Thế Hiển

Nghệ sĩ Nhân dân
Thế Hiển
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lại Thế Hiển
Ngày sinh
8 tháng 12, 1955 (69 tuổi)
Nơi sinh
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2011)
Nghệ sĩ nhân dân (2023)
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Dòng nhạc
Thành viên củaHội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh
Ca khúc
  • Đất nước
  • Vào viếng lăng Bác
  • Nhánh lan rừng
  • Hát từ xóm biển Cà Mau
Tác phẩm
  • "Nhánh lan rừng"
  • "Hát về anh"
  • " Mẹ và hoa sứ"
  • "Dấu chấm hỏi"
  • "Tóc em đuôi gà"
  • "Nguyện theo bước chân Người"

Thế Hiển (sinh ngày 8 tháng 12 năm 1955) là một ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu túNghệ sĩ nhân dân. Ông được các nhà báo Việt Nam mệnh danh là "Người viết nhật ký bằng âm nhạc".

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên danh ông là Lại Thế Hiển, sinh ngày 8 tháng 12 năm 1955 tại Sài Gòn, nguyên quán của ông ở Nam Định. Thời trẻ, ông từng mong ước trở thành một luật sư, tuy nhiên, ông cũng sớm biểu lộ khả năng nghệ thuật của mình. Ông tự mình học và chơi thành thạo đàn guitar năm 11 tuổi và sau này là là tự học đàn piano. Ông cũng từng tham gia một lớp học múa trong khoảng thời gian 6 tháng nhưng sau đó lại bỏ dở.

Việc học của ông bị gián đoạn sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Với tính cách thiên về hoạt động xã hội và đam mê ca hát, ông bắt đầu tham gia hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng. Năm 1977, ông theo học chương trình Trung cấp Thanh nhạc của Đoàn nghệ thuật Bông Sen, được đào tạo bởi những nghệ sĩ lừng danh bấy giờ như Quốc Hương, Thanh Trì, Mỹ An, nhạc sĩ Xuân Hồng... Năm 1978, ông tham gia Câu lạc bộ Sáng tác trẻ của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng thời với Thu Nở, Đình Huấn, Sĩ Thanh, Cẩm Vân...

Năm 1980, ông tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc, trở thành một trong hai giọng ca được Đoàn nghệ thuật Bông Sen chính thức tuyển chọn, trở thành đơn ca chính của đoàn nghệ thuật này, tham gia nhiều chương trình âm nhạc của Hội Âm nhạc và các đoàn nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác, với tác phẩm đầu tay "Khi bong bóng bay" được công chúng đón nhận. Năm 1983, trong một chuyến lưu diễn phục vụ bộ đội chiến đấu tại biên giới phía Bắc, ông đã sáng tác ca khúc "Hát về anh". Ca khúc nhanh chóng phổ biến và đem lại danh tiếng cho ông chỉ sau khi sáng tác được 2 tác phẩm.

Năm 1986, ông cùng Đoàn nghệ thuật Bông Sen đi biểu diễn phục vụ bộ đội ở mặt trận 479 (Xiêm Riệp, Campuchia) và sáng tác ca khúc "Nhánh lan rừng". Một lần nữa, bài hát về chủ đề người lính của ông được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác nhiều bài hát về chủ đề Thanh niên xung phong như "Chuyện ngày xưa chuyện ngày nay", "Hát trên nông trường xanh"...

Năm 1987, ông rời đoàn Đoàn nghệ thuật Bông Sen và trở thành ca sĩ tự do. Năm 1995, ông theo học bậc Đại học tại chức khoa Sáng tácThanh nhạc tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, ông tốt nghiệp loại giỏi cả hai ngành về thanh nhạc và sáng tác.

Tháng 12 năm 2009, ông mở hội quán mang tên Nhánh lan rừng nằm trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa nghệ thuật Nhánh lan rừng do vợ ông làm giám đốc và trực tiếp điều hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Thế Hiển đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2012. Tháng 10 năm 2023, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Cho tới năm 2013, Thế Hiển là một nhạc sĩ, ca sĩ chưa có album, tập nhạc nào, ông tiếp tục sáng tác và âm thầm thu thanh các ca khúc của mình.Hiện ông làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhánh Lan Rừng và là Ủy viên Ban chấp hành Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hồ Chí Minh. Ngoài việc đào tạo ca sĩ, ông dành nhiều thời gian cho việc sáng tác ca khúc, tham gia những chuyến đi thực tế, biểu diễn từ thiện và đến các đơn vị bộ đội ở biên giới, hải đảo...

Chủ đề và phong cách sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Những sáng tác của Thế Hiển rất đa dạng với nhiều đề tài: nhạc phong trào, tình ca, tình bạn, tình yêu trẻ thơ, tình mẫu tử, tình đồng đội... Là ủy viên Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh, Thế Hiển đã dành rất nhiều tâm huyết để viết các ca khúc về đề tài xã hội, về những nạn nhân chất độc màu da cam, những đứa trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ, người dân bị thiên tai lũ lụt. Mỗi sáng tác của ông đều do ông kiểm tra bằng chính tiếng hát của mình. Cho tới năm 2013, ông đã sáng tác gần 100 ca khúc, trong đó khoảng 40 bài được phổ biến, ngoài ra còn có những bài hát chưa được công bố. Ông được nhận xét là người viết không nhiều nhưng viết chắc tay, viết bài nào định hình được bài đó. Âm nhạc của Thế Hiển giản dị, những ca khúc của ông không cầu kỳ, không có nhiều biến âm, không nhiều kỹ thuật cổ điển mà mang phong cách nhạc nhẹ với âm hưởng dân ca. Ông đều nghiên cứu trước khi viết chủ đề, có sự đào sâu suy nghĩ và tìm chất liệu của từng vùng miền khi áp dụng một số điệu thức dân ca vào ca khúc của mình.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho tới năm 2013, ông đã sáng tác gần 100 ca khúc, trong đó khoảng 40 bài được phổ biến, ngoài ra còn có những bài hát chưa được công bố. Ngoài ra ông còn đặt lời cho các ca khúc "Triệu đóa hoa hồng" - một bài hát Latvia nổi tiếng từ những năm 1980.

Những sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Thế Hiển:

  1. Khi bong bóng bay (1982)
  2. Hát về anh (còn có tên là "Hát về anh người chiến sĩ biên cương", 1983, khen thưởng của Ủy ban Nhân dân Thành phố năm 1985)
  3. Nhánh lan rừng
  4. Vỏ ốc biển
  5. Nỗi nhớ từ đảo xa
  6. Tiếng hát trên đảo Sơn Ca
  7. Khúc hát tự hào HQ 561
  8. Tóc em đuôi gà
  9. Cho dù có đi nơi đâu
  10. Chuyện lứa đôi
  11. Em nghe nói
  12. Em không biết
  13. Bốn mắt anh yêu
  14. Hoài niệm dấu yêu
  15. Đợi chờ trong cơn mưa
  16. Chuyện đời xưa chuyện ngày nay
  17. Mỗi trái tim một tấm lòng
  18. Người mẹ và hoa sứ trắng
  19. Hát trên nông trường xanh
  20. Hành khúc thanh niên tình nguyện...
  21. Người phu xe
  22. Dấu chấm hỏi (giải ba cuộc vận động sáng tác của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)
  23. Nhong nhong nhong (Sáng tác sau 1975)
  24. Hoàng hôn màu tím
  25. Đây Mỹ Sơn huyền thoại
  26. Tây Nguyên mùa hè xanh...
  27. Tuần Châu đảo ngọc
  28. Vượt lên chính mình (Bài hát chính thức của chương trình cùng tên)
  29. Cùng vượt lên chính mình/Vượt qua thử thách (Bài hát chính thức của chương trình cùng tên)
  30. Đà Nẵng Anh hùng - thành phố của tương lai" (2004) - Lời: Bùi Quang Thanh - Nhạc: Thế Hiển.

31. Lặng thầm

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế Hiển kết hôn lần đầu khi 21 tuổi (năm 1976) với cô bạn gái sinh hoạt văn nghệ cùng phường, họ sinh được hai người con, một trai một gái. Người vợ thứ hai là ca sĩ Hạ Lan (cũng có hai người con riêng), họ quyết định không sinh con, hai người sống với nhau được 10 năm. Ông kết hôn lần thứ ba với nhà báo Hồng Nhung, kém ông 27 tuổi, biên tập viên văn nghệ Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương. Năm 2020, ông kết hôn lần thứ tư với người vợ Kim Phượng.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nghệ sĩ Ưu tú (2012).
  • Năm 2015, Hãng phim TFS - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) đã phát sóng bộ phim tài liệu "Nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ Thế Hiển – Nhánh lan rừng nở mãi" (đạo diễn Trần Quốc Sơn, 2 tập) trên hệ sóng truyền hình HTV9 để vinh danh, ghi nhận các cống hiến, đóng góp của ông cho âm nhạc truyền thống[1].
  • Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Nghệ sĩ nhân dân (2024).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Ra mắt phim về NSƯT, nhạc sĩ Thế Hiển”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Facebook cá nhân
  2. Nhạc sĩ Thế Hiển cầu cứu Hội nhạc sĩ VN, Sơn Hà (thực hiện), Báo điện tử VietNamNet, 10/06/2004
  3. Nhạc sĩ - Nghệ sĩ ưu tú Thế Hiển: Ba lần đò vẫn một tấm chân tình, Cát Vũ, Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 07/07/2012
  4. Nhạc sĩ Thế Hiển: "70 tuổi vẫn đi tìm cảm xúc", Hoàng Anh thực hiện, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, 20/09/2013
  5. Những 'vỏ ốc biển' của nhạc sĩ Thế Hiển, Xuân Ba, Báo điện tử Tiền Phong, ngày 04/06/2014
  6. NSƯT - Nhạc sĩ Thế Hiển: Cung bậc buồn vui đời nghệ sĩ, Phạm Xuân Trường viết tại TP Hồ Chí Minh vào 18/12/2013, đăng báo Báo Công An Nhân dân ngày 09/01/2014 Lưu trữ 2014-08-19 tại Wayback Machine
  7. NS. Lại Thế Hiển, Trang web của Hội nhạc sĩ Việt Nam[liên kết hỏng]
  8. NHẠC SĨ THẾ HIỂN VẪN THÊNH THANG TRÊN CON ĐƯỜNG ÂM NHẠC, Phan Khanh, Trang web của Hội nhạc sĩ Việt Nam, 10/01/2012 Lưu trữ 2013-07-31 tại Wayback Machine
  9. [1][liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây
Nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên
Nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên
Triều Tiên, một trong những nước có nền kinh tế “đóng” nhất trên thế giới, đang có những bước phát triển mạnh mẽ.
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn