Tiếng Romansh

Tiếng Romansh
Rumantsch, Rumàntsch,
Romauntsch, Romontsch
Phát âm[rʊˈmantʃ], [ʁoˈmɔntʃ], [rʊˈmɛntʃ], [rʊˈmaʊ̯ntʃ], [rʊˈmœntʃ]
Sử dụng tạiThụy Sĩ
Khu vựcGraubünden
Tổng số người nói36.600 (thành thạo)
60.000 (nói thường xuyên) (2000)[1]
Dân tộcNgười Romansh
Phân loạiẤn-Âu
Dạng chuẩn
Putèr
Sutsilva
Surmeira
Surselva
Vallader
Phương ngữ
Hệ chữ viếtLatinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Thụy Sĩ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1rm
ISO 639-2roh
ISO 639-3roh
Glottologroma1326[2]
Linguasphere51-AAA-k
Vùng nói tiếng Romansh ở Thụy Sĩ (lục đậm)
ELPRomansch
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Romansh (cũng được gọi là Romansch, Rumantsch, hay Romanche; tiếng Romansh: rumantsch, rumàntsch, romauntsch or romontsch) là một ngôn ngữ Rôman được nói chủ yếu tại đông nam bang Graubünden của Thụy Sĩ, nơi nó cùng với tiếng Đứctiếng Ý, là ngôn ngữ giảng dạy tại trường học. Tiếng Romansh cũng được công nhận là một ngôn ngữ quốc gia của Thụy Sĩ từ năm 1938, và là ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Đức, tiếng Pháptiếng Ý từ năm 1996. Nó thường được xếp chung với tiếng Ladintiếng Friuli thành nhóm ngôn ngữ Rhaetia-Rôman.

Tiếng Romansh là một hậu thân của tiếng Latinh bình dân, từng hiện diện tại Đế quốc La Mã, mà vào khoảng thế kỷ thứ 5 đã thay thế các ngôn ngữ Celttiếng Raethia được nói trước đó trong vùng. Tiếng Romansh chịu ảnh hưởng nặng bởi tiếng Đức về mặt từ vựng và hình thái.

Theo thống kê năm 2000, có 35.095 người (trong đó 27.038 người sống tại Graubünden) xem tiếng Romansh là ngôn ngữ mà mình "nói tốt nhất", và 61.815 "thường xuyên nói" ngôn ngữ này.[3] Năm 2010, Thụy Sĩ chuyển sang cách khảo sát hàng năm dựa trên sự kết hợp số liệu của các khu tự quản và một số thống kê.[4] Theo khảo sát này, số người trên 15 tuổi báo cáo rằng tiếng Romansh là ngôn ngữ chính là 36.622 (năm 2012).[5] Với số người nói chỉ chiếm 0,9% dân số, tiếng Romansh là ngôn ngữ ít phổ biến nhất trong số các ngôn ngữ quốc gia của Thụy Sĩ và, về tổng thể, là ngôn ngữ phổ biến thứ mười một.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Die aktuelle Lage des Romanischen, Kommentar zu den Volkszählungsresultaten. (PDF). Truy cập 2012-02-28.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Romansh”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Linguistic geography”. Lia Rumantscha. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ Swiss Federal Statistical Office - Die neue Volkszählung - Das System (tiếng Đức) (tiếng Pháp) accessed ngày 14 tháng 8 năm 2014
  5. ^ “Population résidante permanente âgée de 15 ans ou plus, selon la langue principale”. Federal Statistical Office (Switzerland). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ Gross 2004. p. 35

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Một Du hành giả tên Clanel Vel, phục vụ dưới quyền một bé thần loli tên Hestia
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru