Tiếng Gongduk

Tiếng Gongduk
Gongdukpa Ang
དགོང་འདུས་
Khu vựcBhutan
Tổng số người nói2.000 (2006)[1]
Phân loạiHán-Tạng
  • Tiếng Gongduk
Hệ chữ viếtChữ Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3goe
Glottologgong1251[2]
ELPGongduk

Tiếng Gongduk hay Tiếng Gongdu (chữ Tạng: དགོང་འདུས་; Wylie: Dgong-'dus) là một ngôn ngữ Hán-Tạng được nói bởi khoảng 2.000 người ở một vài ngôi làng cách biệt tọa lạc gần sông Kuri Chhu tại Gongdue Gewog của huyện Mongar, miền đông Bhutan. Tên của các ngôi làng là Bala, Dagsa, Damkhar, Pam, Pangthang, và Yangbari (Ethnologue).

Tiếng Gongduk có hình thái động từ phức tạp, mà theo Ethnologue là thừa hưởng từ ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy,[1] và rất khác biệt về mặt từ vựng.[3] Trên cơ sở này, nó có vẻ là không thuộc về phân nhóm lớn nào và nên được đặt vào nhóm riêng của chính nó.[3][4]

Từ vựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ vựng tiếng Gongduk do van Driem (2014) thu thập.[5]

Từ vựng cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  • rek ‘đầu’
  • rukɤŋ ‘xương’
  • əŋ ‘ngôn ngữ, miệng’
  • dɤŋli ‘nước’
  • wɤ ‘mưa’
  • yər ‘vực’
  • dɤ ‘muối’
  • ɤn ‘răng’
  • koŋ ‘cây’
  • diŋ ‘gỗ’
  • me ‘gạt’
  • dola ‘cơm hay kê vàng chín’
  • choŋnən ‘bắp, ngô’
  • ɤwɤ ‘chuối’
  • taɦ ‘thịt’
  • wərə ‘lúa rẫy
  • khərəŋ ‘kê hay bắp chín’
  • don ‘lợn, heo’
  • nor ‘quạ’
  • kurtə ‘ngựa’
  • kəitɤ ‘chim’
  • əkəm ‘trứng’
  • jə ‘ngày’
  • lei ‘tháng’
  • oloʔk ‘con, trẻ con’
  • ŋidɤ ‘người’
  • aroʔk ‘bạn bè’
  • duʔ ‘làng’
  • kiŋ ‘nhà’
  • nikkələŋ ‘cầu thang’
  • θok ‘đồ cúng’
  • goŋduʔ ‘Gongduk’

Số đếm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ti ‘1’
  • niktsə ‘2’
  • towə ‘3’
  • diyə, piyə ‘4’
  • ŋəwə ‘5’
  • qukpə ‘6’
  • ðukpə ‘7’
  • yitpə, hetpə ‘8’
  • ɢuwə ‘9’
  • deyə ‘10’
  • deθəti ‘11’
  • deθəniktsə ‘12’
  • deθətowə ‘13’
  • khəe ‘hai mươi (20)’
  • khəe ŋəwə ‘năm hai mươi (100)’

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tiếng Gongduk tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Gongduk”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b Blench, R. & Post, M. W. (2013). Rethinking Sino-Tibetan phylogeny from the perspective of Northeast Indian languages
  4. ^ Himalayan Languages Project. “Gongduk”. Himalayan Languages Project. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ van Driem, George. 2014. Gongduk Nominal Morphology and the phylogenetic position of Gongduk. Paper presented at the 20th Himalayan Languages Symposium, Nanyang Technological University, Singapore, ngày 16 tháng 7 năm 2014.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dzongkha Development Authority; Dasho Sangay Dorji; Col. Wangdi Tshering; Namgay Thinley; Gyembo Dorji; Phuntsho Wangdi; Lekyi Tshering; Sangay Phuntsho (2005). དགོང་འདུས་རྫོང་ཁ་ཨིན་སྐད་ཤན་སྦྱར་ཚིག་མཛོད། (Gongduk-Dzongkha-English Dictionary). Thimphu: Dzongkha Development Authority. tr. 115. ISBN 99936-663-1-9.
  • van Driem, George L; và đồng nghiệp (Karma Tshering of Gaselô) (1998). Dzongkha. Languages of the Greater Himalayan Region. Leiden: Research School CNWS, School of Asian, African, and Amerindian Studies. tr. 32–33. ISBN 90-5789-002-X.
  • van Driem, George L (2007). “Endangered languages of Bhutan and Sikkim”. Trong Brenzinger, Matthias (biên tập). Language diversity endangered. Trends in linguistics. Studies and monographs. Walter de Gruyter. tr. 314–15. ISBN 3-11-017050-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan