Hoa anh đào

Hoa anh đào
Sakura
Anh đào Nhật Bản (Prunus serrulata)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Phân họ (subfamilia)Prunoideae
Chi (genus)Prunus
Phân chi (subgenus)Cesarus
Các loài

Hoa anh đào (Sakura, katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻 Hán Việt: Anh) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus.

Anh đào Nhật Bản 'Kanzan' là một giống hoa kép được phát triển trong thời kỳ Edo. Nó có 20 đến 50 cánh hoa trong một bông hoa.

Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (満開, まんかい, mãn khai) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10–12 ngày kể từ ngày mankai.

Mùa hoa anh đào thường là vào tháng 3 hay là tháng 4 dương lịch.

Giống cây trồng

[sửa | sửa mã nguồn]
Prunus serrulata 'Chousiuhizakura'. Còn được gọi là Kenrokuen-kumagai. Hoa lớn và lá đỏ nở cùng một lúc. Một nghiên cứu DNA vào năm 2013 đã cho biết rằng hai loại này là cùng một loại cây trồng.[1][2]
Prunus × subhirtella 'Omoigawa'. 'Omoigawa'được sản xuất tại thành phố Oyama năm 1954 được biết đến như một giống cây trồng trong đó giống cây 'Jugatsu-zakura' đã bị đột biến.[3]

Nhật Bản có rất nhiều loại hoa anh đào (sakura); hơn 200 giống cây trồng có thể được thấy ở đó.[4] Theo một phương pháp phân loại khác, người ta cho rằng có hơn 600 giống cây trồng hoa anh đào ở Nhật Bản.[5][6] Theo nhật báo Tokyo Shimbun, có 800 loại hoa anh đào ở Nhật Bản.[7] Theo kết quả phân tích DNA của 215 giống cây trồng do Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp và Lâm sản Nhật Bản thực hiện vào năm 2014, nhiều giống cây anh đào đã lan rộng khắp thế giới là giống lai giữa các loài được tạo ra bằng cách lai giữa anh đào OshimaPrunusu jamasakura (Yamazakura) với nhiều loài hoang dã khác nhau.[2][2] Trong số những giống này, Nhóm Sato-zakura, và nhiều giống khác có số lượng lớn cánh hoa, và giống tiêu biểu là Prunus serrulata 'Kanzan'.[8][9]

Các loài, giống laigiống thứ sau đây được dùng cho giống hoa anh đào:[10][11][12][13][14]

Prunus × yedoensis 'Somei-yoshino' (Anh đào Yoshino)

Loại hoa anh đào phổ biến nhất ở Nhật Bản là Somei Yoshino (anh đào Yoshino). Hoa của nó có màu trắng gần như tinh khiết, nhuốm màu hồng nhạt, đặc biệt là gần thân cây. Chúng nở hoa và thường rụng trong vòng một tuần trước khi ra lá. Do đó, cây trông gần như trắng từ trên xuống dưới. Giống này lấy tên từ làng Somei (nay là một phần của Toshima ở Tokyo). Nó được phát triển vào giữa đến cuối thế kỷ 19 vào cuối thời kỳ Edo và đầu thời kỳ Minh Trị. Somei Yoshino gắn liền với hoa anh đào đến nỗi thể loại phim jidaigeki và các tác phẩm hư cấu khác thường miêu tả sự đa dạng trong thời kỳ Edo hoặc sớm hơn; những mô tả như vậy là hoài niệm lỗi thời.[17]

Prunus × kanzakura 'Kawazu-zakura' (Kawazu cherry). Một giống cây đại diện cho mùa lạnh nở hoa từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 ở Nhật Bản.

Prunus × kanzakura 'Kawazu-zakura' là giống cây đại diện nở hoa trước khi mùa xuân đến. Nó là giống lai tự nhiên giữa anh đào Oshima và Prunus campanulata, và được đặc trưng bởi những cánh hoa màu hồng đậm. Những cây anh đào dại thường không nở hoa vào mùa lạnh vì chúng không thể đâm chồi nếu chúng nở hoa trước mùa xuân khi côn trùng thụ phấn bắt đầu di chuyển. Tuy nhiên, người ta cho rằng 'Kawazu-zakura' nở sớm hơn vì là loài lai giữa Prunus campanulata (từ Okinawa, vốn không mọc tự nhiên ở Honshu) lai với anh đào Oshima. Ở các loài hoang dã, ra hoa trước mùa xuân là một đặc điểm bất lợi trong quá trình chọn lọc, nhưng ở các giống cây trồng như 'Kawazu-zakura', ra hoa sớm và các đặc tính của hoa được ưu tiên hơn và chúng được nhân giống bằng cách ghép.[18]

Hoa anh đào về cơ bản được phân loại theo loàigiống cây trồng, nhưng ở Nhật Bản, chúng thường được phân loại theo tên cụ thể dựa trên đặc điểm của hoa và cây. Những cây anh đào có nhiều cánh hoa hơn những cây anh đào năm cánh thông thường được phân loại là yae-zakura (sakura hoa kép), và những cây có cành rũ xuống được phân loại là shidare-zakura hoặc anh đào rủ. Hầu hết yae-zakurashidare-zakura đều là giống cây trồng. Các giống shidare-zakura nổi tiếng là 'Shidare-zakura', 'Beni-shidare' và 'Yae-beni-shidare', tất cả đều có nguồn gốc từ loài hoang dã Prunus itosakura (đồng nghĩa Prunus subhirtella hoặc Edo higan).[19]

Màu sắc của hoa anh đào nói chung có sự chuyển màu giữa trắng và đỏ, nhưng có những giống có màu khác thường như vàng và xanh lục. Các giống tiêu biểu là Prunus serrulata 'Grandiflora' A. Wagner (Ukon)Prunus serrulata 'Gioiko' Koidz (Gyoiko) được phát triển vào thời kỳ Edo của Nhật Bản.[20]

Vào năm 2007, cơ sở nghiên cứu và phát triển Riken đã sản xuất một giống cây trồng mới có tên là 'Nishina zao' bằng cách chiếu xạ các cây anh đào bằng chùm ion nặng lần đầu tiên trên thế giới. Giống này được sản xuất từ Prunus serrulata 'Gioiko' (Gyoiko) với cánh hoa màu xanh lá cây, và được đặc trưng bởi hoa màu vàng-lục-trắng nhạt khi nở và hoa màu vàng hồng nhạt khi rụng. Riken đã sản xuất 'Nishina otome', 'Nishina haruka' và 'Nishina komachi' theo cách tương tự.[21][22]

Tất cả các giống cây hoa anh đào hoang dã đều cho quả nhỏ, ăn được hoặc ăn không ngon. Quả anh đào ăn được thường đến từ các giống của các loài có liên quan với Prunus aviumPrunus cerasus. Tuy nhiên, ở một số giống cây trồng, nhụy hoa thay đổi giống như chiếc lá và mất đi khả năng sinh sản, ví dụ như Prunus serrulata 'Hisakura' (Ichiyo)Prunus serrulata 'Albo-rosea' Makino (Fugenzo), có nguồn gốc từ anh đào Oshima, chỉ có thể được nhân giống bằng các phương pháp nhân tạo như ghép, chiết.[23]

Một số loại anh đào

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu:

Tại Iwakura, Nhật Bản
Hoa anh đào hồng ở Aachen, Đức

Yamasakura

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh đào Yama thường mọc ở phía Nam của Honshū. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura. Khi hoa nở thì thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc.

Oyamasakura

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh đào Oyama thường mọc ở phía Bắc của Honshū và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn so với Yamazakura.

Oshimasakura

[sửa | sửa mã nguồn]
Anh đào Oshima (Prunus speciosa)

Prunus speciosa, Anh đào Oshima có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loại hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế loại hoa này mới có tên gọi sakura mochi.

Prunus × introrsa, Prunus subhirtella hoặc Edo higan, loại hoa này thường mọc ở vùng núi Honshū, ShikokuKyushū. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt, chúng ta có thể bắt gặp chúng rủ xuống yểu điệu bên những mặt hồ hay bờ sông.

Kasumisakura

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh đào Kasumi mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushū. Đặc trưng của loại này là có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng.

Someiyoshino

[sửa | sửa mã nguồn]

Prunus × yedoensis (P. itosakura × P. speciosa), Somei-yoshino hoặc Anh đào Yoshino, là loại hoa pha trộn đặc tính giữa hai giống Oshimasakura và Edohigan. Trên lá non và cánh hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu hồng nhạt.

Trong số các loài anh đào thì loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất vì loại này hoa lại nở trước rồi lá mới mọc sau. Cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác và nhìn có vẻ đẹp quý phái hơn. Hơn nữa loại hoa này sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành một cây lớn và cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời kỳ Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp nước Nhật.

Kanhizakura

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là phân bố ở nam Honsu, Kyushū, Okinawa, miền nam Hàn Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan... Hoa thường rũ xuống như cái chuông nên tên thường gọi anh đào chuông, bông thường có màu hồng đậm đến màu hồng nhạt cánh đơn ưa khí hậu mát mẻ. Hoa thường ngâm muối hay ướp trà để thưởng thức, hoa thường nở vào tháng 1 tháng 2 ở Okinawa và nở vào tháng 3 đến tháng 4 ở Tokyo.

Quốc Hoa Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng xu 100 yên Nhật in nổi hình hoa anh đào phát hành năm 1967
Cây anh đào Yamataka Jindai Sakura từ 1800 đến 2000 năm tuổi ở Hokuto

Mặc dù hoa anh đào không được công nhận chính thức là Quốc hoa, nhưng lại được người dân Nhật yêu thích, nên thực tế nó tồn tại như biểu tượng là quốc hoa của nước Nhật. Với người Nhật, Sakura zensen tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa "sớm nở tối tàn" nên được các samurai rất yêu thích, vì nó tượng trưng cho "con đường lý tưởng" của một người võ sĩ đạo (khi sống thì tỏa sắc rực rỡ, khi chết thì nhẹ nhàng thanh thản).

Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tùy từng nơi mà hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn. Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng một trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống Nam.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa.

Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime – một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử "Cổ sự ký" (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó.

Mùa hoa nở

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanami, chèo thuyền ngắm hoa tại Chidorigafuchi, Tokyo
Hanami tại công viên Parc de Sceaux, Hauts-de-Seine, ngoại ô Paris

Hoa Anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng Ba, hoặc đầu tháng Tư. cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyushu, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.

Hanami (花見 (hoa kiến) dịch nghĩa "ngắm hoa"?) là một cách thưởng hoa truyền thống của người Nhật, "hoa" ở đây có nghĩa là hoa anh đào ("sakura") hoặc ít phổ biến hơn là hoa mơ ("ume"). Trong một số ngữ cảnh, người ta còn gọi hanami là lễ hội hoa anh đào.

Trong cuốn tiểu thuyết phản ánh đầy tâm trạng của một người già suy nghĩ về cuộc đời, cái chết và sự tái sinh, "Tiếng rền của núi" (Yama no otō), văn hào Kawabata Yasunari đã dành chương 6 (chương mang tên "Anh đào mùa đông") để miêu tả cây anh đào trong vườn khách sạn Atami nở đầy hoa giữa tháng một. Tuy được mọi người giải thích rằng đây là giống anh đào mùa đông, ông già Shingo vẫn có cảm giác mình như đã rơi vào mùa xuân của một thế giới xa lạ nào đó.

Hoa anh đào trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoa anh đào tại Newark, New Jersey

Vào năm 1912, chính phủ Nhật đã tặng Hoa Kỳ 3000 cây anh đào, và năm 1956 lại tặng thêm 3800 cây. Tất cả các cây này được trồng tại Công viên West PotomacWashington, D.C. và là chủ đề cho Hội hoa anh đào quốc gia hàng năm.[24]

Các thành phố khác tại Hoa Kỳ cũng có hội hoa anh đào là Philadelphia, PennsylvaniaMacon, Georgia.

Bắt đầu từ thập niên 1930 Nhật Bản đã tặng thành phố Vancouver của Canada với nhiều cây anh đào[25] và nhiều đường phố tại Vancouver vào mùa xuân được phủ với hoa anh đào rơi.

Hàn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại bán đảo Triều Tiên, do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, hoa anh đào cũng tràn ngập khắp nơi. Dầu vậy tình cảm của người dân Hàn Quốc với loài hoa này không giống như người Nhật, và người dân Hàn Quốc tôn vinh loài hoa hồng sharon là quốc hoa.[26]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam hoa anh đào phân bố rất ít chủ yếu là giống kanhizakura tập trung chủ yếu các tỉnh miền núi phía bắc và tây nguyên , ở Đà Lạt có một loại hoa anh đào thuộc giống kanhizakura x okamezakura tên khoa học prunus cerasoides hay được gọi là mai anh đào, mai dại, anh đào... Gần đây chính phủ Nhật Bản tặng Việt Nam một số cây hoa anh đào nhằm kỷ niệm quan hệ hợp tác hai bên. Những cây anh đào đến từ đảo quốc Nhật Bản được trồng tại Đại sứ quán Nhật Bản trên đường Liễu Giai, Hà Nội, và ở Sapa, năm 2019 một số cây anh đào do Nhật Bản tặng đã ra hoa tại Hà Nội [27][28] cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Origins of Japanese flowering cherry (Prunus subgenus Cerasus) cultivars revealed using nuclear SSR markers”. Shuri Kato, Asako Matsumoto, Kensuke Yoshimura, Toshio Katsuki etc. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b c “Origins of Japanese flowering cherry (Prunus subgenus Cerasus) cultivars revealed using nuclear SSR markers”. Forestry and Forest Products Research Institute. 16 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “小山市の花、木、鳥”. Oyama City. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Brandow Samuels, Gayle.
  5. ^ Variety of cherry blossom. Hibiya-Kadan.
  6. ^ General Incorporated Association Kitakyushu Ryokka Kyokai.
  7. ^ 白の輝き 新種のしだれ桜 茨城の「博士」が上野で発見 (bằng tiếng Nhật). Tokyo Shimbun. 29 tháng 3 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura. p137 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  9. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura. pp.86–95 p.106 pp.166–168 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  10. ^ Kato, Shuri; Matsumoto, Asako; Yoshimura, Kensuke; Katsuki, Toshio; Iwamoto, Kojiro; Kawahara, Takayuki; Mukai, Yuzuru; Tsuda, Yoshiaki; Ishio, Shogo; Nakamura, Kentaro; Moriwaki, Kazuo; Shiroishi, Toshihiko; Gojobori, Takashi; Yoshimaru, Hiroshi (2014). “Origins of Japanese flowering cherry (Prunus subgenus Cerasus) cultivars revealed using nuclear SSR markers” (PDF). Tree Genetics & Genomes. 10 (3): 477–487. doi:10.1007/s11295-014-0697-1. S2CID 18606833. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2019.
  11. ^ Kato, Shuri; Matsumoto, Asako; Yoshimura, Kensuke; Katsuki, Toshio; Iwamoto, Kojiro; Tsuda, Yoshiaki; Ishio, Shogo; Nakamura, Kentaro; Moriwaki, Kazuo; Shiroishi, Toshihiko; Gojobori, Takashi; Yoshimaru, Hiroshi (2012). “Clone identification in Japanese flowering cherry (Prunus subgenus Cerasus) cultivars using nuclear SSR markers”. Breeding Science. 62 (3): 248–255. doi:10.1270/jsbbs.62.248. PMC 3501942. PMID 23226085.
  12. ^ サクラ栽培品種の分類体系の再編とデータベース化 (PDF) (bằng tiếng Nhật).
  13. ^ 桜の新しい系統保全 ―形質・遺伝子・病害研究に基づく取組― (PDF) (bằng tiếng Nhật). Forestry and Forest Products Research Institute Tama Forest Science Garden. ISBN 978-4-905304-19-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “The observation of flowering dates in the Cherry Preservation Forest at the Tama Forest Science Garden over a 30 year period” (PDF). Bulletin of FFPRI (bằng tiếng Nhật). 10 (l): 7–48. tháng 3 năm 2011.
  15. ^ a b c d e f Toshio Katsuki (2017). Classification and morphological identification of cherry trees (サクラの分類と形態による同定). pp.96-97
  16. ^ Toshio Katsuki (2015). Sakura pp.86-95. p.137. Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  17. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura. pp.40–45 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  18. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura. pp.98–100 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  19. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura. pp.86–87 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  20. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura. pp.86–95 p.104 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  21. ^ Nishina Zao. Riken.
  22. ^ A new kind of cherry blossum. Riken.
  23. ^ Toshio Katsuki. (2015) Sakura p.107 Iwanami Shoten. ISBN 978-4004315346
  24. ^ “The Nation's Greatest Springtime Celebration”. National Cherry Blossom Festival. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  25. ^ “A Short History of Our Trees”. Vancouver Cherry Blossom Festival. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  26. ^ 가슴과 어깨에 벚꽃을 꽂고 희생 다짐하는 18세 조종사 (bằng tiếng Hàn). Joongang. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  27. ^ “Có một công viên hoa anh đào ở Hà Nội”.
  28. ^ “20.000 cành anh đào nở rộ giữa trung tâm Hà Nội”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Phần 6 của chuỗi series phim Lật Mặt vẫn giữ được một phong cách rất “Lý Hải”, không biết phải diễn tả sao nhưng nếu cắt hết creadit
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở