Tiến về Sài Gòn

"Tiến về Sài Gòn"
Bài hát
Công bố1975
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tác1966

"Tiến về Sài Gòn" là 1 ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng, 1 sáng tác nổi bật của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (dưới bút danh Huỳnh Minh Siêng) vào năm 1966, trong Chiến tranh Việt Nam (1955-1975).[1]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, Lưu Hữu Phước được cử vào miền Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Trong thời gian này ông được giao nhiệm vụ sáng tác ca khúc chào mừng ngày giải phóng Sài Gòn, đây là khoảng thời gian Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968. Tuy nhiên cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân không thành công, phải chờ đến chiến thắng 1975, ca khúc đó mới được chính thức công bố.

Dù vậy, trong những năm chờ đợi để được công bố chính thức, ca khúc đã được biểu diễn ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ba Lan, Cuba... bởi ca sĩ Quang Hưng, người đầu tiên thu âm và thể hiện ca khúc.

Lời bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Lời 1[sửa | sửa mã nguồn]

Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười
Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày.
Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người
Sài Gòn ơi! Ta đã về đây. Ta đã về đây!
Lướt qua nắng mưa. Súng bom nhịp chân đi
Quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ!
Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô!
Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này
Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô!

Lời 2[sửa | sửa mã nguồn]

Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời
Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời
Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ
Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô!
Đứng lên phố phường! Đánh tan giặc ngoại xâm
Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm!
Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.
Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này
Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô!

Lời 3[sửa | sửa mã nguồn]

Bao ngày qua ta khóc khổ đau đã biến thành căm hờn
Căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường
Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù
Đồng bào ơi! Giải phóng về đây tung cánh tự do!
Tiến lên giết giặc! Siết thêm chặt vòng vây
Tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ!
Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô
Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này
Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô!

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bài hát "Tiến về Sài Gòn" ra đời khi nào?”. Báo Bình Định. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Nishikienrai chủng tộc dị hình dạng Half-Golem Ainz lưu ý là do anh sử dụng vật phẩm Ligaments để có 1 nửa là yêu tinh nên có sức mạnh rất đáng kinh ngạc
Những điều thú vị về người anh em Lào
Những điều thú vị về người anh em Lào
Họ không hề vội vã trên đường, ít thấy người Lào cạnh tranh nhau trong kinh doanh, họ cũng không hề đặt nặng mục tiêu phải làm giàu
Công thức làm bánh bao cam
Công thức làm bánh bao cam
Ở post này e muốn chia sẻ cụ thể cách làm bánh bao cam và quýt được rất nhiều người iu thích
"I LOVE YOU 3000" Câu thoại hot nhất AVENGERS: ENDGAME có nguồn gốc từ đâu?
“I love you 3000” dịch nôm na theo nghĩa đen là “Tôi yêu bạn 3000 ”