Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Toàn Chân đạo (全真道) hay Toàn Chân giáo (全真教) (nghĩa là giáo phái toàn hảo, giáo phái chân lý toàn thể) là một giáo phái của Đạo giáo do đạo sĩ Vương Trùng Dương sáng lập.
Vào đời nhà Kim, Vương Trùng Dương (tự là Doãn Khanh) gặp tiên Lã Động Tân và Hán Chung Li tại trấn Cam Hà, được truyền cho khẩu quyết luyện đan là Toàn chân. Ý nói bảo toàn tam bảo (toàn tinh, toàn khí, toàn thần) hội tụ trung cung, kim đan thành tựu. Vương bỏ Nho giáo theo Đạo giáo, tu luyện tại núi Chung Nam, đổi tên là Vương Triết, tự là Tri Minh, hiệu là Trùng Dương Tử (người đời hay gọi là Vương Trùng Dương). Từ khẩu quyết luyện đan, Vương Trùng Dương chọn tên của giáo phái là Toàn Chân đạo, tức Bắc tông.
Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là quên mình phục vụ xã hội cứu giúp chúng sinh, tôn trọng sự thật, hướng đến chân lý (toàn chân) nên nhân dân rất kính trọng. Học trò tìm đến ông rất đông, nhưng ông dạy dỗ nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Nhóm bảy đạo sĩ này được gọi là Bắc Thất Chân hay Toàn Chân thất hiệp.
Sau khi Khâu Xứ Cơ mất, ông đã giao lại chức vị chưởng môn cho đệ tử xuất sắc nhất đời thứ 3. Thanh Hoà Tử Doãn Chí Bình trở thành chưởng giáo thứ sáu của Toàn Chân giáo.
Phương pháp tu luyện của Toàn Chân giáo là Tính Mệnh song tu và chủ trương Tam Giáo đồng nguyên. Phái này cho rằng con người bình thường có nhiều vọng niệm, nên chân ý bị biến thành giả ý. Vì vậy, phái chủ trương giữ thanh tĩnh để ý từ giả quay trở về chân.
Phương pháp thiền của Toàn Chân giáo được gọi là Hồi quang phản chiếu trong quyển Đại Đan trực chỉ, trong quyển Hoàng Cực hợp tích thì gọi là Thiêm Du tiếp mệnh. Cách thực hiện là lim dim mắt, mắt hướng về chóp mũi, tâm ý đặt tại vị trí Sơn Căn. Khi người luyện đạt tới mức độ thành thạo, thì vọng niệm sẽ không tự khởi, hơi thở cũng nhỏ bé như không. Đây là giai đoạn tu luyện khởi điểm.
Tại Việt Nam, số lượng kinh sách của Toàn Chân giáo truyền bá không nhiều. Có một số bản đựoc dịch và lưu truyền dưới dạng sách điện tử như: