Thỏ lấy lông Jersey là một giống thỏ có nguồn gốc từ Mỹ. Thỏ Jersey Wooly có xuất xứ từ bang New Jersey của Hoa Kỳ, chúng được Hiệp hội nuôi thỏ Mỹ (American Rabbit Breeders Association-ARBA) công nhận từ năm 1988. Vì lông của chúng mượt như len nên người ta gọi chúng là Wooly.
Jersey Wooly là vật cưng khá phổ biến hiện nay. Là một giổng thỏ cảnh phổ biến tại nhiều nước trên thế giới và thường được biết với các tên khác như Wooly Toy, Mini Angora. Nó được nuôi rất phổ biến ở Mỹ, vì nó luôn tỏ ra lịch thiệp và nhã nhặn với mọi người.
Jersey Wooly mang dòng máu của thỏ lùn Hà Lan (Netherland Dwarf) và thỏ Angora Pháp (French Angora). Lông chúng phủ khắp cơ thế trừ đầu nên dễ chăm sóc bộ lông của mình. Chúng nặng từ 1 - 1,5 kg (2,5 - 3,5 pounds). Là một giống thỏ nhỏ, Jersey Wooly trưởng thành chỉ nặng lên đến khoảng 1,5 kg. Giống thỏ này rất nhỏ, lúc trưởng thành chỉ nặng khoảng 1,5 kg. Vì lông dày, mỗi tháng chúng đều rụng lông 1 lần, vào mùa rụng lông thậm chí chúng rụng lông hằng ngày. Vì thế nếu nuôi thỏ này cần siêng chải lông cho chúng.
Chúng là vật nuôi nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh (chốn trạy, sợ tiếng động), khả năng thích ứng với môi trường kém. Nếu được chăm sóc tốt, chúng sẽ trở nên thân thiện và vui vẻ. Sống trong nhà chúng sẽ được an toàn hơn. Cần tránh tiếp xúc với các loài động vật khác, đặc biệt là chuột. Nếu ban ngày chúng ăn không hết thức ăn thì cần vét sạch máng, nếu thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ. Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch, khi mắc bệnh chúng rất dễ chết.
Dạ dày chúng co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Nhiều con bị chứng sâu răng hành hạ và có vấn đề về tiêu hóa. Chúng cũng bị mắc một số bệnh như bại huyết, ghẻ, cầu trùng, viêm ruột, do ăn thức ăn sạch sẽ, không bị nấm mốc. Nếu thấy chúng có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy. Chúng hiếu động và ham chạy nhảy, sinh trưởng tốt, nuôi chúng không cần nhiều diện tích.
Cho ăn cà rốt có thể khiến chúng bị sâu răng, cũng như gây nên những vấn đề về sức khỏe khác. Cà rốt và táo chứa nhiều đường thực vật, chỉ nên cho thỏ ăn những loại này ít. Chúng thích cam thảo nhưng nó lại không tốt bởi thỏ không thể tiêu hóa đường. Chúng thông thường không ăn rau củ có rễ, ngũ cốc hoặc trái cây, đặc biệt là rau diếp. Nên cho thỏ ăn cỏ, cải lá xanh đậm như bắp cải, cải xoăn, bông cải xanh (phải rửa sạch).
Luôn có thức ăn xanh trong khi chăm sóc, lượng thức ăn xanh cho chúng luôn chiếm 90% tổng số thức ăn trong ngày. Có thể cho chúng ăn thêm thức ăn tinh bột, không được lạm dụng vì chúng sẽ dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến chết. Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc.
Thỏ sơ sinh sau 15 giờ mới biết bú mẹ. Trong 18 ngày đầu thỏ hoàn toàn sống nhờ sữa mẹ. Nếu được bú đầy đủ thì da phẳng và 5-8 ngày đầu mới thấy bầu sữa thỏ mẹ căng phình ra, thỏ con nằm yên tĩnh trong tổ ấm, chỉ thấy lớp lông phủ trên đàn con động đậy đều. Nếu thỏ con đói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và đàn con động đậy liên tục. Nguyên nhân chủ yếu thỏ con chết là do đói sữa, dẫn đến suy dinh dưỡng, chết dần từ khi mở mắt.