Ngày 29 tháng 8 năm 1866 (năm Khánh Ứng thứ 2, ngày 20 tháng 7 năm 1866 âm lịch): Tướng quân Tokugawa Iemochi qua đời tại Osaka và Mạc phủ kiến nghị rằng Tokugawa Yoshinobu nên được bổ nhiệm làm người kế vị.[2]
Ngày 10 tháng 1 năm 1867 (năm Khánh Ứng thứ 2, ngày 5 tháng 12 năm 1867 âm lịch): Tokugawa Yoshinobu được bổ nhiệm làm shōgun.[2]
Ngày 30 tháng 1 năm 1867 (năm Khánh Ứng thứ 2, ngày 25 tháng 12 năm 1867 âm lịch): Thiên hoàng Hiếu Minh băng hà.[2]
Ngày 13 tháng 2 năm 1867 (năm Khánh Ứng thứ 3, ngày 9 tháng 1 1867 âm lịch): Mutsuhito lên ngôi lấy hiệu là Minh Trị.[3]
Năm Khánh Ứng thứ 3: phong trào Ee ja nai ka diễn ra.
Ngày 14 tháng 10 (năm Khánh Ứng thứ 3): Lễ trình tấu ý định khôi phục quyền cai trị của Hoàng gia
Ngày 9 tháng 12 (năm Khánh Ứng thứ 3): Sắc lệnh khôi phục quyền lực của Thiên hoàng, bãi bỏ quyền lực của samurai
Ngày 3 tháng 9 năm 1868 (năm Khánh Ứng thứ 4, ngày 17 tháng 7 năm 1868 âm lịch): Edo (江戸 (Giang Hộ),Edo?) được đổi tên thành Tokyo (東京都 (Đông Kinh đô),Tokyo?).[4]
Ngày 8 tháng 10 năm 1868 (năm Khánh Ứng thứ 4, ngày 23 tháng 8 năm 1868 âm lịch): Trận Aizu bắt đầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 1868 (năm Khánh Ứng thứ 4, ngày 27 tháng 8 năm 1868 âm lịch): Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi tại Hoàng cung Kyoto.[5]
Đại học Keio (慶應義塾大学 (Khánh Ưng nghĩa thục đại học),Keiō Gijuku Daigaku?), được thành lập lần đầu vào năm 1858 (năm An Chính thứ 5), bảy năm trước khi bắt đầu thời kỳ Khánh Ứng, năm 1868 (năm Khánh Ứng thứ 4) Đại học Keio chuyển đến Shiba Shinsenza và được đặt tên theo thời kỳ này. Đây là tổ chức giáo dục đại học lâu đời nhất ở Nhật Bản.[6]
^Nussbaum, Louis-Frédéric. (2005). "Khánh Ứng" Japan Encyclopedia, tr. 505, tr. 505, tại Google Books; n.b., Louis-Frédéric is pseudonym of Louis-Frédéric Nussbaum.
^ abcKyoto: the old capital of Japan, 794-1869 Richard Ponsonby-Fane, tr. 326.
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy