Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 6/2022) |
Thanh Hiếu Lăng | |
---|---|
Tên | |
Tên chính xác | 清孝陵 |
Vị trí địa lý | |
Quốc gia | Trung Quốc |
Vị trí | Tuân Hóa, Hà Bắc, Trung Quốc |
Kiến trúc | |
Kiểu dáng kiến trúc | lăng tẩm |
Lịch sử và sự quản lý | |
Ngày xây dựng | 1662 |
Người xây dựng | Thanh Thế Tổ |
Thanh Hiếu lăng (chữ Hán: 清孝陵), tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᡠᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠮᡠᠩᡤᠠᠨ, Möllendorff: hiyoošungga munggan) là một lăng tẩm tại Trung Quốc, nơi chôn cất Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế - vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Thanh.
Hiếu lăng có kế hoạch xây dựng từ năm Thuận Trị thứ 18 (1661) đến năm Khang Hi nguyên niên (1662). Năm Khang Hi thứ 2 thì chính thức bắt đầu xây dựng. Đến tháng 8 năm sau thì cơ bản hoàn thành. Năm thứ 7 (1668), hoàn thành tất các các kiến trúc liên quan.
Đây là một lăng tẩm tương đối đặc thù của nhà Thanh, bởi Thuận Trị Đế và hai vị Hoàng hậu của ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu và Hiếu Hiến Hoàng hậu đều hỏa táng, vì vậy ở trong địa cung chỉ có ba hũ tro cốt. Lúc còn sống Thuận Trị Đế tỏ vẻ không muốn an táng long trọng, lại thêm phòng ngự địa cung nghiêm mật, những điều này khiến cho Thanh Hiếu lăng trở thành Hoàng lăng được bảo tồn hoàn hảo nhất của Thanh Đông lăng trong thời Dân Quốc.
Hiếu Đông lăng là tòa "Hoàng hậu lăng" đầu tiên được xây dựng cũng là lăng tẩm Hoàng hậu đầu tiên của nhà Thanh, mộ chủ là Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu - Hoàng hậu thứ hai của Thuận Trị Đế.
Mặc dù nơi đây là "Hoàng hậu lăng", nhưng cũng đồng thời an táng 7 vị Phi, 17 vị Cách cách và 4 vị Phúc tấn đều là tần ngự của Thuận Trị Đế.
Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu được an táng vào Phương thành Minh lâu, trung tâm của Lăng viên.
Phía bên trái Phương thành Minh lâu (nhìn từ trong ra) có hai hàng Bảo đính, từ trong ra ngoài lần lượt là:
Phía bên phải Phương thành Minh lâu có hai hàng Bảo đính, từ trong ra ngoài lần lượt là: