Wikipedia:Đừng cắn người mới đến

Wikipedia phát triển không chỉ dựa vào công sức của các thành viên tích cực, mà còn nhờ vào các đóng góp của nhiều người mới đến tò mò, trong đó không ít đóng góp vô danh. Tất cả chúng ta đã từng là người mới đến, kể cả những người cẩn thận hoặc may mắn tránh được những lỗi thông thường và nhiều người trong số chúng ta vẫn tự xem là người mới đến dù đã đóng góp qua nhiều tháng hay nhiều năm.

Những người đóng góp mới là những "thành viên" tương lai và do đó là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Chúng ta phải đối xử với người mới đến bằng sự tử tế và kiên nhẫn—không có gì xua đuổi người có tiềm năng đóng góp quý giá nhanh hơn sự hằn học và coi thường. Trong khi nhiều người mới đến bứt phá rất nhanh, nhưng một số vẫn chưa biết nhiều về cách chúng ta làm việc.

Đừng làm tổn thương người mới đến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hãy hiểu rằng người mới đến là cần thiết và có giá trị đối với cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ người mới đến chúng ta có thể phát triển độ phong phú của kiến thức, quan điểm và ý tưởng trên Wikipedia, nâng cao giá trị của nó và bảo tồn tính trung lập và tính trọn vẹn như là một tài nguyên.
  • Hãy nhớ rằng phương châm của chúng ta - và lời kêu mời đối với người mới đến - là hãy can đảm. Chúng ta có một bộ các quy tắc, tiêu chuẩn và truyền thống, nhưng chúng ta không áp dụng nó theo cách để chắn lối người mới đến khi họ đáp ứng với lời mời đó như giá trị câu chữ của nó. Người mới đến hoàn toàn có thể mang đến Wikipedia nguồn kinh nghiệm dồi dào từ những nơi khác, cùng với ý tưởng và năng lực sáng tạo, có thể phát triển cộng đồng và sản phẩm cuối cùng của chúng ta dù đã có những quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành. Các quy tắc và tiêu chuẩn vẫn cần được tu sửa và mở rộng; một số điều người mới đến dường như làm "sai" lúc đầu lại thực chất cải tiến Wikipedia. Hãy để thời gian quan sát, và nếu cần thiết, hãy hỏi người mới đến định làm gì trước khi xác định người đó "sai" hay "dưới tiêu chuẩn".
  • Nếu bạn đã xác định, hoặc tin thật, là người mới đến đã mắc lỗi, như quên đặt tựa đậm, không tạo liên kết hữu ích, bạn hãy cố gắng tự sửa các lỗi đó. Đừng phê bình gay gắt người mới đến; hãy nhớ rằng đây là nơi mọi người có thể sửa đổi và trong nghĩa rất thực, sửa đổi chính là trách nhiệm của mỗi người, chứ không phải phê bình hay giám sát người khác.
  • Nếu bạn thực sự cảm thấy phải nói điều gì đó với người mới đến về một lỗi, hãy làm điều đó với tinh thần giúp đỡ và sự tôn trọng. Bằng cách giới thiệu chính mình với lời chào trên trang thảo luận của họ để họ biết rằng họ được hoan nghênh ở đây, bình tĩnh trình bày những sửa chữa của bạn ở vị trí ngang hàng với người đóng góp đó và có thể cũng chỉ ra những gì họ đã làm bạn thích. Nếu bạn không thể làm những điều đó thì tốt hơn hết đừng nên nói gì cả.
  • Hãy nhắc nhở những người mới biết rằng mọi thứ ở Wikipedia đều được lưu lại. Khi các chỉnh sửa của họ bị lùi lại, họ có thể bối rối, dẫn đến bút chiến hoặc rời bỏ Wikipedia hoàn toàn, do nhầm tưởng rằng mọi đóng góp của họ đã bị xóa và không thể phục hồi. Hãy khuyến khích họ thảo luận với các biên tập viên để giải quyết những vấn đề về bài viết.
  • Một số người mới đến có thể do dự khi thực hiện thay đổi, nhất là những thay đổi lớn như di chuyển bài hoặc sửa bài viết cho trung lập, do sợ làm hỏng Wikipedia (hay do sợ xúc phạm thành viên khác hoặc bị công kích). Hãy bảo họ can đảm (tất nhiên vẫn phải cẩn trọng khi sửa đổi) và đừng khó chịu vì tính "rụt rè" của họ.
  • Khi đưa ra lời khuyên cho người mới đến, hãy giảm nhẹ lối nói khoa trương. Hãy làm cho người mới đến cảm thấy được hoan nghênh thực sự, chứ không phải họ phải giành được sự chấp thuận của bạn để trở thành thành viên của một câu lạc bộ.
  • Đừng gọi những người mới đến bằng những cái tên miệt thị như "rối" hoặc "rối thịt". Bạn có thể hướng dẫn họ biết đến những chính sách đó nếu cần thiết. Ví dụ: nếu xuất hiện một số lượng lớn tài khoản mới tham gia biểu quyết, nhằm ủng hộ một phía trong biểu quyết, bạn nên khiến họ cảm thấy được chào đón, cùng lúc đó giải thích rằng phiếu bầu của họ có thể bị gạch nếu vi phạm các chính sách cơ bản về nội dung. Không cần gọi thẳng họ là "rối"/"rối thịt". Tương tự, hãy suy nghĩ kỹ trước khi gọi người mới là tài khoản dùng cho mục đích duy nhất. Bên cạnh đó, chúng ta không khuyến khích gọi bất kỳ biên tập viên nào khác là "rối" trong khi tranh chấp (xem Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên).
  • Trước hết hãy giả sử những đóng góp của người mới đến là có ý tốt. Họ rất có thể muốn giúp đỡ Wikipedia. Hãy cho họ cơ hội!
  • Trong tranh luận, việc một thành viên có kinh nghiệm lâu năm hay có quyền hạn đặc biệt sẽ không nghiễm nhiên được cho rằng luôn luôn đúng và nhận sự ủng hộ từ các thành viên khác. Hãy nhớ rằng ở Wikipedia, không ai là có vị thế cao hơn người khác. Những thành viên có vai trò và quyền hạn đặc biệt (như bảo quản viên/điều phối viên) vẫn nên dựa trên chính sách và đưa ra những lý lẽ rõ ràng cho ý kiến của mình.
  • Hãy nhớ rằng bạn cũng từng là người mới đến. Hãy đối xử với những người khác như (nếu có thể, tốt hơn) những gì bạn muốn được đối xử khi bạn vừa mới đến với Wikipedia.

Làm thế nào để tránh việc tổn thương người mới đến

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia như một "khu rừng" thông tin, một người mới đến cần phải mất một thời gian trước khi quen với cách mọi thứ hoạt động ở đây. Hãy ghi nhớ điều đó để tránh trở thành một "kẻ cắn người mới" (biter). Để tránh bị buộc tội là "cắn người mới đến", hãy cố gắng thực hiện một trong những điều sau:

  • Nâng cấp, chứ đừng Vùi dập. Nếu người mới làm điều gì đó không đáp ứng tiêu chuẩn của Wikipedia, hãy cố gắng giúp họ khắc phục sự cố thay vì chỉ loại bỏ và phê phán họ.
  • Tránh dùng những từ cường điệu và thái độ phê phán, mỉa mai trong phần thảo luận hoặc tóm lược sửa đổi (ví dụ: dấu chấm than (!), hoặc các từ như cạn lời, bất lực, khủng khiếp, dốt nát, tệ hại, v.v.).
  • Cần cẩn trọng khi thể hiện quan điểm và sử dụng ngôn từ của bạn.
  • Giải thích các thao tác lùi sửa trong phần tóm lược sửa đổi để người mới có thể hiểu lý do vì sao sửa đổi của họ bị lùi lại.
  • Hãy dừng tiếp tục tranh luận khi đang mất cảm xúc. Chậm lại một chút. Hãy bình tình trước đã!
  • Giữ thiện ý
  • Luôn nhớ rằng giữa chúng ta có thể có quan điểm khác nhau và sẵn sàng đi đến sự đồng thuận.
  • Đứng ra hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn.
  • Lắng nghe người mới đến.
  • Tránh viết tắt thuật ngữ Wikipedia vì có thể người mới đến không hiểu được. Khi cần dùng đến thuật ngữ, hãy dẫn liên kết đến các quy định hoặc hướng dẫn của Wikipedia.
  • Cẩn trọng khi tuần tra bài viết mới. Có thể người mới đến thiếu kinh nghiệm hoặc đang cố gắng tìm hiểu Wikipedia. Hãy giúp đỡ họ tìm hiểu nếu được.
  • Đừng gắn quá nhiều bản mẫu bảo trì vào một trang bài viết hoặc tham gia nhiều người "đấu tố" những sai sót của người mới đến.
  • Hãy nhớ rằng ai cũng có thể mắc sai lầm – chúng ta chỉ là những người bình thường mà thôi!

Không biết không có tội

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên thế giới có thuật ngữ ignorantia juris non excusat (tiếng Latin) có nghĩa rằng "phạm tội khi không biết luật thì vẫn bị xem là có tội". Nguyên tắc này không đúng với quy định "Đừng cắn người mới đến" và "Giữ thiện ý" của Wikipedia. Đối với Wikipedia, khi người mới mắc sai sót, có thể do họ thiếu hiểu biết về những hướng dẫn trên Wikipedia. Tức là "không biết (có thể) không có tội". Hơn nữa, bản thân bạn sẽ vi phạm nguyên tắc trên chính trang này khi bạn tấn công người mới đến. Thay vì tấn công người mới khi họ mắc sai sót, hãy thử làm theo các điểm được nêu trong bài viết này để giúp đỡ người mới hiểu hơn về Wikipedia.

Đối với những bạn mới tham gia Wikipedia, số lượng lớn các quy định/hướng dẫn của Wikipedia có thể quá nhiều để bạn đọc và tìm hiểu hết. Bạn có thể không biết đến các quy định, nhưng nếu đã được hướng dẫn mà vẫn cố tình bỏ qua và phá hoại Wikipedia là một vấn đề hoàn toàn khác. Bạn có thể bị cấm nếu cố tình vi phạm.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, chúng ta cần đối xử với người mới đến bằng sự văn minh và tôn trọng. Đây là điều quan trọng nhất.

Nếu bạn lỡ tấn công người mới đến thì nên làm gì

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn đã lỡ "cắn" ai đó hoặc bị thành viên cũ "cắn", hãy thử làm theo những việc sau đây nhằm giúp đảm bảo rằng chuyện đó không xảy ra nữa.

  1. Rút ra bài học từ sự việc.
  2. Nói lời xin lỗi nếu bạn nhận ra mình đã "cắn" người dùng khác.
  3. Cân nhắc chọn lựa cách ứng xử khác, thay cho việc tấn công người mới, để đạt được kết quả tốt hơn trong những tình huống tương tự trong tương lai.
  4. Với người mới đến: Nếu bị tấn công, hãy gửi tin nhắn và giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy khó chịu khi bị tấn công. Người nhận tin nhắn có thể không sẵn sàng nhận lỗi; khi đó, tốt hơn là nên chuyển sang việc khác hơn là cứ chăm chăm vào sự việc đã xảy ra.
  5. Tiếp tục công việc.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Albedo vuốt đôi tai nhỏ nhắn, hôn lên sống mũi nàng mèo thật nhẹ. Cô thế này có vẻ dễ vỡ
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!