Bản đồ dân tộc của Síp năm 1973. Màu vàng biểu trưng cho người Síp Hy Lạp, chữ màu tím biểu thị các hải đảo Thổ Nhĩ Kỳ Síp và màu đỏ biểu thị các căn cứ của Anh.[1]
Thời gian
20 tháng 7 – 18 tháng 8 năm 1974 (4 tuần và 1 ngày)
568 bị giết chết trong chiến trận (498 TAF, 70 Kháng chiến) 270 thường dân bị giết chết 803 thường dân bị mất tích (con số chính thức năm 1974)[18] 2.000 người bị thương[19] [20][21][22]
4.500–6.000 thương vong (quân đội và dân sự)[20][21]
bao gồm 1.273 người chết[23] 105 bị chết[23] 1000–1100 mất tích (thời điểm 2015)[24]
Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp[26] (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kıbrıs Barış Harekâtı, nguyên văn 'Chiến dịch Hòa bình Síp' và theo tiếng Hy Lạp: Τουρκική εισβολή στην Κύπρο, tên mã được Thổ Nhĩ Kỳ đặt là Chiến dịch Attila,[27][28]tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Atilla Harekâtı) là một cuộc xâm lược quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở đảo Síp, được tiến hành vào ngày 20 tháng 7 năm 1974, sau cuộc đảo chính Síp vào ngày 15 tháng 7 năm 1974.
Cuộc đảo chính đã được lệnh của Hội đồng quân đội ở Hy Lạp và do Cảnh sát Quốc gia Síp[29][30] tổ chức kết hợp với EOKA-B. Cuộc đảo chính đã lật đổ Tổng thống người Síp, Tổng giám mục Makarios III và đã đưa Makarios III và đưa người ủng hộ EnosisNikos Sampson lên thay.[31][32]. Mục đích của cuộc đảo chính là Hy Lạp sáp nhập hòn đảo này,[33][34][35] và Cộng hòa Síp Hy Lạp được tuyên bố.[36][37]
Vào tháng 7 năm 1974, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm và chiếm 3% hòn đảo trước khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố. Chính quyền quân sự của Hy Lạp bị thất thủ và được thay thế bằng một chính phủ dân chủ. Vào tháng 8 năm 1974, một cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến việc chiếm khoảng 40% hòn đảo. Cuộc ngừng bắn từ tháng 8 năm 1974 trở thành Khu vực đệm của Liên Hợp Quốc tại Síp và thường được gọi là Tuyến Xanh.
Khoảng 150.000 người (chiếm hơn ¼ tổng dân số Síp, và 1/3 dân số người gốc Hy Lạp) bị trục xuất khỏi vùng phía bắc của hòn đảo, nơi người Síp gốc Hy Lạp chiếm 80% dân số. Một năm sau đó vào năm 1975, khoảng 60.000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 1/2 dân số người Síp Thổ Nhĩ Kỳ,[38] đã bị di cư từ nam vào bắc.[39] Cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc trong việc phân chia Síp dọc theo "Tuyến Xanh" của Liên Hợp Quốc, khu vực này vẫn còn phân chia Síp và thành lập chính quyền Síp Thổ Nhĩ Kỳ tự trị thực tế ở phía Bắc. Năm 1983, Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố độc lập, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận quốc gia này.[40] Cộng đồng quốc tế xem lãnh thổ của TRNC như lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Cộng hòa Síp.[41] Việc chiếm đóng này được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, dẫn đến chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ Liên minh Châu Âu do Síp đã trở thành thành viên của Liên minh này.[42]
Tên mã của Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược là Chiến dịch Atilla. Những người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi chiến dịch này là "Chiến dịch Hoàn bình Síp" (Kıbrıs Barış Harekâtı) hay "Chiến dịch Hòa bình" (Barış Harekâtı) hay "Chiến dịch Síp" (Kıbrıs Harekâtı), khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện hành động quân sự trên cớ gìn giữ hòa bình.[43]
^Juliet Pearse, "Troubled Northern Cyprus fights to keep afloat" in Cyprus. Grapheio Typou kai Plērophoriōn, Cyprus. Grapheion Dēmosiōn Plērophoriōn, Foreign Press on Cyprus, Public Information Office, 1979, p. 15.
^Joseph Weatherby, The other world: Issues and Politics of the Developing World, Longman, 2000, ISBN978-0-8013-3266-1, p. 285.
^American University (Washington, D.C.). Foreign Area Studies; Eugene K. Keefe (1980). Cyprus, a country study. Foreign Area Studies, American University: for sale by the Supt. of Docs., U.S. Govt. Print. Off. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012. Authoritative figures for casualties during the two- phased military operation were not published; available estimates listed Greek Cypriot losses at 6,000 dead and Turkish losses at 1,500 dead and 2,000 wounded...
^ abBruce W. Jentleson; Thomas G. Paterson; Council on Foreign Relations (1997). Encyclopedia of US foreign relations. Oxford University Press. ISBN978-0-19-511059-3. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012. Greek/Greek Cypriot casualties were estimated at 6,000 and Turkish/Turkish Cypriot casualties at 3,500, including 1,500 dead...
^Thomas M. Wilson; Hastings Donnan (ngày 19 tháng 6 năm 2012). A Companion to Border Studies. John Wiley & Sons. tr. 44. ISBN978-1-4051-9893-6. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012. The partition of India was accompanied by a death toll variously credibly estimated at between 200,000 and 2 million.... In the Turkish invasion and partition of Cyprus, 6,000 Greek Cypriots were killed and 2,000 reported missing, and some 1500 Turks and Turkish-Cypriots killed.
^Salin, Ibrahm (2004). Cyprus: Ethnic Political Components. Oxford: University Press of America. tr. 29.
^Quigley. The Statehood of Palestine. Cambridge University Press. tr. 164. ISBN978-1-139-49124-2. Cộng đồng quốc tế tuyên bố rằng bản tuyên bố này không hợp pháp, với lý do là Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm lĩnh lãnh thổ Síp và rằng nhà nước này được cho một sự vi phạm đối với chủ quyền của Síp.
^James Ker-Lindsay; Hubert Faustmann; Fiona Mullen (ngày 15 tháng 5 năm 2011). An Island in Europe: The EU and the Transformation of Cyprus. I.B.Tauris. tr. 15. ISBN978-1-84885-678-3. Classified as illegal under international law, the occupation of the northern part leads automatically to an illegal occupation of EU territory since Cyprus' accession.
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil