Thanh Sơn | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Lê Văn Thiện |
Ngày sinh | 1 tháng 5, 1938 |
Nơi sinh | Sóc Trăng, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 4 tháng 4, 2012 | (73 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
An nghỉ | Hoa viên nghĩa trang Bình Dương |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Bút danh | Thanh Sơn Sơn Thảo |
Vai trò | Nhạc sĩ |
Dòng nhạc | |
Hợp tác với | Bảo Thu Dắc Chung Dzoãn Bính Hàn Châu Hoài Linh Lê Minh Bằng Phố Thu Song Ngọc |
Ca khúc | Ba tháng tạ từ Hương tóc mạ non Lưu bút ngày xanh Nỗi buồn hoa phượng Mười năm tái ngộ Mùa Hoa Anh Đào Nhật ký đời tôi |
Thanh Sơn (1 tháng 5 năm 1938 – 4 tháng 4 năm 2012) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò. Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc chủ đề miền Tây Nam Bộ mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.[1]
Ông tên thật là Lê Văn Thiện, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng; là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Gia đình ông từng che giấu cán bộ Việt Minh nên bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.
Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn làm thuê, ở mướn nhưng vẫn tiếp tục học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ.
Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi. Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Dù đã là ca sĩ, ông vẫn mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ.
Ca khúc đầu tiên của ông là Tình học sinh ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý. Sang năm sau, Nỗi buồn hoa phượng ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè.
Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác.
Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ngưng sáng tác.
Bắt đầu sáng tác nhạc trở lại từ thập niên 1990, những ca khúc mới mang âm hưởng dân ca của ông lập tức được công chúng đón nhận. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên thịnh hành tới ngày nay như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
Từ năm 2000, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
Năm 2006, trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 83 - Những Khúc Hát Ân Tình vinh danh ông, cùng với 2 nhạc sĩ Xuân Tiên và Nguyễn Ánh 9.
Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.
Năm 2011, ông bị tai biến mạch máu não khi đang cùng trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night 103 - Tình Sử Trong Âm Nhạc Việt Nam. Sau một thời gian điều trị, ông qua đời lúc 14h 30' ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì tuổi già sức yếu.[2]
Nhạc của Thanh Sơn thời kỳ đầu thường nói về tình cảm của tuổi học trò, đặc biệt là mùa hè. Bài Nỗi buồn hoa phượng được ông tâm đắc nhất, với những câu ca chân tình rất quen thuộc:
Ngoài đề tài học trò, ông còn có nhiều tác phẩm ở một số chủ đề khác. Như ca ngợi mùa xuân:
...hay những bài nhạc vàng than trách số phận, viết theo điệu boléro:
Ít ai biết rằng nàng thơ trong các sáng tác của ông là nữ ca sĩ Thanh Tuyền. Nhiều sáng tác của ông đã viết dành tặng riêng cho tiếng hát Thanh Tuyền: Nỗi buồn hoa phượng, Nhật kí đời tôi, Hoa tím người xưa, Trả lại thời gian, Giòng suối xanh, Dư âm mùa hạ, Chuyện tình hoa Lưu Ly... Tiếng hát cao vút, trong trẻo của cô học trò 17 tuổi càng đưa những tác phẩm của ông trở nên thăng hoa hơn. Thời gian trước 1973, lời ca của ông chịu ảnh hưởng của nhạc vàng: chân thật, giản dị, ít trau chuốt,.. Đến khi ông chuyển hướng sang nhạc quê hương, lời ca mới được chú trọng – như chính ông nhìn nhận.
Nhiều bài hát được viết để hát bằng giọng Nam bộ, với những điệu hò, điệu ru rất quen thuộc với người miền Nam:
Ngoài ra, Thanh Sơn cũng thường đem những địa danh, những đặc sản, những giai thoại có thật vào nhạc, như là một cách quảng bá hình ảnh miền quê xứ đó:
Ông đã viết nhạc cho hầu khắp các địa danh ở Nam Bộ, chỉ trừ Tiền Giang mà theo ông: "Chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới".
Ngoài nhạc về miền Nam, ông còn viết một số bài ca ngợi các miền khác, như bài Non nước hữu tình (miền Bắc), Trở lại thành phố sương mù, Thương về cố đô, Đôi lời gửi Huế (miền Trung), Quê hương 3 miền (cả ba miền).
Trong suốt thời gian từ thập niên 1970 cho tới cuối thập niên 1990, Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ năng nổ nhất của miền Nam với những bài nhạc ca ngợi quê hương.