Bình luận mới nhất: 10 năm trước5 bình luận5 người đã thảo luận
Tôi không biết câu này có phải thành ngữ của nước nào không? (Mà tôi nghĩ là vậy, vì chẳng ai tự nhiên lại nghĩ ra cái câu nghe kỳ cục này) Bản thân tôi nhìn vào cái này thấy vừa mắc cười vừa bực mình. Tự nhiên đọc vô một bảng chú ý ghi chữ Đừng cắn người mới đến, thấy mình giống như con gì vậy. Tôi nói thẳng, tôi không quen kiểu này, không quen với câu nói này, và nếu bình thường ở ngoài đường mà nói câu này, tôi nghĩ mình bị xúc phạm. (Ghi chú: tôi là người Việt Nam, sống từ nhỏ đến lớn ở đây, xem tiếng Việt là thứ tiếng số 1 và thường xuyên dùng). Tôi chờ đợi sự đóng góp từ những ai đã đọc qua những ý kiến của tôi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:17, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ rằng nếu câu nói trên là thành ngữ thì chúng ta nên chấp nhận nó, dịch là "Đừng cắn người mới đến" có vẻ thoát nghĩa rồi. Tuy nhiên, có lẽ phải xem dùng nó vào trường hợp nào, vì cùng 1 câu có lúc nghe thật hài hước, có khi nghe chấp nhận được mà cũng có khi nghe thật kỳ cục và như bị xúc phạm như bạn Tân đã nói. Tôi nghĩ tuỳ theo từng trường hợp khi Wiki Việt thì cũng không bắt buộc phải bê nguyên vào những gì dịch sát nghĩa,nếu có những câu tương tự tiếng Việt, còn không hãy tìm cách Việt hoá nó để đa số đều chấp nhận được.Với riêng trường hợp này tôi thấy lại có cái hay hay trong cái kì cục, vì nó làm người ta chú ý đến lời nhắc nhở này của Wiki nhiều hơn. Tức một tí mới chú ý , rồi lại được bật cười thoải mái và được giải tỏa khi xem hết hướng dẫn và mới chịu khó xem hết cái nhắc nhở quy tắc dài dòng kia. Đúng là đừng nên cắn người mới đến đau quá vì người ta sẽ chán ,thất bị xua đuổi, cuối cùng là chạy mất,chúng ta tự làm yếu mình, hãy thể hiện cái rộng mở đón nhận của Wiki, đừng cắn đau chỉ nên cắn yêu thôi Dotuanhungdaklak07:05, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi thấy đặt là Đừng ăn hiếp người mới đến thì người đọc cũng sẽ thấy hài hước và có ý nghĩa. Vì chữ ăn hiếp nó sẽ giống như những cuộc chơi của những đứa trẻ với nhau và đứa chơi lâu thường bắt nạt đứa nhỏ hơn hoặc mới đến, trong khi mọi người trong cộng đồng đều đã trưởng thành, người thì có học vị, người thì hai thứ tóc trên đầu, người ta sẽ cảm thấy trẻ trung, ngang lứa và cởi mở. Chứ chữ đừng cắn e là hơi nặng nề, và người nhạy cảm có thể cảm thấy khó chịu nữa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:51, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cái gì tôi cũng Ok, nhưng cái nào dí dỏm tý thì OK OK. 1/2 của wiki là không gian chính thì nghiêm túc đã đành, 1/2 còn lại là thảo luận mà có 1 tý "thư giãn" thì sẽ hiệu quả hơn cho cái không gian chính kia.Lưu Ly10:20, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vợ Lưu Ly: "cho em cắn yêu anh một miếng", Lưu Ly: "dạ dạ, oái, ối, em cắn hay quá, oái ối ..."
Tưởng tượng anh Lưu Ly là người mới đến, nếu mà vợ anh vào đọc thấy câu này --> Lưu Ly buồn, còn nếu bà hay ăn trầu, móm mém mà vào, chắc anh sẽ ủng hộ Wiki nhiệt tình hơn nữa. Tếu táo chút, vẫn còn thư giãn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 00:19, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cắn nhau và cắn đồng loại thường thì được con người hiểu ngay là lũ chó cắn nhau, sau đó người ta mới nghĩ đến các loài động vật khác, sau có mới là động vật có răng hoặc có mỏ sừng (mổ nhau), nhiều khi cách dùng chữ bừa bãi sẽ gây ra sự hiểu nhầm, vì nghĩa bóng mới là nghĩa chính.--203.160.1.5202:05, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quan hệ giữa người và người về mọi mặt đều cao hơn các quan hệ giữa các động vật khác, đó là do con người tự nghĩ về mình như vậy. Chẳng hạn "Người với người là chó sói" tức về mặt tàn ác thì người cũng như chó sói, thậm chí còn có mặt hơn cả chó sói("Ôi! Con người!"). "Hùm dữ không nỡ ăn thịt con" nhưng con người để bảo toàn chức vụ, danh vọng, sự nghiệp chính trị hoặc sự sống sẵn sàng "ăn thịt con, ăn thịt anh em, ăn thịt đồng bào, đồng loại", thực tế thật đáng buồn: Con người ôi. Người ta thường sủa, dọa nạt để bảo vệ vùng không gian sinh tồn, nơi vui chơi, không cho kẻ lạ xâm lấn hoặc buộc kẻ lạ nước, lạ cái, phải chịu lép khi muốn gia nhập (như WTO) là chuyện bình thường.
Cắn là cách hay dùng của bất kỳ động vật nào khi nó không có móng vuốt bén hơn hoặc có công cụ, vũ khí khác - vũ khí là cái mà chỉ con người mới có - khi con người không có hoặc không được phép sử dụng công cụ, vũ khí thì họ cũng cắn, thậm chí cắn chết cả những con chó lạ to lớn và hung tợn nhất xem Trung Quốc: Người cắn chết chó 08:03' 05/07/2007 (GMT+7)( "Con người! Ôi!")
Tóm lại tôi ủng hộ đề bài "Đừng cắn người hỡi những kẻ ăn thịt" vì người Việt Nam ta vốn có truyền thống tinh tế "Có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con".Meomeo05:32, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 16 năm trước17 bình luận15 người đã thảo luận
Cái tiêu để này tồn tại lâu rồi. Đã có ý đề nghị thay đổi mà đến nay vẫn chưa đồng thuận. Tôi đề nghị chúng ta có một cuộc biểu quyết nhỏ để giải quyết cho xong vấn đề:
Giữ. Đã thảo luận ở trên rồi. Nhe răng là cách tỏ dấu hiệu xua đuổi đồng loại ra khỏi lãnh thổ của mình, bầy đàn của mình, không chịu đi chỗ khác chơi thì phe ta hè nhau cắn thôi.Meomeo06:19, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Giữ, chữ này hài hước nên có tác dụng hạ nhiệt, lại nghĩa rộng (vì là nghĩa bóng). Các từ "ăn hiếp" và "bắt nạt" trẻ con quá, còn "xua đuổi" và "kì thị" kinh khủng quá. Nhiều khi, "người cũ" cắn "người mới" không phải vì "người mới" mới đến, mà chẳng qua chỉ vì người cũ quên mất rằng "người mới" vẫn còn bỡ ngỡ lắm, nên người cũ cứ tranh cãi hăng chẳng kém gì bình thường. Tmct07:49, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ủng hộ cụm "Đừng bắt nạt người mới đến", mặc dù tôi nghĩ nên bỏ cả chữ "đến" vì thừa, ko cần thiết. "Bắt nạt" thì tương đối chuẩn nhưng hơi trẻ con. Tôi nghĩ có thể có thêm một vài lựa chọn: ép/chèn ép/bức/ức hiếp/. Cá nhân tôi thích cụm "Đừng chèn ép người mới" hơn! Khương Việt Hà06:40, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ủng hộ. Mọi người quá trung thành với nguyên tác nên đã dịch câu này ra thành một cách khuyên răn tức cười, vì nói câu này ở Việt Nam rất dễ bị ăn tát. Tôi nghĩ dùng chữ "cắn" với những "con ma cũ "là rất đúng không còn gì đúng hơn, đúng hơn cả từ "sủa".
Tôi đề xuất thêm câu này. Từ "kì thị" trong các cụm "kì thị chủng tộc", "kì thị người nhiễm HIV", có nghĩa là đối xử phân biệt vì lí do, tính chất nào đó. conbo04:20, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ vấn đề chọn ra động từ nào đó (cắn, ép, ăn hiếp, kỳ thị, bắt nạt...) mục đích "hướng mũi tên" về người mới đến đã gây tranh luận kéo dài như thế này. Tại sao chúng ta không chọn ra cách "hướng về" chúng ta (tức là những người đã đến rồi) đại loại như: Đừng tỏ ra... với người mới đến.--Trình Thế Vânthảo luận vào lúc12:34, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi xin có ý kiến về vấn đề này lần cuối cùng. Một số bạn cho rằng tên này hài hước nên giữ lại. Nhưng có lẽ các bạn không biết một số người lại cảm thấy như vậy là bị xúc phạm. Mà điều này chúng ta cần trách ở Wiki. Vì vậy tôi đề nghị đổi tên mục này.--Sparrow (thảo luận) 15:17, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 16 năm trước3 bình luận3 người đã thảo luận
Ngày hôm qua 27/12/2007 Vinhtantan đã xóa một trang mới có tên "Góp ý cho những người quản lý" ngay sau khi bài này được gửi lên wiki chừng 20 phút. Bài này có thể là không bách khoa, nhưng có cần thiết phải xóa nhanh đến như vậy không. Nếu không bách khoa vẫn có thể sửa lại hoặc đổi tên để trở thành bách khoa giống như bao nhiêu bài khác, tại sao phải xóa ngay như vậy. Tôi đã đọc bài này, nội dung hoàn toàn nhằm để đóng góp cho wiki chứ không phải phá hoại mà phải vội vàng xóa. Việc làm của Vinhtantran có đúng hay không?. Đây có phải là hành động ỷ vào quyền của Quản lý để cắn người mới đến ?. Tôi đề nghị lấy lại nội dung bài này cho vào mục góp ý của: Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý hoặc biểu quyết xóa giống như những bài không bách khoa khác. Đề nghị gữ nguyên đề mục: Đừng cắn người mới đến. 216.224.124.124 (thảo luận) 16:07, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Việc người quản lý xoá trang có tên "Góp ý cho những người quản lý" là đúng vì trang đó nằm trong không gian chính, là không gian phục vụ người đọc chứ không phải dành cho các thành viên đóng góp ý kiến cho người quản lý (không gian thảo luận wikipedia). Có thể hôm qua bạn chưa biết nên đã viết nhầm "không gian", nhưng hôm nay bạn đã biết nơi cần viết là Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý, vậy xin mời bạn bắt đầu. Tôi không thể thay mặt Vinhtantran để lý giải hay biện minh việc làm của Vinhtantran hôm qua, nhưng nếu tôi là bạn, tôi sẽ thông cảm vì rằng hôm qua là ngày vất vả đối với các thành viên quản lý. Tên Wikipedia:Đừng cắn người mới đến đã được biểu quyết giữ nên bạn yên tâm là nó sẽ không thay đổi. Việc phục hồi nội dung tôi không biết có được hay không, nhưng dù sao cũng cám ơn bạn đã góp ý. Một quản lý nào đó sẽ trả lời thêm nếu bạn đó xem trang này. Chúc bạn vui vẻ. Lưu Ly (thảo luận) 16:26, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 16 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Mọi sự khởi đầu không phải bao giờ cũng đã hoàn chỉnh cả. Do vậy lời cảnh báo "Đừng cắn người mới đến" nghe hơi "kỳ" nhưng cũng đáng để ta theo.
Nhưng muốn không bị "cắn", theo tôi cần thực hiện theo phương châm: "Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính". tức là không ở vị trí đó, không làm việc ấy và không hiều về nó thì xin đừng chen vô. Không hiểu thế có quá "hữu" không ?
--123.17.191.80 (thảo luận) 10:49, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy