Thuận An, Thuận Hóa

Thuận An
Phường
Phường Thuận An
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
Thành phốHuế
QuậnThuận Hóa
Trụ sở UBND164 Kinh Dương Vương, tổ dân phố Tân An
Thành lập1/7/2021[1]
Địa lý
Tọa độ: 16°32′56″B 107°38′37″Đ / 16,54889°B 107,64361°Đ / 16.54889; 107.64361
Thuận An trên bản đồ Việt Nam
Thuận An
Thuận An
Vị trí phường Thuận An trên bản đồ Việt Nam
Diện tích25,98 km²[2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng29.803 người[2]
Mật độ1.147 người/km²
Khác
Mã hành chính19900[3]
Websitethuanan.thuathienhue.gov.vn

Thuận An là một phường thuộc quận Thuận Hóa, thành phố Huế, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Thuận An nằm ở phía đông bắc quận Thuận Hóa, cách trung tâm thành phố 13 km, có vị trí địa lý:

Phường Thuận An có diện tích 25,98 km², dân số năm 2023 là 29.803 người,[2] mật độ dân số đạt 1.147 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Thuận An được chia thành 18 tổ dân phố: An Hải, Diên Trường, Hải Bình, Hải Thành, Hải Tiến, Minh Hải, Tân An, Tân Bình, Tân Cảng, Tân Dương, Tân Lập, Tân Mỹ, Thai Dương Hạ Bắc, Thai Dương Hạ Nam, Thai Dương Hạ Trung, Thai Dương Thượng Đông, Thai Dương Thượng Tây, Vĩnh Trị.[4][5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn phường Thuận An trước đây là xã Phú Tân thuộc huyện Phú Vang; xã Hải Dương và một phần xã Hương Hải thuộc huyện Hương Trà.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 62-CP[6]. Theo đó:

Từ đó, xã Phú Tân thuộc huyện Hương Phú và xã Hương Hải thuộc huyện Hương Điền.

Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT[7]. Theo đó, sáp nhập 2 xã: Hương Hải và Phú Tân vào thành phố Huế.

Ngày 6 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 03-HĐBT[8]. Theo đó, chia xã Hương Hải thành xã Thuận An và xã Hải Dương.

Ngày 29 tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT[9]. Theo đó:

  • Chuyển các xã Thuận An và Phú Tân về huyện Phú Vang vừa tái lập.
  • Chuyển xã Hải Dương về huyện Hương Trà mới tái lập.

Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 75/1999/NĐ-CP[10]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Thuận An và Phú Tân để thành lập thị trấn Thuận An.

Sau khi thành lập, thị trấn Thuận An có 1.650 ha diện tích tự nhiên, dân số là 17.516 người.

Ngày 15 tháng 11 năm 2011, huyện Hương Trà được chuyển thành thị xã Hương Trà, xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà.

Ngày 3 tháng 5 năm 2013, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 445/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Thuận An mở rộng (gồm thị trấn Thuận An và xã Phú Thuận) là đô thị loại IV.[11]

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021)[1]. Theo đó:

  • Chuyển thị trấn Thuận An và xã Hải Dương về thành phố Huế quản lý.
  • Thành lập phường Thuận An trên cơ sở toàn bộ 16,28 km² diện tích tự nhiên, 20.972 người của thị trấn Thuận An.

Ngày 30 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1314/NQ-UBTVQH15[2] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó:

  • Sáp nhập toàn bộ 9,69 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số 6.750 người của xã Hải Dương vào toàn bộ 16,28 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số 23.053 người của phường Thuận An.
  • Thành lập quận Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Phường Thuận An trực thuộc quận Thuận Hóa.

Phường Thuận An có 25,98 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 29.803 người.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  2. ^ a b c d Nghị quyết số 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “11 thôn thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang được chuyển thành tổ dân phố”. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế. ngày 13 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ “Nghị quyết số 09/NQ-HĐND năm 2015 về việc sáp nhập, chia tách, thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  6. ^ “Quyết định 62-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  7. ^ “Quyết định 64-HĐBT năm 1981 về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  8. ^ “Quyết định 03-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  9. ^ “Biên niên sự kiện tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến nay (sau ngày tái lập tỉnh Thừa Thiến Huế 01/7/1989 theo Nghị quyết Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 5)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
  10. ^ “Nghị định số 75/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  11. ^ “Quyết định 445/QĐ-BXD năm 2013 về việc công nhận thị trấn Thuận An mở rộng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Yui (結ゆい) là con gái thứ tám của thủ lĩnh làng Đá và là vợ của Gabimaru.
 Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Nhắc tới Xianyun, ai cũng có chuyện để kể: cô gái cao cao với mái tóc búi, nhà chế tác đeo kính, người hàng xóm mới nói rất nhiều
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn mọi người lấy thành tựu ẩn từ ủy thác "Hương vị quê nhà" của NPC Tang Wen