Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Một người dùng có thể bị một quản lý cấm không cho phép sửa đổi để bảo vệ và không gây tổn hại cho Wikipedia và các thành viên khác. |
Cấm thành viên là phương pháp mà bảo quản viên có thể dựa vào đó để ngăn không cho thành viên sửa đổi tại Wikipedia. Cấm được dùng để ngăn ngừa sự tổn hại hoặc đổ vỡ của Wikipedia, chứ không phải để trừng phạt thành viên.[1]
Bất kỳ thành viên nào cũng có thể yêu cầu cấm tại tin nhắn cho bảo quản viên về cấm thành viên hoặc bất kỳ thông báo nào về phá hoại tại trang đó. Các thành viên đề nghị nên cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy để hỗ trợ cho yêu cầu cấm của mình. Người quản lý không bao giờ bị buộc phải khóa và được tự do nghiên cứu tình huống đó.
Nếu bạn muốn yêu cầu bỏ cấm, xin xem Wikipedia:Chống lại quyết định cấm để có hướng dẫn thêm. Ngoài những trường hợp là sai sót do nhầm lẫn, những quản lý không nên phục hồi một hành động cấm của các quản lý khác mà không thảo luận trước; xem ở dưới.
Tất cả việc cấm tài khoản tồn tại đều với mục đích cuối cùng là bảo vệ dự án không bị tổn hại, và giảm những rắc rối có thể trong tương lai. Khi tiêu chuẩn thấp hơn còn thiếu, hoặc vẫn còn tồn tại sự mơ hồ, việc sử dụng chức năng cấm một cách hợp lý có thể giúp đạt được điều này nhờ bốn mục tiêu quan trọng:
Ghi chú quan trọng – Việc cấm thành viên nhằm làm giảm khả năng xuất hiện những rắc rối trong tương lai, hoặc bằng cách xóa bỏ, hoặc khuyến khích sự thay đổi ngay tại cái gốc của vấn đề. Chúng không nhằm để sử dụng với mục đích trả đũa, trừng phạt, hoặc tại những nơi mà vấn đề về cách hành xử hiện tại không liên quan đến quy định cấm. |
---|
Với mục đích bảo vệ và khuyến khích, việc cấm thành viên có thể thay đổi về khoảng thời gian cấm để bảo vệ Wikipedia trong khi vẫn đạt được tác dụng dừng việc sửa đổi gây tổn hại và hồi phục những sửa đổi đáng quan tâm.
Sau đây là những tình huống phổ biến nhất có thể áp dụng cấm. Đây không phải là một danh sách đầy đủ; cấm thành viên có thể được dùng trong những tình huống khác, theo từng quy định cụ thể liên quan đến tình huống đó.
Mặc dù đây không phải là danh sách đầy đủ, nếu một tình huống không nằm trong danh sách, nó sẽ có thể gây tranh cãi nhiều hơn. Một quy tắc bỏ túi đó là khi có nghi ngờ, đừng cấm; thay vào đó, hãy hỏi ý kiến những quản lý khác để có lời khuyên. Sau khi đã cấm thành viên mà việc cấm này gây ra tranh cãi, tốt nhất là để lại một lời nhắn tại Tin nhắn cho bảo quản viên để kiểm lại sự đúng mực.
Thành viên có thể bị cấm khi cần phải bảo vệ quyền lợi, tài sản hoặc sự an toàn của Tổ chức Wikimedia, thành viên của nó hoặc công chúng. Việc cấm để bảo vệ có thể cần thiết để đáp lại:
Khi cấm thành viên do tiết lộ thông tin cá nhân hoặc có hành động đặt các thành viên khác vào vòng nguy hiểm, hãy xem xét thông báo điều này với Ủy ban Trọng tài (bằng email) về việc cấm và liên hệ với ai đó có quyền Giám sát viên để yêu cầu xóa vĩnh viễn các tài liệu đang xem xét.
Thành viên có thể bị cấm khi hành vi của người đó làm tổn hại nghiêm trọng dự án; có nghĩa là, khi hành vi của người đó không phù hợp với không khí văn minh, hợp tác và cản trở sự hài hòa khi các thành viên làm việc với nhau để xây dựng từ điển bách khoa. Việc khóa vì sự tổn hại có thể cần thiết để đáp lại:
Ngoài ra, một số loại tài khoản người dùng được xem là gây tổn hại và có thể bị cấm:
Tổ chức Wikimedia cấm các Proxy mở rộng hoặc vô danh sửa đổi, và các địa chỉ IP như vậy sẽ bị khóa ngay khi nhìn thấy.
Địa chỉ IP hoặc máy chủ "động" chỉ đơn thuần không phải là những proxy cố định sẽ được bảo đảm chỉ bị cấm trong thời hạn ngắn, vì số IP đó rất có thể sẽ được đổi cho người khác, proxy mở rộng đó rất có thể sẽ được đóng, hoặc IP rất có thể được gán linh động. Xem Cấm địa chỉ IP để biết thêm chi tiết.
Cũng có một dự án Wikipedia ở Wikipedia tiếng Anh, có tên Dự án Wiki về proxy mở rộng, chuyên tìm để xác định và cấm các máy chủ proxy mở rộng.
Một lệnh cấm chỉ Wikipedia là một sự hủy bỏ chính thức quyền sửa đổi toàn bộ hoặc một phần Wikipedia. Lệnh cấm chỉ có thể là tạm thời và trong thời hạn cố định, hoặc vô hạn và có thể vĩnh viễn.
Hành động cấm có thể được dùng để thực thi lệnh cấm chỉ. Việc cấm như vậy dựa trên những điều khoản cụ thể của lệnh cấm chỉ. Ngoại trừ sự cấm chỉ một phần, những thành viên bị cấm chỉ thường cũng bị cấm trong thời hạn cấm chỉ.
Một bảo quản viên có thể đặt lại việc cấm một thành viên có ý đồ thoái thác việc cấm, và có thể kéo dài thời hạn cấm nếu thành viên dính líu đến hành vi có thể cấm dài hơn trong khi thoái thác việc cấm. Tài khoản thành viên hoặc địa chỉ IP dùng để thoái thác việc cấm cũng có thể bị cấm.
Người viết bài có thể trích dẫn quyền lẩn tránh và đổi tên chính họ, đòi hỏi tên người dùng trước đây của họ không được tiết lộ và đòi hỏi trang thành viên và trang thảo luận phải được một quản lý xóa. Nếu những thành viên như vậy trước đây đã từng bị khóa thì người quản lý được yêu cầu xóa nên liên lạc với Checkuser để xác định mối liên hệ giữa các tài khoản đó. Người checkuser sau đó nên đặt lệnh cấm ngắn lên tài khoản mới để phản ánh mỗi mục khóa trong nhật trình của tài khoản cũ của thành viên. Sự cấm ngắn nên được mô tả là "nhật trình cấm tài khoản trước đây" trong lý do cấm. Những lần cấm ngắn nên cung cấp sự bảo vệ trong trường hợp "quyền lẩn tránh" dựa trên một nguy cơ quấy rối có thật bên ngoài wiki, bằng cách không tiết lộ tên thành viên trước đây, trong khi cùng lúc loại bỏ khả năng tránh bị xét nét từ cộng đồng.
Sự cấm ngắn nên được mô tả trong lý do cấm là "lần cấm tài khoản trước đây" và thời hạn cuối của lần cấm cũng cần ghi lại. Những lần cấm do nhầm lẫn trước đây không cần phải ghi chú lại.
Người quản lý không được cấm thành viên đang có liên quan đến một tranh cãi về nội dung với chính người quản lý đó; thay vào đó, họ nên báo cáo vấn đề này cho các quản lý khác. Người quản lý cũng nên nhận thức được những mâu thuẫn về lợi ích tiềm tàng liên quan đến khu vực trang bài và chủ đề mà họ đang dính líu tới.
Một ngoại lệ là khi có liên quan đến các tài liệu tiểu sử lôi thôi không có hoặc có nguồn kém về một người đang sống. Người quản lý có thể bắt buộc bỏ những tư liệu như vậy bằng hành động khóa trang hoặc cấm, thậm chí nếu chính họ cũng đang sửa đổi bài đó. (Xem quy định BLP.)
Cấm ngắn chỉ với mục đích "hạ nhiệt" một thành viên đang nóng đầu không nên được dùng, vì chúng vô hình chung chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
Đôi khi có ai đó đề nghị khóa tài khoản của họ, ví dụ như để nghỉ wiki một thời gian. Thông thường những yêu cầu như vậy bị từ chối. Có một đoạn mã viết bằng Javascript "người muốn nghỉ wiki" có thể được dùng thay thế.
Cấm không nên dùng chỉ đơn thuần cho mục đích lưu lại lời cảnh báo hoặc những sự kiện không đẹp nào đấy vào nhật trình cấm của thành viên. Việc dùng điều này, thường liên quan đến những lần cấm rất ngắn, thường được xem là sự trừng trị và làm bẽ mặt người khác. Hành chính viên thỉnh thoảng vẫn tạo ra ngoại lệ khi cung cấp một liên kết đến nhật trình cấm trước đây của một thành viên đã đổi tên người dùng.
Những lần cấm rất ngắn có thể dùng để lưu vết, ví dụ, một lời xin lỗi hoặc thừa nhận một lỗi lầm trong nhật trình cấm nếu xảy ra một việc cấm sai hoặc cấm nhầm, trừ phi việc cấm ban đầu chưa hết hạn (trong trường hợp đó thông điệp có thể được lưu trong lý do bỏ cấm).
Người quản lý không nên bỏ cấm thành viên mà người quản lý khác đã cấm mà không liên lạc với quản lý đó và thảo luận vấn đề với họ. Không nhất thiết phải rõ ràng vấn đề dẫn đến cấm là gì, nhưng nó là vấn đề về sự lịch thiệp và tôn trọng lẫn nhau khi tham khảo với người quản lý đã cấm. Nếu người cấm không có mặt, hoặc nếu người quản lý không thể đi đến thỏa thuận, thì một cuộc thảo luận tại tin nhắn cho quản lý là điều được khuyên làm.
Nếu sự cấm là do kết quả của một lỗi mơ hồ và không phải là kết quả của sự phán xử (ví dụ, nếu quản lý cấm rõ ràng gõ nhầm tên thành viên), và người cấm không có mặt, thì không cần phải thảo luận trước để bỏ cấm. Nếu có sự mơ hồ, hãy thảo luận về chuyện này trước khi bỏ cấm. Chiến tranh đồng cấp được xem là cực kỳ nguy hiểm.
Người quản lý có thể bỏ cấm một thành viên để rồi cấm lại họ với những tùy chọn cấm khác, khi điều đó là cần thiết (ví dụ, nếu một lần khóa đối với một tài khoản có đăng ký đang gây ra ảnh hưởng rõ ràng đến địa chỉ IP dùng chung hoặc một thành viên đang lạm dụng chức năng gửi thư điện tử).
Vài loại cấm được dùng để đáp trả cho một số tình huống tạm thời cụ thể nào đó, và nên được bỏ khi tình huống đó không còn, áp dụng cho:
Mọi người đều từng là người mới, và đa số chúng ta ai cũng mắc lỗi. Đó là lý do tại sao chúng ta hoan nghênh những người mới đến và kiên nhẫn với họ, và phải cho rằng đa số làm việc trên dự án này đang cố gắng giúp đỡ nó, chứ không làm tổn hại nó. Chúng ta cũng yêu cầu rằng người mới đến cần phải nỗ lực học các quy định và hướng dẫn của chúng ta để họ có thể học cách tránh mắc lỗi.
Trước khi đặt lệnh cấm, cần phải nỗ lực chỉ dẫn cho thành viên về quy định và hướng dẫn, và để cảnh báo họ khi hành vi của họ đang mâu thuẫn với quy định và chính sách của chúng ta. Một loạt các tiêu bản thông điệp khác nhau có sẵn để dễ sử dụng, mặc dù thông điệp tự viết theo mục đích thường được dùng hơn.
Lời cảnh báo không phải là một tiền đề để cấm (đặc biệt đối với việc cấm để bảo vệ) nhưng người quản lý nên nói chung đảm bảo rằng người dùng ý thức được quy định, và cho họ cơ hội thích hợp để điều chỉnh hành vi của họ cho thích hợp, trước khi cấm. Người dùng đã được nhắc nhở phải ý thức về quy định và đã có đủ cơ hội thực hiện, và những tài khoản chỉ hoặc chủ yếu dùng cho những hành động bị cấm (tài khoản con rối, phá hoại rõ ràng, công kích cá nhân, v.v.) không cần phải cảnh báo thêm.
Có những điều cần xem xét đặc biệt khi khóa những địa chỉ IP. Việc khóa địa chỉ IP có thể ảnh hưởng đến nhiều người dùng, và IP có thể thay đổi. Người dùng đang chuẩn bị khóa một địa chỉ IP nên ít nhất kiểm tra việc sử dụng địa chỉ đó, và xem xét thời hạn cấm một cách cẩn thận.
Xem các liên kết ở trên để biết thêm chi tiết.
Các hướng dẫn về kỹ thuật về làm thế nào để cấm và bỏ cấm, và thông tin về giao diện cấm, có ở Trợ giúp:Cấm và bỏ cấm. Sau đây là lời khuyên đặc biệt liên quan đến việc cấm và bỏ cấm ở Wikipedia.
Mục đích của việc cấm là để ngăn chặn, chứ không phải trừng phạt. Thời hạn cấm do đó nên liên quan đến khả năng người dùng đó lặp lại những hành vi không đúng đắn. Việc cấm dài hơn đối với việc gây tổn hại lặp lại và ở mức độ cao hơn là để giảm gánh nặng quản lý; nó được cho là những thành viên như vậy có thể sẽ gây ra sự tổn tại hoặc nguy hại thường xuyên trong tương lai. Người quản lý nên xét tới:
Việc cấm đối với địa chỉ IP dùng chung hoặc động thường ngắn hơn việc cấm đối với thành viên đã đăng ký hoặc địa chỉ IP tĩnh nếu trong cùng một tình huống, để hạn chế tác dụng phụ đối với những người dùng khác sử dụng chung địa chỉ IP đó.
Trong khi thời hạn cấm nên thay đổi tùy tình huống, có một số tiêu chuẩn chung:
Cấm vô hạn là lần cấm không có thời hạn cố định. Cấm vô hạn thường áp dụng khi có sự phá hoại hoặc nguy cơ phá hoại rõ ràng, hoặc vi phạm ở mức độ cao các quy định. Trong những trường hợp đó việc cấm vô thời hạn có thể thích hợp để ngăn chặn các vấn đề nảy sinh cho đến khi vấn đề được giải quyết bằng thảo luận.
Nếu không phải là một quản lý bỏ cấm, thành viên bị cấm được xem là đã bị cộng đồng cấm chỉ. Tuy nhiên, trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, kết quả thường mong muốn là buộc phải đọc các quy định của Wikipedia và – nếu bỏ cấm – tránh lặp lại vấn đề đó trong tương lai.
Có vài tùy chọn có sẵn để thay đổi tác dụng của việc cấm, và nên được dùng trong những tình huống cụ thể.
Một sự "cấm mềm" là một lần cấm với chức năng tự động cấm được tắt, việc tạo tài khoản không bị tắt, và chỉ khóa thành viên vô danh được kích hoạt. Hiệu quả là để khóa những thành viên vô danh nhưng cho phép các thành viên đăng ký tiếp tục sửa chữa. Cấm mềm thường được dùng khi cấm địa chỉ IP dùng chung.
Người quản lý phải cung cấp một lý do cấm rõ ràng và cụ thể để chỉ ra tại sao người dùng đó bị cấm. Những lý do cấm nên tránh sử dụng biệt ngữ càng nhiều càng tốt để thành viên bị cấm có thể hiểu chúng rõ hơn. Người quản lý cũng nên thông báo cho thành viên khi cấm họ bằng cách để lại lời nhắn tại trang thảo luận thành viên trừ khi họ có lý do hợp lý để không làm điều đó. Thường sẽ dễ giải thích lý do cấm ngay tại thời điểm bị cấm hơn là làm việc đó sau khi một thời gian đã qua đi.
Khi thực thi cấm, một số lý do cấm thường dùng có sẵn ở menu thả xuống; các lý do khác hoặc phụ trợ có thể bổ sung. Thành viên có thể được thông báo về việc cấm và lý do cấm sử dụng một số các tiêu bản thông điệp thuận tiện - xem Thể loại:Bản mẫu cấm thành viên và Wikipedia:Tiêu bản thông báo/Không gian tên thảo luận thành viên.
Nếu một thành viên cần phải bị khóa dựa trên thông tin không thể thông báo cho tất cả các quản lý, thông tin đó được gửi tới Hội đồng trọng tài hoặc một Checkuser để hành động. Những cơ quan đó được chứng nhận để xử lý các bằng chứng không thể đưa ra công cộng, và họ thực hiện dưới sự quản lý nghiêm ngặt. Cộng đồng đã từ chối ý tưởng cá nhân quản lý xử lý những bằng chứng không nên được công khai. Một ngoại lệ là dành cho quản lý người đã giữ quyền Checkuser hoặc Thanh tra; những quản lý như vậy có thể cấm thành viên dựa trên một thông tin tiết lộ không phổ biến thông qua công cụ checkuser, hoặc những sửa đổi của thành viên bị cấm thông qua thanh tra, tất cả những kiểu cấm như vậy cần phải được xem lại trực tiếp bởi Hội đồng trọng tài.
Tiêu bản cấm thành viên | ||
Lần đầu tiên | Các lần sau | Vô hạn |
{{cb-cấm}} | {{cb-cấm2}} hoặc {{cb-cấm}} | {{cb-cấm-vô hạn}} |
{{cb-cấm-spam}} do bỏ spam | ||
{{cb-cấm-phá hoại}} do phá hoại | ||
{{cb-vaublock}} do phá hoại và vi phạm tên người dùng | ||
{{cb-cấm-tk chỉ phá}} đối với tài khoản chỉ phá hoại | ||
{{cb-dblock}} do xóa | ||
{{cb-cấm-3rr}} đối với vi phạm 3RR | ||
{{cb-cấm-tên}} đối với vi phạm về tên người dùng | ||
{{cb-cấm-tên vp rõ}} đối với vi phạm rõ ràng quy định tên | ||
{{cb-lblock}} do làm đe dọa can thiệp pháp lý | ||
{{cb-tblock}} for making death threats |