Thảo luận Wikipedia:Chú thích nguồn gốc

Untitled

[sửa mã nguồn]

Tôi xin phép có vài đề nghị về tiêu chuẩn chú thích cho các bài về lịch sử Việt nam :

  1. Yêu cầu: cố gắng đừng trích tài liệu trên mạng . Lý do : bất cứ người nào có $9/tháng là có thể bỏ junk lên mạng để mà được chú thích, sau vài tháng có thể tài liệu không còn, link không được.
  2. Yêu cầu: nếu trích sách đừng làm kiểu "blanket citation" (đó, sách dày 575 trang, mời quý vị vào xem, trong đó có chỗ nói đến vấn đề A,B,C) Lý do: không ai kiểm chứng được trừ khi chúng ta là sử gia chuyên nghiệp và có thì giờ đọc cả quyển sách tổ bố. Nếu dùng như vậy thì để vào "Tham Khảo"
  3. Yêu cầu :nếu trích báo xin nêu rõ nếu nguồn là cơ quan ngôn luận chính thức của 1 tổ chức. Lý do: cho người đọc nhận định tài liệu có thể có tính cách tuyên truyền.
  4. Yêu cầu :nếu trích tài liệu 1 bên thì phải ghi rõ đây chỉ là tài liệu 1 bên. Lý do: cho người đọc nhận định về thái độ trung lập.

Chính bản thân tôi cũng đã phạm các điều trên vì (a) không phải là sử gia chuyên môn (b)lười, và tự hứa sẽ cố gắng hơn nhưng không làm được. Các wiki khác chắc cũng không đòi hỏi khó như trên, nhưng họ không bị các đề tài lịch sử VN nhạy cảm làm bế tắc. Tôi thấy nếu có tiêu chuẩn thật cao thì khó có người chen vào thắc mắc vấn đề trung lập, tạo tranh luận căng thẳng để làm bài bế tắc như trong vụ bài Cải cách ruộng đất. (Theo tôi đây là hình thức phá hoại tinh vi hơn loại phá hoại bình thường, vì admin không thể phục hồi bài viết khi mà bài viết bị incomplete) --Huỳnh Tường Minh 11:14, ngày 04 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Về điều thứ nhất ở trên, tôi nghĩ là chúng tôi đã có quy định là những nguồn gốc cần phải "kiểm chứng được" và "nên có uy tín" (nhưng vẫn cần phải dịch hai trang đó), cho nên chúng ta không nhận được nguồn gốc của những người rõ ràng chỉ trả $9/tháng để nêu rác lên mạng, tại vì họ thường thường không có uy tín. Quy định chú thích này khuyên khích sửa dụng báo sách và những website chính thức, tại vì nó sẽ thường trực hơn và/hoặc có uy tín hơn.

Về điều thứ hai thì những văn phong chú thích phổ biến như là APA, MLA đã bắt phải chú thích rõ ràng trang nào được sử dụng. (Trong trường hợp xài website, văn phong MLA bắt phải đếm đoạn văn để chú thích số đoạn được dùng! Chúng ta chắc không muốn làm khó khăn như vậy.) Chúng ta có vài tiêu bản để làm việc chú thích dễ hơn. Tôi sẽ liệt kê các tiêu bản hữu ích ở trang này khi có thì giờ rảnh.

Về điều cuối cùng thì dĩ nhiên tác giả phải ghi rõ là chỉ một bên. Sẽ tốt hơn nếu trích tài liệu hai bên.

Tôi sẽ cải tiến trang quy định này khi có rảnh, nhưng mời bạn làm lấy. Tại vì tất cả mọi trang ở đây đều không "set in stone", bạn có thể cải tiến nó lấy.

– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 19:49, ngày 04 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thời gian

[sửa mã nguồn]

Xin được hỏi là tiêu bản Cần chú thích khi đã được gắn trong bài viết, nếu người viết ra thông tin không tìm được nguồn dẫn thì tiêu bản đó cứ để đó mãi, hay là có thời hạn quy định trong bao lâu, nếu không tìm được nguồn dẫn thì thông tin đó sẽ bị xóa ? Tôi đề xuất là thời gian chờ đợi tìm kiếm thông tin là 2 tuần kể từ ngày đặt tiêu bản. Casablanca1911 02:10, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Câu hỏi này lâi quá mà không thấy ai thảo luận nhỉ. Nếu đặt mốc 2 tuần thì ngắn quá, ít nhất cũng 1 tháng.--Tranletuhan (thảo luận) 00:44, ngày 14 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài Lý Tự Trọng

[sửa mã nguồn]

"Tôi thấy, tác giả của bài viết về Lý Tự Trọng đã nhầm đôi chỗ. Ví dụ như câu nói: ...Con đường duy nhất của thanh niên là con đường cách mạng... được nói với một nhà báo nước ngoài khi anh bị giam trong ngục. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.52 (thảo luận • đóng góp).

Khi nguồn dẫn là sách nước ngoài

[sửa mã nguồn]

Khi nguồn dẫn là sách nước ngoài thì có nên dịch tên sách ra tiếng Việt như các thành viên đã đề nghị trong các bài được đề nghị làm ứng cử viên chọn lọc. Theo tôi việc dịch tên sách dùng làm nguồn dẫn ra tiếng Việt không giúp ích cho người đọc hiểu thêm nội dung đã được trích dẫn mà còn gây khó cho người biết ngoại ngữ và có điều kiện có thể tìm đúng tên sách để đọc và kiểm chứng thông tin đã trích dẫn.

Ngoài ra việc lợi dụng rào cản ngoại ngữ và khả năng tiếp cận nguồn để cắt xén thông tin, bóp méo thông tin để biến dữ liệu trong nguồn dẫn thành một nhận định phù hợp quan điểm chính trị bản thân là một sự lừa dối đáng phê phán. Vì vậy, cần theo đúng nguyên tắc trích dẫn và chú thích là đẫn tên nguồn và nội dung trích dẫn ngay trong bài. Tránh biến chỉ một ý kiến riêng của một tác giả, chỉ một nhận định của một nguồn thành một khẳng định, một nhận định của Wikipedia mặc dù nhận định đó có nguồn dẫn đáng tin cậy.

Đó không phải là chú thích mà là "mà mắt cộng đồng" và là "phá hoại tinh vi" như thảo luận của thành viên Huỳnh Tường Minh ngày 04 tháng 12 năm 2005, cách đây gần 2 năm. Bánh Ướt 01:12, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bánh Ướt đã không hiểu ý của Huỳnh Tường Minh.
  1. "Blank citation" ở trên có nghĩa "chú thích sách không ghi số trang".
  2. "phá hoại tinh vi" ở trên muốn nói đến các loại nguồn dẫn không uy tín, các kiểu link trên mạng chẳng hạn.
Xin đừng tiếp tục lan truyền cái sự hiểu nhầm đó sang các thảo luận khác. Tmct (thảo luận) 23:56, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Wikipedia bản thân nó đã phủ nhận nội dung của nó bằng Wikipedia:Phủ nhận chung, Bánh Ướt không cần lo về việc đó.
  • Và trong trình bày một văn bản ghi học thuật, tôi chưa bao giờ phải đề hẳn tên tác giả ra, trừ trường hợp có 2-3 nguồn trái ngược nhau về cùng một vấn đề, tôi viết, người đọc tin chữ của tôi chứ không cần tên (cách khác là lấy uy tín) ông tác giả để đảm bảo giá trị nội dung, cái mà phải nêu hẳn tên ra chính là một hình thứ phá hoại tinh vi hơn nữa vì người đọc phải tự suy nghĩ chỗ này có cái gì mà phải cầu cứu đến uy tín người khác?
  • Và sách dùng làm nguồn dẫn, trừ khi đã dịch chính thức ở Việt Nam tôi chưa bao giờ dịch nó ra tiếng Việt trong thư mục tham khảo, nếu có ai thắc mắc mà không hiểu ngoại ngữ tôi mới dịch ra để họ biết sách đó viết về cái gì mà thôi.
  • "Blank citation": như bây giờ ông đã hiểu.
  • Làm ơn tìm hiểu trước khi phát biểu hoành tráng rốt cục không ai nghe.--xvη=2*10 01:59, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.
Review film: Schindler's List (1993)
Review film: Schindler's List (1993)
Người ta đã lùa họ đi như lùa súc vật, bị đối xữ tàn bạo – một điều hết sức đáng kinh ngạc đối với những gì mà con người từng biết đến
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Chu Du, tự Công Cẩn. Cao to, tuấn tú, giỏi âm luật
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Linconln luôn tin rằng, khi những Tổ phụ của nước Mỹ tuyên bố độc lập ngày 4/7/1776