Thảo luận Wikipedia:Tải tập tin lên

Ghi chú: Đây là trang thảo luận dành cho trang tải hình chung của Wikipedia: Wikipedia:Tải tập tin lên.

Xem các trang thảo luận đối với các mẫu tải hình Wikipedia khác:
Nó hoàn toàn do tôi tạo ra. Thảo luận
Nó là tác phẩm của người khác, và họ đã cho phép tôi dùng nó trên Wikipedia. Thảo luận
Nó đã có ở một dự án Wikimedia khác và tôi muốn dùng lại nó. Thảo luận
Nó là tác phẩm từ nguồn của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Thảo luận
Nó là hình quảng bá dùng để quảng cáo, hoặc lấy từ các nguồn quảng bá khác. Thảo luận
Nó là bìa hoặc một trang của một cuốn sách, tập nhạc, DVD, báo, tạp chí, hoặc những nguồn khác tương tự. Thảo luận
Nó là hình chụp màn hình từ một cảnh phim, chương trình TV, trò chơi điện tử, trang web, chương trình máy tính, video âm nhạc, hoặc những nguồn khác tương tự. Thảo luận
Nó là biểu trưng không tự do của một tổ chức, nhãn hiệu, sản phẩm, công trình công cộng, hoặc vật khác. Thảo luận
Nó là hình in trên tem, hoặc trên tiền tệ. Thảo luận
Nó là hình lấy từ trang web nào đó. Thảo luận
từ nguồn khác các nguồn trên. Thảo luận

Ghi chú: Các liên kết ở phía bên trái ở của bảng trên được nhúng vào văn bản giới thiệu dành cho các mẫu tải hình khác nhau được liên kết từ Wikipedia:Tải tập tin lên. Để xem tất cả các văn bản nhúng như vậy xem Special:Prefixindex/Mediawiki:Uploadtext.

Bổ sung

[sửa mã nguồn]

Nên có thêm: "Nó có sẵn từ một dự án Wikipedia khác".--Bình Giang 04:54, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã thêm vào, để hàng thứ hai theo tính phổ biến. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:47, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến

[sửa mã nguồn]

Kính mời các thành viên cho ý kiến về các mục trong trang này, thứ tự sắp xếp và cả từ ngữ sử dụng. Khi người dùng nhấn vào một liên kết, nó sẽ đưa người dùng vào trang tải hình với nội dung hướng dẫn trong trang phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tránh những nhầm lẫn và sai sót về tác quyền không đáng có do chưa kịp làm quen với Wikipedia, hoặc vô tình chọn sai. Cám ơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:47, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi rất ủng hộ trang này. Chỉ có một ý kiến nhỏ là nên thay "hoặc những nguồn khác tương tự" thành dấu "..." hoặc xóa hẳn để tránh hiểu nhầm/lạm dụng. Nếu ta thực sự biết còn có cái gì khác tương tự thì có thể liệt kê thẳng vào đó.Tmct 07:33, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chú ý: Mọi người đừng click vào liên kết vội vì nó chưa có gì cả, sau này sẽ phải thêm vào các hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng mục để hướng dẫn cụ thể người dùng. Hiện nay ta chỉ đang thảo luận về trang này thôi. Các trang bên trong là namespace MediaWiki chỉ có sysop trở lên mới có quyền sửa, không thuộc quyền hạn của tôi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:00, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giao diện tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Trang này chỉ có ích tại Wikipedia tiếng Anh vì lời hướng dẫn thay đổi tùy loại bản quyền, chẳng hạn trang en-internet có văn bản khác với trang thường. Tuy nhiên, khi ghé vào trang tương tự ở đây, bạn sẽ gặp giao diện toàn là tiếng Anh. Dĩ nhiên, chúng ta cần dịch MediaWiki:Uploadtext/vi-internet trước tiên, nhưng cũng cần phải dịch nhiều thông báo khác ra tiếng Việt, tại vì phần mềm sử dụng tiếng Anh làm mặc định. Tôi thích công cụ này lắm vì có thể bao gồm nhiều loại thẻ bản quyền khác nhau trong khi không gây ra nhầm lẫn đến nỗi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:31, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng như Minh đã nêu ra, cần dịch đến nơi đến chốn. Để nửa Anh nửa Việt xem kì quá. Nguyễn Dương Khang 07:37, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Rất hay, ngoạt trừ việc nửa Anh nửa Việt . Lê Thy 08:20, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có ai biết cái form chung nằm ở đâu thì dịch ào đi cái (chỉ có mấy chữ) thì hết nửa Anh nửa Việt thôi. Tmct 08:47, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình như trang này chưa chịu ảnh hưởng của file Việt hóa của Wikipedia tiếng Việt, vì khi vào trang đó là tất cả các cột bên trái đều là tiếng Anh, có lẽ nếu áp dụng file chung đó vào thì tất cả sẽ thành tiếng Việt. Có lẽ phải đợi Nguyễn Thanh Quang, DHN hoặc Mxn mới biết mấy cái này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:01, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Để Việt hóa các thông điệp trong trang Upload, có lẽ ta cần đổi ngôn ngữ mặc định thành tiếng Việt, hay dịch ra các thông điệp đó ra tiếng Việt (việc này chắc phải dùng một con bot để chép). Ta cũng cần chỉnh sửa MediaWiki:Licenses/vi-ownwork, v.v. để chỉ hiển thị những thẻ quyền hợp lý. Nguyễn Hữu Dng 16:25, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

địa chỉ forward thư cho phép sử dụng

[sửa mã nguồn]

Chúng ta có cái email gì dạng permissions-vi AT wikimedia DOT org không? để dành cho việc forward thư cho phép sử dụng dưới giấy phép tự do. (xem [1]) Tmct 08:43, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu chưa có thì nhờ 1 tổng quản lý xin địa chỉ email với đuôi wikipedia.org để làm giúp việc này. Cái này rất có ích đấy. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:09, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lựa chọn Chính phủ

[sửa mã nguồn]

Tôi đang rất phân vân về tùy chọn hình từ chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam.

  • Hình từ chính quyền liên bang Mỹ thì tôi e ở Wikipedia Tiếng Việt ít người dùng, đa số đều chép từ tiếng Anh.
  • Hình từ chính phủ Việt Nam thì luật quy định là "không bảo hộ" nhưng chủ yếu là văn bản, giấy tờ, chứ hình ảnh thì nằm ở trang tin điện tử của cơ quan chính phủ, mà các trang tin đó chắc khoảng 90% là gắn "Giữ lại mọi quyền", rất không khả thi.

Xin ý kiến đóng góp của các thành viên. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:38, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cụ thể là cái luật đó nói gì nhỉ? Tmct 11:45, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo quy định tại điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì:

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Nghị định số 100/2006/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành Luật nói trên) quy định tại điều 21:

Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
  2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy nếu hình ảnh/thông tin được trích ra từ các văn bản của cơ quan nhà nước (Chính phủ, Bộ, Cục, UBND các cấp, VKS, Tòa án), tổ chức chính trị (Đảng, Đoàn), tổ chức chính trị-xã hội (Mặt trận Tổ quốc), tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. thì không thuộc đối tượng được bảo hộ hay nói cách khác chúng thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam. Vương Ngân Hà 12:28, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như trên tôi đã nói, chỉ có nội dung từ các văn bản hành chính của cơ quan nhà nước mới không được bảo hộ bản quyền. Luật cũng không có quy định rằng các tác phẩm của các tổ chức, cơ quan nhà nước thuộc phạm vi công cộng như luật bản quyền Hoa Kỳ. Do vậy rất khó để có thể cho rằng các hình ảnh lấy từ các trang web chính phủ, đảng thuộc phạm vi công cộng do chúng không là các văn bản hành chính. Vương Ngân Hà 12:25, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam mới ra đời nhưng nói chung các quy định của nó rất không rõ ràng (kể cả một vài Nghị định hướng dẫn thi hành). Rất tiếc là tôi phải nói rằng đây là đặc điểm chung của các bộ Luật đẻ vội nhằm thỏa mãn yêu cầu của một vài quốc gia trong quá trình đàm phán với họ về việc gia nhập WTO nhưng lại không lường hết được các rắc rối thường gặp khi áp dụng trong cuộc sống. Các quy định không rõ ràng thường dẫn đến các cách hiểu khác nhau cho nên việc sử dụng các tác phẩm, công trình mang tính trí tuệ nói chung cần hết sức cẩn thận, mặc dù người Việt mình nói chung chưa có cái gọi là thích kiện cáo như ở một vài quốc gia khác.

Hiện tại ở đây có hai tiêu bản cho Việt Nam là {{PVCC-Việt Nam}} và {{PVCC-CPVN}}, tuy nhiên quy định trong Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam không cho rằng các tác phẩm do tổ chức/cơ quan chính quyền tạo ra là thuộc về phạm vi công cộng (hay phạm vi công chúng) mà lại chỉ có quy định về sở hữu nhà nước đối với một số tác phẩm như sau:

  1. Tác phẩm khuyết danh;
  2. Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
  3. Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

nhưng việc sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước vẫn phải:

  1. Xin phép sử dụng;
  2. Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
  3. Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
  4. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định...tại Cục Bản quyền tác giả Văn học–Nghệ thuật.

Do vậy tôi đã thông báo là {{PVCC-CPVN}} có thể có vấn đề.

Về vấn đề tin tức thời sự, theo anh thì thế nào là Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin (diễn giải của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 là: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.). Như vậy, vấn đề ở đây là gì? Đó là thế nào là đưa tin không có tính sáng tạo và thế nào là đưa tin có tính sáng tạo. Điều này luật không cho biết cụ thể. Giả sử xảy ra tranh chấp, anh có thể cho rằng một hình đi kèm một tin tức ngắn nào đó là không có tính sáng tạo nhưng tờ báo đó vẫn có thể cho rằng tin tức thuần văn bản giống như tại các báo khác thì đúng là không có tính sáng tạo, nhưng vì chỉ bài báo tại tờ đó có hình ảnh này nên đây có thể coi là một sự sáng tạo của riêng họ và như thế nó vẫn được bảo hộ. Kết quả của những vụ kiện như vậy tôi xin bỏ ngỏ, nhưng chỉ xin nói thêm rằng xác định thế nào là sáng tạo/không sáng tạo là không hề đơn giản. Tuy nhiên, anh có thể áp dụng tiêu bản {{sử dụng hợp lý trong bài}} với các lý do đưa ra cần làm sao để thấy việc sử dụng đó không phương hại đến quyền lợi vật chất/tinh thần của chủ sở hữu thì cho dù họ có kiện cũng phải chứng minh được số thiệt hại trực tiếp cụ thể là bao nhiêu, cách thức tính toán như thế nào v.v. Vương Ngân Hà 07:39, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiếp tục thảo luận

[sửa mã nguồn]

Mời Tmct và các thành viên khác tham khảo. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:08, ngày 20 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các đề nghị mới

[sửa mã nguồn]

Các mục cần có trong trang

[sửa mã nguồn]

Nội dung từng trang tải hình

[sửa mã nguồn]

Thứ tự các giấy phép

[sửa mã nguồn]
Mời tham khảo MediaWiki:Licenses trước khi gửi đề nghị. Sau khi biểu quyết hoàn tất, phần này sẽ được di chuyển đến trang thảo luận tại đó.

Tên trang này

[sửa mã nguồn]

Ý kiến khác

[sửa mã nguồn]
  1. Tôi thấy giao diện thế là hợp lí, đẹp mắt. Ủng hộ dùng ngay.
    Hướng dẫn sử dụng tiêu bản thông tin, mô tả nên cho to lên một chút và để gần ô mô tả hơn (ở một số mẫu).
    Biểu tượng cảnh báo, thông tin ở một số trang (Truyền lên tập tin từ dự án Wikimedia khác, Truyền lên một tập tin của người khác, Biểu tượng info ở trang Truyền lên một tác phẩm thuộc phạm vi công cộng của chính phủ liên bang Hoa Kỳ) đè lên chữ (tôi dùng IE7). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:17, ngày 22 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tai sao khi mình nhắp vào trang tải tập tin thì xuất hiện thông báo: Chưa đăng nhập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bạn phải đăng nhập để tải tập tin lên.

Trở lại Trang Chính. ??? 123.19.0.86 (thảo luận) 04:41, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 26 tháng 4 năm 2015

[sửa mã nguồn]

1. Thay đổi vị trí dòng chữ: "Nếu bạn hiểu rõ quy định về hình ảnh và đã biết giấy phép nào hợp lý, hãy đến thẳng trang tải tập tin." 2. Thay đổi vị trí của dòng chữ trên từ đầu trang xuống vị trí ở cuối trang. In đậm và tăng kích thước hoặc làm nổi bậc từ "trang tải tập tin" trong dòng chữ đó để các thành viên có thể dễ dàng nhìn thấy. 3. Lý do đưa xuống cuối trang theo như tôi nghĩ là để chắc chắn rằng thành viên đã nắm bắt được sơ lược quy định của "Wikipedia: Tải tập tin lên" trong quá trình kéo xuống đáy. Ngmonsterian (thảo luận) 00:42, ngày 26 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

@Ngmonsterian:. Theo tôi nó không cần thiết vì: 1) hiện giờ nó không nổi bật bằng phần bên dưới, 2) những thành viên thành thạo, đặc biệt những người tải lên bìa album, tập tin không tự do,... sẽ hay cắt/dán bản mẫu và để đầu trang sẽ tiện hơn. Tân (thảo luận) 13:21, ngày 23 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cổng làng Thanh Lương

[sửa mã nguồn]

Công trình cổng Thanh Lương tọa lạc tại phường Hương Xuân, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cổng được thiết kế vào tháng 3 năm 2006 và hoàn thành xây dựng vào tháng 8 năm 2007 Kiến trúc của cổng được thiết kế theo dạng tam quan truyền thống, cùng với một số đường nét và mô típ trang trí mang dáng dấp cổ điển. Vật liêu xây dựng là bê tông cốt thép. Mái được dán ngói trang trí màu đỏ. Xung quang các cột chính được ốp bằng gạch nung màu vàng nhạt.

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 4 tháng 4 năm 2019

[sửa mã nguồn]

Hamusic (thảo luận) 16:48, ngày 4 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Files from another Wikimedia project

[sửa mã nguồn]

There is a text for "Nó đã có ở một dự án Wikimedia khác và tôi muốn dùng lại nó". I suggest to add a text about moving the file to Commons instead if it is a free file. FileExporter/FileImporter makes it possible for almost everyone to move the file to Commons with 2 clicks. The only reason not to move it to Commons sould be that it is a non-free file. You may also want to update MediaWiki:Uploadtext/vi-otherwiki to suggest to move the file to Commons (if it is a free file). --MGA73 (thảo luận) 09:04, ngày 22 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@P.T.Đ: Anh sửa được không? NguoiDung
KhongDinhDanh
09:40, ngày 6 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Đã có phiên bản mới của cái này nên không cần làm. P.T.Đ (thảo luận) 09:45, ngày 6 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
Crypto, tiền điện tử, có lẽ cũng được gọi là một thị trường tài chính. Xét về độ tuổi, crypto còn rất trẻ khi đặt cạnh thị trường truyền thống
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Ouroboros Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mãnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Anime Banana Fish
Anime Banana Fish
Banana Fish (バナナフィッシュ) là một bộ truyện tranh đình đám tại Nhật Bản của tác giả Akimi Yoshida được đăng trên tạp chí Bessatsu Shoujo Comic từ năm 1985 - 1994