý trước đây về sự đoàn kết). Tôi đã vượt qua giai đoạn đó, nhưng chưa chắc rằng nhiều người đã vượt được. Đó cũng là lý do tại sao đông thành viên mà lại ít người đọc, ít người viết (đơn giản là có vào nữa đâu mà đọc với viết).
Chính vì hiểu được các giai đoạn đó nên tôi rất muốn giúp đỡ những người mới đến - mặc dù chưa lâu hơn được họ bao lâu. Đôi khi cũng làm cho người khác hoảng sợ (ví dụ với anh Dongsonvh), khiến mấy hôm không thấy anh online lại nghĩ mình có lỗi, thật may là không phải vậy. Cũng chính vì điều đó mà tôi mong muốn những người quản lý phải có các cách làm việc mới.
vi.wiki không phải là quá lớn.
Nhiều người bị hoang tưởng bởi cái tiếng wiki. Thực sự thì wiki đã thành công, nhưng phải là phiên bản tiếng Việt!. Các chỉ số, các so sánh về sự truy cập tại google chỉ phản ánh với các phiên bản khổng lồ bằng các ngôn ngữ khác. Vi.wiki chỉ là “thơm lây”, điều đó cũng tốt, nhưng không phải là lấy đó làm tự hào khiến cho chúng ta trở thành “hoang tưởng”.
Khi mà Google ra một phương thức từ điển khác (Xem liên kết ngoài của một bài trong máy tìm kiếm mà tôi mới đưa vào gần đây [1]) có thể thấy rằng rất có thể khi mà thành công thì google sẽ không cho kết quả trên các phiên bản wiki nữa, họ cho ra đời một phần tự điển thoả mãn người viết (có quyền viết tên vào đó, một cách giống như các forum – đánh vào tâm lý người tham gia được thể hiện mình nhiều hơn) thì có thể wiki kể cả phiên bản khổng lồ sẽ không còn ngôi vị số 1 nữa. Phiên bản tiếng việt còn tệ hại hơn bởi search engine hiện nay có vẻ không hỗ trợ tiếng việt (trước đây tôi tìm từ “đúc” thì nó cho ra “đức” rồi bảo: đúng 100%!).
Nếu như vẫn không có thay đổi thì vi.wiki có thể vẫn chỉ núp bóng sau các phiên bản ngôn ngữ khác. Đến lúc đó chỉ còn một cách phát triển:...hợp sức lại mà viết một cái “máy dịch tự động” dịch en qua vi, cứ thay đổi nào trên en thì cho bot dịch qua vi - thế là xong, khỏi phải thành viên, khỏi phải “chiều chuộng” các thành viên. Người quản lý chỉ cần ngồi canh bot với vầng hào quang chói sáng.
Cũng không phải là quá lớn nếu so sánh với một số forum khác, sở thích khác đang rất sôi động. Một VOZ với tập hợp những người yêu thích overclock và rộng hơn nữa: trao đổi kiến thức về phần cứng máy tính và còn rộng hơn nữa. Các diễn đàn khác về tinh học, văn hoá, thể thao, game....Nhiều người có thể cho rằng “tẹp nhẹp, tầm thường, không bách khoa, không bác học...”, với những lời lẽ “chợ búa”, “ngôn ngữ chat...” nhưng dù nói gì thì ở đó cũng đã giúp đỡ rất nhiều người hiểu biết thêm rất nhiều về khoa học máy tính mà không cần đến một “bách khoa toàn thư”.
Cũng không phải là ảnh hưởng lớn đến những người Việt Nam. Nếu vi.wiki có một tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều người dân Việt Nam thì có lẽ sẽ xuất hiện một vài “chuyên gia” về nhiều lĩnh vực (nhất là tư tưởng) để giúp đỡ vi.wiki. Ngay cả các vị lãnh đạo lớn ở VN mà còn tồn tại bài viết còn có các nội dung không đúng ở vi.wiki, ngay một ông lãnh đạo ngành viễn thông cũng sắp bị xoá tên thì vi.wiki sẽ chưa có tầm ảnh hưởng lớn đến để các ban ngành thuộc nhà nước cần phải chú ý đến (bởi vi.wiki bởi nó được biết bằng tiếng Việt, những người đọc thì đa số là không biết tiếng Anh). Không thiếu những cơ quan, những chuyên gia, những người sẵn sàng tư vấn cho chính phủ nếu thực sự cần thực hiện những điều cần thiết - nhất là trong thời đại hội nhập, mở cửa ở Việt Nam như hiện nay.
Hoang tưởng của tôi ?
Đổi tên cũng là một cách mà những người quản lý muốn nói rằng: Chúng tôi đã thay đổi, đã khác trước, và cùng nhau xây dựng một vi.wiki mạnh hơn, xây dựng một môi trường thông thoáng hơn, cởi mở hơn.
Nếu thực sự không phải là điều họ muốn nói thì ít nhất là điều mà tôi cảm nhận được từ việc đổi tên - hay chỉ là điều tôi “hoang tưởng” mà ra ?.
Nếu cứ như vậy! Tôi cũng chán
Chẳng có một tư cách gì để nói câu đó cả, bởi tôi chỉ là một thành viên bình thường, một thành viên không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng văn minh, không đi nhiều quốc gia, không biết nói ngoại ngữ và chỉ ở một nơi khỉ ho cò gáy. “Tôi cũng chán” là điều mà tôi muốn nói: Nếu một người bình thường, chất phác, quê mùa như tôi mà còn chán thì những người hơn tôi sẽ nghĩ thế nào ?

Đoạn văn vừa rồi do Thành viên:Truong Manh An viết vào lúc 12:59, ngày 24 tháng 1 năm 2008.

Ối giời, mới nhấp nhấp có một hớp là trút hết tơ lòng vào trang thảo luận này hay sao ? hêhê... Vì thời gian có hạn, xin anh vài ngày để có dịp ngẩm các ý kiến của anh. Thân Nguyễn Dương Khang 15:32, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đọc tới đọc lui mới thấy mừng rằng có người ngẫm nghĩ và hiểu sâu xa như anh. Giữa hai chữ "quản lý" và "lao công" dĩ nhiên người nào cũng thích nói rằng "ta là quản lý của Wikipedia tiêng Việt". Nhưng các vấn đề bắt nguồn từ đó. Các công cụ kỹ thuật mà người SysOp hay đúng hơn là kỹ thuật viên hệ thống có thêm chỉ nhầm mục đích bảo trì Wikipedia tiếng Việt mà thôi. Nhưng vì hai chữ "quản lý", đa số các thành viên lại hiểu lằm, rồi tranh dành, cắn, xé... Tôi sẽ cùng một vài thành viên thông hiểu việc ra sức thay đổi tình trang hiện tại nhằm có một Wikipedia mạnh và đoàn kết hơn. Việc đổi tên là việc cần thiết nhưng việc lập ra một số địa vị danh dự như "tiền bối Wikipedia" cũng là cần thiết với mục đích đáp ứng nhu cầu công nhận và đa tạ các đóng góp vô giá của một số thành viên quen thuộc với Wikipedia tiếng Việt. Nguyễn Dương Khang 15:42, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Re:Common.css

[sửa mã nguồn]

Có. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:00, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo như em thấy tại bài fr:Myconos, thì tiêu bản sơ khai này sẽ nằm ở đầu bài. Trong khi cách dùng tiêu bản sơ khai hiện nay là ở cuối bài. Việc để một khung thông báo hoành tráng như thế tại cuối bài nhìn không được đẹp đâu anh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:19, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hì hì, tiêu bản cũ coi không đẹp nên đem xuống dưới. Bây giờ có hàng nhập khẩu từ Cộng Hòa Pháp qua, thì phải đem lên tren:P Nguyễn Dương Khang 10:22, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tại vì em cho rằng tiêu bản "sơ khai" nó mang tính đánh giá, chứ không phải thông báo, thường thông báo thì mình muốn đặt lên đầu để ai cũng thấy, còn đánh giá thì thường nhẹ nhàng ở dưới, hoặc ngôi sao chọn lọc chút xíu ở trên. Nhân tiện, nhờ anh xem qua bài này en:Wikipedia:Ambox. Bên tiếng Anh họ đã chuẩn hóa tất cả các tiêu bản thông báo ở đầu trang, để tránh xanh đỏ tím vàng, dài ngắn khác nhau, thành cùng kích cỡ, khác nhau bằng thanh màu và có thể thêm hình icon dễ dàng. Anh có nghĩ chúng ta nên làm theo không? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:25, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu em xem nội dung của tiêu bản "sơ khai" mới thì em sẽ thấy rằng nó dùng một Tiêu bản:Mẫu tiêu bản thông báo. Để từ từ anh coi bên fr có một trang Ambox giống vậy không. Chúng ta cũng sẽ làm một trang như vậy. Nguyễn Dương Khang 10:46, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu tôi muốn dùng "sơ khai" cũ thì làm sao? Mekong Bluesman (thảo luận) 10:29, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bác vẫn có thể tạm thời sử dụng "Sơ khai (cũ)". Kính Nguyễn Dương Khang 10:43, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
{{Sơ khai (cũ)}}

Nói chứ bác đừng dùng tiêu bản ấy vội, theo tôi một thời gian nữa, anh Khang chắc chắn sẽ nhận được phản hồi nhiều đấy. Cứ xem như đang trong thời gian thử nghiệm. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:49, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

À còn về Ambox, em xin tình nguyện vác từ tiếng Anh qua, em đã theo dõi nó từ lâu rồi, em sợ tiếng Pháp lắm, đọc không hiểu chi cả:) Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:52, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cái khó là tiêu bản "Sơ khai" (mới và cũ) là dùng phương thức code subtitution hay macro call chứ không dùng phương thức subroutine call. Mekong Bluesman (thảo luận) 10:54, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cháu chuyên nghề mò từ nhỏ. Nếu mò không ra nhờ bác chỉ thêm:-) vì hiện giờ cháu không rõ bác muốn nói chi Nguyễn Dương Khang 11:06, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Em vác trang đó hay vác luôn cả các tiêu bản ? Nếu không thì em dịch trang đó, anh phụ rinh mấy cái tiêu bản qua đây. Anh sẽ coi thêm bên fr có gì hay luôn tiện chôm luôn ^^ Nguyễn Dương Khang 11:06, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Em định import ambox style từ en.wiki sang vi.wiki, sau đó sửa lại tất cả các tiêu bản thông báo hiện nay, chuyển qua sử dụng class ambox hết. Sau khi xong hết thì dịch cái trang Wikipedia đó qua, cũng có thể không cần cũng được. Bên tiếng Pháp họ viết code mà không dùng tiếng Anh (chả bù với bên tiếng Đức), nên em có qua đó cũng ko thể dò được gì. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:28, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Theo anh nghĩ, em tạo ra một trang danh sách tạm các tiêu bản đang chép. Em chép mấy cái Ambox từ bên en qua. Mấy cái "sơ khai" với "wiki hóa" là hay dùng nên làm trước. Mấy cái ambox đó coi bộ ít màu hơn bên fr, coi cũng ít chói nhưng không thẩm mỹ bằng. Anh sẽ giúp em một tay. Nguyễn Dương Khang 13:28, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sous-routine và macro

[sửa mã nguồn]

Nếu ABC là một sous-routine thì sau khi tôi viết "ABC" vào trong mã của tôi mỗi lần tôi xem trang thì nó phải dùng cái sous-routine ABC mới nhất tại lúc đó. Đây là phương thức hay nhất vì mỗi lần Neoneurone thay đổi ABC thì bài tôi được tự động thay theo, tôi không phải làm gì. Thí dụ, lúc này ABC là một bảng có màu đỏ thì bài của tôi sẽ có một bảng màu đỏ, ngày mai Neoneurone đổi ABC sang bảng màu xanh thì bài của tôi sẽ có một bảng màu xanh.

Nếu ABC là một macro thì hiệu quả sẽ khác. Tôi dùng ABC cho một bài viết ngày hôm nay thì bài sẽ có một bảng màu đỏ nhưng khi Neoneurone đổi ABC sang bảng màu xanh ngày mai thì bài của tôi vẫn có bảng màu đỏ (ngoại trừ tôi phải mở bài ra và click vào nút Save một lần nữa).

Tiêu bản "Sơ khai" (cũ và mới) của chúng ta là dùng phương thức macro nên có bài sơ khai vẫn hiện ra tiêu bản sơ khai cũ và có bài sơ khai hiện ra tiêu bản mới -- không đồng nhất!

Mekong Bluesman (thảo luận) 11:19, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không biết bác có lầm không vì mấy trang cháu xem thử về tiêu bản sơ khai đều hiện ra tiêu bản sơ khai mới. Có lẽ bác cần bỏ nội dung bộ nhớ đệm của chương trình duyệt web coi sao ? Nguyễn Dương Khang 13:30, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Xem bài Q1 (nhà chọc trời) -- bài này có tiêu bản "Sơ khai" trước khi Neoneurone sửa nên vẫn hiện ra dạng cũ. Nên chú ý là khi Neoneurone làm một sửa đổi cho bài Q1 (nhà chọc trời), dù là sửa đổi to hay nhỏ, bây giờ thì sau khi lưu trữ nó sẽ hiện ra dạng mới của "Sơ khai". Neoneurone test đi thì sẽ thấy (mở bài đó ra đọc để xem thấy nó có dạng của "Sơ khai" cũ, sau đó làm một sửa đổi nhỏ để thấy nó có dạng của "Sơ khai" mới). Mekong Bluesman (thảo luận) 19:30, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
...hay một bài cũ hơn nữa, bài Nhạc blues mà tôi đã viết từ lâu, vẫn hiện ra dạng "Sơ khai" cũ. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:33, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi chuyển sang dùng 1 máy tính khác (chưa vào WK tV bao giờ) cũng thấy nội dung tiêu bản cũ. Lý do?An Apple of Newton thảo luận 20:18, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Những bài được viết hay sửa sau khi Neoneurone tạo tiêu bản "Sơ khai" mới sẽ hiện ra với dạng mới; các bài cũ (tạo ra trước khi có tiêu bản "Sơ khai" mới và vẫn chưa được sửa) thì vẫn hiện ra với dạng cũ. Đasố các tiêu bản "Infobox..." là dùng phương thức subroutine, còn tiêu bản "Sơ khai" (cũ và mới) là dùng phương thức macro. Mekong Bluesman (thảo luận) 21:18, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ vấn đề không quá phức tạp như bác Mekong nói, vì tiêu bản sơ khai này dùng tại quá nhiều bài, mà tiêu bản mới lại đi bắc cầu qua tiêu bản khác (Tiêu bản:Sơ khai nhúng Tiêu bản:Mẫu tiêu bản thông báo), nên việc tự động của cập nhật của Wikipedia phải có độ trễ nhất định, chỉ cần clear cache là nó sẽ hiển thị như ý muốn. Còn phải nói, hiện giờ vẫn không có cảm tình với cái khung màu cam chóe xuất hiện ở dưới bài. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:25, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có lẽ bác Mekong nên xóa thử vùng nhớ đệm của chương trình duyệt xem ra sao ? Cách làm: Mozilla, Firefox, Netscape, Safari: Giữ nút Shift trong khi bấm Reload, hay bấm Ctrl+Shift+R. Internet Explorer: Bấm Ctrl+F5. Opera, Konqueror: Bấm F5. Nguyễn Dương Khang 20:13, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hộp thông báo tại bài viết

[sửa mã nguồn]

Em mở một mục riêng để thảo luận về cái hộp này. Em đã xem kỹ source code của cả bên tiếng Anh, và bản anh dịch bên tiếng Pháp đưa sang.

  • Bên tiếng Anh nó đưa các style này vào ngay trong tham số table, do đó để tạo một hộp thông báo theo đúng định dạng, ta chỉ cần dùng cú pháp vẽ bảng của Wiki {| class="ambox" |} là đã có thể tạo nên một hộp tiêu chuẩn; trong khi tiếng Pháp, phải tạo ra một class mới, vì vậy trong Tiêu bản:Mẫu tiêu bản thông báo anh đã phải dùng mã HTML để vẽ, khá phức tạp và không dễ giải thích nếu một thành viên muốn tự tạo mẫu thông báo mới.
  • Mục đích cuối cùng của cả 2 ngôn ngữ đó là giống nhau, nhưng em cảm thấy bên tiếng Anh code trong sáng hơn, đọc bản của anh dịch + Tiêu bản:Mẫu tiêu bản thông báo thấy nhập nhằng quá.
  • Về cách trình bày, để biến các ambox của en.wiki giống như fr.wiki, mình chỉ cần thay màu border-color và background-color theo mình muốn là sẽ hiển thị ngon lành.

Vậy em có ý kiến thế này, em sẽ import các class mới từ en.wiki sang tiếng Việt, thống nhất lại rồi sửa các tiêu bản hiện tại. Anh có thể giúp em sang tiếng Pháp, tham khảo cách trình bày màu sắc của họ, rồi sửa lại một ít trong các class mới là sẽ hoàn chỉnh, kể cả tiêu bản sơ khai mới, em vẫn có thể viết lại mới mà hiệu ứng sẽ không thay đổi. Anh thấy sao? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:23, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

OK. Anh nghĩ em biết sử dụng cái monobook.css của thành viên rồi chứ ? Em dùng nó để đem các định dạng CSS từ tiếng Anh qua. Anh sẽ theo dõi các tiểu bản em nhập khẩu. Sau khi xong xuôi rồi thì mình sẽ tung ra thịn trường. hihi Nguyễn Dương Khang 15:29, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vâng, đã test thử, và đã tung ra thị trường theo dạng "tiền trảm (không) tấu", hiện chỉ mới nhận được 1 phản hồi về màu nền "trắng quá". Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 19:41, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị khóa

[sửa mã nguồn]

Xin Sysop (thấy mấy bạn đang bàn thoải về cách dịch nên thôi dùng tiếng Anh luôn) khoá hằng trang này [2] Có ai đó đang cố thay thế bằng khoảng trắng, đây là Icon nhỏ nhỏ dùng cá nhân. Xin cảm ơn Sysop.. Michael (My:Box | My:Ear) 15:45, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn hãy đưa yêu cầu khóa trang vào trang này Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang. Tuy nhiên hình của bạn đưa lên không dùng trong mục đích bách khoa của Wikipedia tiếng Việt, nó sẽ bị xóa sớm hay muộn. Thân Nguyễn Dương Khang 08:51, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Không cho thảo luận dài dòng ở chỗ biểu quyết thì tôi hỏi ở đây vậy:

  1. Tại sao không cho các thành viên non-sysop biểu quyết?
  2. Thêm các option khác thay vì chỉ mỗi "Bảo quản viên" được không?

Tmct (thảo luận) 19:55, ngày 3 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các thành viên Sysop hiện tại là những người đa số đã đóng góp lâu năm, là những người được xem là hiểu Wikipedia hơn những thành viên khác. Cũng như Trần Vĩnh Tân đã nói tại Thảo luận thành viên:Neoneurone#Đổi tên tiếng Việt của sysop, không lẽ lại mời các thành viên hiểu lầm ra biểu quyết để chống hiểu lầm sao ?
Trong số các thuật ngữ tôi đã thấy thì bảo quản viên nghe êm tai và ít có vấn đề quyền hạn trong đó. Bảo quản viên hiểu theo tôi là, thành viên tham gia bảo trì Wikipedia. Không có ý nghĩa quản lý trong đó. Vả lại, ở Wikipedia có gì mà quản lý đâu:) Nếu anh có ý kiến khác thì xem mai này thay đổi sau vậy. Đưa ra nhiều lựa chọn quá thì càng chết. Chuyện trước mắt bầy giờ là phải đạp bỏ 3 chữ người quản lý mong giảm được nạn bút chiến và hiểu lầm từ thành viên mới. Quan trọng hơn là cần xây dựng một sự đoàn kết và am hiểu Wikipedia giữa các thành viên Sysop hiện tại. Hi vọng được anh ủng hộ. Thân Nguyễn Dương Khang 20:51, ngày 3 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vậy đặt ra điều kiện "lâu năm" hay "đóng góp dài"(số sửa đổi) để các bác kì cựu như Mekong, Casa, Lưu Ly... cũng bỏ phiếu nữa chứ. Tôi tin rằng các bác non-sysop "lâu năm" này hiểu rõ về địa vị của sysop hơn cả các sysop mới. Một biểu quyết mà chỉ toàn sysop với nhau nghe cục bộ quá, trong khi wikipedia là của chung, tên cho sysop không chỉ là để sysop (thiểu số) bị gọi mà còn là để các thành viên khác (đa số) gọi nữa.

Tôi ủng hộ bỏ chữ "quản lý" quá đi chứ. Nhưng tôi thấy có người không ưa chữ "bảo quản viên", nên để cho họ có lựa chọn khác chứ không nên ép. Chẳng sợ nhiều lựa chọn làm loãng phiếu đâu, trường hợp có 2 cái cùng cao phiếu nhất thì làm vòng 2 giữa 2 cái đó. Tmct (thảo luận) 21:34, ngày 3 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi vừa mới sửa biểu quyết xong. Xem ra chữ quản lý nhiều người quen dùng quá rồi. Nguyễn Dương Khang 08:18, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi chưa hiểu kết quả biểu quyết sẽ được tính theo công thức nào. Tmct (thảo luận) 14:59, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Biểu quyết theo đa số. Chủ yếu là dẹp quản lý. Hiện giờ thì bảo quản viênsysop thì chưa rõ cái nào sẽ thắng. Nếu đồng số phiếu thì ưu tiên các phiếu của thành viên Sysop hiện nay. Anh nghĩ sao ? Nguyễn Dương Khang 15:06, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là cần có công thức rõ ràng. Phiếu chống có tính không? Nếu tính thì tính như thế nào? Ví dụ: tỷ lệ thuận "2/3" của lựa chọn có 9 phiếu và tỷ lệ thuận "dương vô cùng" của lựa chọn có 1 phiếu, cái nào thắng?

Nhưng nghĩ lại, bây giờ bạn đưa công thức ra thể nào cũng có người kêu là có kết quả rồi mới nghĩ cách tính sao cho lợi. Có lẽ cách đỡ gây tranh cãi nhất là: không tính phiếu chống. Tmct (thảo luận) 15:13, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới

[sửa mã nguồn]

Chúc anh và gia đình một năm mới sức khoẻ, nhiều niềm vui và thành công. conbo 17:25, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đại phúc, đại hỉ trong năm con chuột vàng dành cho Nguyễn Dương Khang và toàn gia nhé! Thân ái! Khương Việt Hà (thảo luận) 05:28, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ý kiến của tôi

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ là Nguyễn Dương Khang không nên xóa bỏ hoàn toàn cái tiểu mục đề về biểu quyết tên gọi mới cho sysop (đây là một việc cần thiết mà chúng ta đã dùng rất nhiều thời giờ). Tôi nghĩ là, như Magnifier đã đề nghị, nên đổi tên nó thành xin ý kiến và sau 1 tháng, khi mọi người đã đưa ra các chọn lựa thì chúng ta sẽ bỏ phiếu và chỉ dùng 3-5 chọn lựa được nhiều người thích nhất.

Khi Nguyễn Dương Quang xóa bỏ hoàn toàn cái tiểu đề mục đó thì những người đọc trong tương lai sẽ thấy khó hiểu là chúng ta đã làm những gì và tại sao chúng ta đã làm nó.

Cho tôi biết ý kiến của Nguyễn Dương Khang.

Mekong Bluesman (thảo luận) 21:25, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thưa bác, cháu đây không có xóa bỏ ý kiến của bác mà chỉ dời nó sang trang thảo luận. Cũng như cháu đã ghi trước trong biểu quyết, việc chọn tên thảo luận dài dài cả 3 năm trời mà không đi đến đâu. Nếu tiếp tục xin ý kiến, thảo luận như thế nữa thì chừng nào xong ? Hiện giờ, cứ vài ngày là có vài ba ông Sysop bị cắn, bị chửi vì cái tên nghe bảnh bao quá. Đúng ra đây là vấn đề dịch thuật không phải dài dòng như thế, và cũng không cần biểu quyết. Chẳng qua chỉ vì một số người ham địa vị, háo danh, tưởng là chức bở cứ khăng khăng ngồi ôm ghế nhưng không có làm việc gì hữu ít. Nguyễn Dương Khang 08:18, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Em lôi qua đó cho gọn thôi, chứ trông phần biểu quyết hãi hùng quá, thiếu điều trở thành vùng tranh cãi. Em bảo đảm chiều nay sẽ lại có một IP nào đó vào tiếp tục nói này nói kia. Magnifier () 10:18, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
"Em bảo đảm chiều nay sẽ lại có một IP nào đó vào tiếp tục nói này nói kia", đây là vấn đề lớn của Wikippedia tiếng Việt -- có nhiều thành viên có rất ít khái niệm sống/hoạt động/làm việc trong một cộng đồng. Các khái niệm cơ bản như văn phong bách khoa, thái độ văn minh, trả lời câu hỏi, tham gia thảo luận... cần cho Wikippedia đã không có mà các khái niệm như biểu quyết trong tinh thần dân chủ, thảo luận theo logic thay vì cảm tính, đóng góp thay vì phá hoại, đặt sự quan trọng vào bài viết thay vì tự ái cá nhân... cần cho một sự sống trong và với cộng đồng cũng không có. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:52, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ở Việt Nam có một từ mỹ miều ở các diễn đàn là Spam, Spam Pro, Spammer, Pro Spammer... Để chỉ các bạn như thế, suốt ngày chỉ tìm cách gây chuyên, gây chiến tranh. Khi hỏi ra trả lời gỏn lọn "cho vui". Flavia (thảo luận) 19:17, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hì hì, spam hay troll gì thì cũng có thời gian rảnh mới đi phá. Nhưng vấn đề là chữ "quản lý" không phù hợp. Mấy tên spammer hay troll đó thì đổi tên gì nó cũng kiếm được chuyện để phá tại đa số chán đời không có việc gì hay hơn để làm. Nhưng mà đổi tên thì tránh được nhiều hiểu lầm của lính mới Dương Khang {blabla} 21:04, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nguyễn Dương Quang chắc cũng nhận thấy là tôi cũng muốn thay từ "người quản lý" thành một từ ít tạo định kiến hơn. (Sau khi chúng ta tìm được từ X thay thế thì các người dùng thái độ thiếu văn minh với "người quản lý" sẽ đổi và dùng thái độ thiếu văn minh với "X"... nhưng sẽ có ít người trong tương lai sẽ làm vậy.) Tôi đã tham gia việc thảo luận về cách dịch từ sysop từ lúc ban đầu và Nguyễn Dương Quang có thể chắc là tôi không muốn thảo luận thêm nữa.
Cái mà tôi muốn nói là khi có một chậu nước bẩn thì phải đổ đi để thay nước mới... nhưng khi đổ thì chú ý là có đổ vào đồ ăn của mình không vì làm như vậy là sẽ có hậu quả trong tương lai.
Chỉ vậy thôi.
Mekong Bluesman (thảo luận) 18:52, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bác ơi, tên cháu là Khang, đừng gọi là Quang, người ta tưởng ông quan nào mới nhậm chức hì hì. Bác nói văn thường chàu còn hiểu nói xa vời quá cháu bức râu bức tóc nhưng không hiểu nổi! Dương Khang {blabla} 21:08, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trận Thành cổ Quảng Trị

[sửa mã nguồn]

Anh ghé sang đây một chút về cái hình trong Infobox (em nhờ là do anh có kinh nghiệm: lần trước anh là người đưa ra đề nghị hợp lý nhất cho hình trong Infobox trong Chiến tranh Việt Nam, sau đó bên Wikipedia Tiếng Anh cũng dùng luôn), em không thuyết phục được người hùng cô đơn, mà em lại không muốn nặng lời. Magnifier () 08:32, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhắn đúng mà, em thấy trong [[3]]

(giờ chỉ có mình anh Online thôi, anh cho ý kiến đi nha). Magnifier () 09:07, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hì hì, lộn với anh Quang rồi. Thân. Nguyễn Dương Khang 09:11, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lôn thật, xin lỗi anh:P, để chiều nay vậy. Magnifier () 09:19, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kết quả biểu quyết đổi tên sysop

[sửa mã nguồn]

Thế kết quả cuộc biểu quyết này là thế nào, tôi mới chỉ thấy thống kê chứ chưa thấy kết quả cuối cùng (tên gọi chính thức của sysop từ bây giờ là gì). conbo 09:30, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đế chế và Đế quốc

[sửa mã nguồn]

Thì tôi cũng biết thế, nhưng khổ nỗi, tôi thì quen dùng chữ Đế chế (và đã dùng rất nhiều rồi), còn hầu hết các aricle ở vi.wiki lại dùng Đế quốc. Đâm ra tôi nghĩ rằng chưa có [[Thể loại:Đế chế Ottoman]] ==> tạo một cái ==> xong mới biết có [[Thể loại:Đế quốc Ottoman]]==> dùng trang đổi hướng ==> Kết quả là như bây giờ:)) Tôi chưa thông thạo wiki lắm, về một số vấn đề cấu trúc, mong bạn giúp đõ Kenshin top (thảo luận) 13:11, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng riêng với các Empire cổ thì lại hay dùng Đế chế như Đế chế Byzantine, Đế chế Ottoman, Đế chế La Mã, thỉnh thoảng mới có Đế quốc Ottoman, Đế quốc La Mã, còn tuyệt nhiên chưa bao giờ nghe thấy có Đế quốc Byzantine:D Mà bác có biết chính trị gia nào đã từng đến Việt Nam mà tên viết tắt là cr khôngKenshin top (thảo luận) 13:51, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thông báo tự động đến các Bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Mời bạn sử dụng một số công cụ đặc biệt dành cho Bảo quản viên có tên là Specialadmin do Voice of All viết, và Vinhtantran điều chỉnh để phù hợp với vi.wiki. Cách cài đặt và các tính năng có tại trang hướng dẫn.

Các thành viên bình thường có thể sử dụng nhưng tất nhiên sẽ không thể dùng hết các tính năng liên quan đến xóa, cấmkhóa.

Thân, Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:45, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị xác nhận ý kiến

[sửa mã nguồn]

Bánh Ướt cho rằng bạn đã ủng hộ ý kiến rằng: "mỗi khi đặt tiêu bản chất lượng kém, người đặt bắt buộc phải ghi rõ lí do" thay vì "nên". Mời bạn xác nhận tại Thảo luận Tiêu bản:Chất lượng kém#Các ý kiến. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 08:01, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Re:Không có Internet

[sửa mã nguồn]

Anh vừa mới chia "vui" thì đã có tin "buồn", mới vừa có lại Internet. 3 bữa vừa rồi không đụng gì tới Wikipedia, thấy mình cũng không bứt rứt suy nghĩ nhiều lắm, chứng tỏ chưa đến nỗi "nghiện", vẫn chỉ là sự ham thích, nên em cũng thấy yên tâm. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:39, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Điệp Viên Lão Tử

[sửa mã nguồn]

Tôi đã đóng góp rất tích cực đấy chứ. Phúc Du chỉ là con rối rẻ tiền của tôi thôi. Tôi là ai thì chắc các bác quản lý đều đoán ra được. Tôi đã bỏ nhiều công sức thời gian để đóng góp, mà các người chơi tôi. Nay tôi tìm được niềm vui mới: phá hoại. Phá vui hơn làm rất nhiều. Chọc mấy tay quản lý tức mình, tốn thời gian ngồi "gác" là vui rồi. Tôi vừa nghe nhạc, uống trà, vừa phá, sướng như tiên.

Lỗi ở các tên quản lý mới có tí quyền tưởng mình ngon, trù dập người khác. Wikipedia tiếng Việt đang giống như nhà nước Việt Nam đấy: Độc quyền, thối nát. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Thế thôi. Điệp Viên Lão Tử (thảo luận) 15:54, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hề hề, Lão Tử vỗ tay tự khen mình chỉ chọc phá được mấy bảo quản viên nóng tính tức thôi. Hơn nữa Wikipedia cũng cần mấy người như Lão Tử đây vì nếu không thì bảo quản viên cũng thất nghiệp... Dương Khang {blabla} 16:17, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lý do để dịch "mã nguồn mở" trong OpenCola

[sửa mã nguồn]

Em thấy anh chuyển cách dịch thành "công thức mở" trong bài viết đó. Em cũng nhận ra điều đó chứ, nhưng thấy đây là cách chơi chữ trong tiếng Anh, nên không mạnh dạn chuyển ngữ. Ngẫm lại thấy tiếng Việt kỹ quá lại hóa dở, "open source" dịch thành "open source code" cho nên chữ "code" trong chơi được trong các bài dạng "ăn theo" như thế này . Tân (trả lời) 02:23, ngày 18 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sử dụng trang con cho bài viết bách khoa

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về việc Sử dụng trang con cho bài viết bách khoa, mời bạn tham gia. -- (thảo luận) 00:57, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

minhhuy

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn anh, em sẽ thay đổi kiểu --minhhuy*=talk-butions 01:48, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

NapoleonQuang

[sửa mã nguồn]

Chào bạn Neoneurone. Tôi có phản đối cách hành xử của BQV Dung05 và Chubeo đối với các tài khoản và đóng góp của NapoleonQuang cũng như những tài khoản bị cấm (nhất là phản đối việc khóa tất cả tài khoản lộ ra của TV bị cấm, việc lùi toàn bộ đóng góp của TV đó và việc cấm IP vô hạn), nên đã thảo luận và xin ý kiến cộng đồng tại đây: Wikipedia:Thảo luận#Xin ý kiến về cách hành xử với các tài khoản và đóng góp của TV bị cấm [4]. Xin mời Neoneurone cho ý kiến! Cảm ơn! --92.230.50.220 (thảo luận) 14:10, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thư Mời

[sửa mã nguồn]
Dự án Vật lý học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Vật lý học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Vật lý học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

--مايكل فاراداي (thảo luận) 11:04, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

request of translation for en:Mérida, Mérida, en:Campora San Giovanni, and en:Feria del Sol (Mérida) in Vietnamese and Japanese..thank you so much♥--Lodewijk Vadacchino (thảo luận) 14:47, ngày 3 tháng 7 năm 2010 (UTC)

[sửa mã nguồn]

Good Evening to you, Greeting from Calabria and from Venezuela, write you, if kindly you could translate the article of Mérida in Vietnamese and Japanese (also so also Campora San Giovanni, my birth town), on the base of the English... and if kindly you could translate the Feria del Sol, festival typically of this Maravillouse City, that is receiving great international success. In Change I will translate you in Italian, Spanish, Catalan and other Italian dialects on Wikipedia, an article of your interest, I deal me with biographies, history, some religion and geography, and other gendres. I am sure that we will find us in full accord. In a wait him of one certain answer of yours I thank you in advance of true heart♥♥♥.Thanks So Much♥--Lodewijk Vadacchino (thảo luận) 14:47, ngày 3 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

this is my personal gift for You....the most kwown song of Mérida with the Most Merideña Famous In the World...Stefania Fernandez, Miss Univers 2009♥--Lodewijk Vadacchino (thảo luận) 14:47, ngày 3 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hi there, thank you for the video;-) The articles you requested are a little big for me. I won't translate the whole articles but I can start them as stubs in Vietnamese. Cya. Dương Khang {blabla} 22:07, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
WELCOME BACK!Trongphu (thảo luận) 23:36, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đề nghị mở khóa bài chiến tranh Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Chào bạn. Bài Chiến tranh Việt Nam bị bảo quản viên Cheers! khóa vô thời hạn với lý do bút chiến trong khi đó lịch sử của bài [5] cho thấy vào thời điểm Cheers! khóa bài không hề có bút chiến. Nghĩa là lý do để khóa bài không chính đáng, hoàn toàn bịa đặt. Vì vậy đề nghị bạn mở khóa cho bài này.Romelone (thảo luận) 08:11, ngày 27 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chào bạn. Bảo quản viên Cheers! khóa bài chiến tranh Việt Nam vô thời hạn với lý do bịa đặt là bút chiến. Trước khi khóa Cheers lùi đến một phiên bản cũ làm mất thông tin có nguồn. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng quy định về Khóa trang. Một lần nữa đề nghị bạn mở khóa bài Chiến tranh Việt Nam. Bạn là bảo quản viên nên không thể làm ngơ cho người khác làm bậy dù đó là ai.

Đây là thảo luận về vấn đề này ở trang tin nhắn cho bảo quản viên:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Tin_nh%E1%BA%AFn_cho_b%E1%BA%A3o_qu%E1%BA%A3n_vi%C3%AAn

Romelone (thảo luận) 11:39, ngày 1 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mở khóa cho các bài bị khóa vô hạn

[sửa mã nguồn]

Chào bạn. Cuộc thảo luận ở trang Tin nhắn cho bảo quản viên về việc khóa vô thời hạn bài viết đã kết thúc. Chẳng còn bảo quản viên hay thành viên nào đưa ra được lý lẽ xác đáng để ủng hộ việc khóa vô thời hạn bài viết. Chính vì thế mong bạn mở khóa tất cả các bài đang bị khóa vô thời hạn. Riêng bài chiến tranh Việt Nam có thể tiếp tục khóa thêm 1 tuần và gắn bảng Tính xác thực vào đoạn tranh luận theo gợi ý của Nguyễn Xuân Minh để các thành viên tiếp tục thảo luận về việc sửa đổi bài viết.Romelone (thảo luận) 15:55, ngày 6 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Biểu quyết gỡ công cụ bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Xin chào, hiện có biểu quyết nhằm gỡ công cụ bảo quản mà bạn quá lâu không dùng đến. Mời bạn cho ý kiến. Be Khung Long (thảo luận) 02:37, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sysop

[sửa mã nguồn]

Xin chào,

Bạn nhận được tin nhắn này vì bạn là một bảo quản viên tại www.vi.wikipedia.org, và vì hơn một năm qua bạn đã không có tác vụ nào (sửa đổi cũng như nhật trình). Một thủ tục do đó sắp được tiến hành để gỡ công cụ bảo quản mà bạn đang dùng.

Nếu bạn muốn giữ lại quyền bảo quản viên của mình, hãy trả lời tại đây. Và nếu có thể, xin hãy nói lý do bạn muốn giữ quyền đó.

Nếu bạn không hồi đáp trong 1 tháng kể từ tin nhắn này, quyền bảo quản của bạn sẽ được gỡ.

Trân trọng.

Na Tra (thảo luận) 12:29, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thông báo gỡ công cụ bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Xin chào,

Bạn nhận được tin nhắn này vì bạn đã được gỡ công cụ bảo quản viên theo thủ tục nêu trên. Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng công cụ của mình, xin hãy nhắn trực tiếp cho hành chính viên hoặc tại trang Wikipedia:Nhật trình gỡ quyền bảo quản viên vắng mặt.

Nếu bạn không hồi đáp trong 24h kể từ tin nhắn này, bạn phải mở biểu quyết mới khi muốn sử dụng lại công cụ.

Trân trọng. Na Tra (thảo luận) 06:08, ngày 26 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Dự án phát sinh thể loại bán tự động

[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyêt về việc xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền tại Wikipedia:Biểu quyết/Xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 05:02, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 14:03, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:47, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:28, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 06:02, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cố vấn

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 17:03, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 12:10, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:12, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:25, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.
Thư ký hội học sinh Akane Tachibana trong Classroom of the Elite
Thư ký hội học sinh Akane Tachibana trong Classroom of the Elite
Akane Tachibana (橘たちばな 茜あかね, Tachibana Akane) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu thư ký của Hội học sinh.