Trương Đình Thanh

Trương Đình Thanh
Chức vụ
Tư lệnh Quân khu 4
Nhiệm kỳTháng 2 năm 2002 – 
26 tháng 1, 2005
Phó Tư lệnhNguyễn Bá Tuấn
Tiền nhiệmNguyễn Khắc Dương
Kế nhiệmĐoàn Sinh Hưởng
Phó Tư lệnh Quân khu 4
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Kế nhiệmPhạm Huy Chưởng
Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
Quân khu 4
Nhiệm kỳ1988 – 1997
Tiền nhiệmNguyễn Quốc Thước
Kế nhiệmPhạm Huy Chưởng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1944-12-08)8 tháng 12, 1944
Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình
Mất26 tháng 1, 2005(2005-01-26) (60 tuổi)
Nguyên nhân mấtRơi trực thăng
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 10 năm 1964
Alma mater
Tặng thưởng
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũTháng 2 năm 1961 – Tháng 1 năm 2005
Cấp bậc

Trương Đình Thanh (8 tháng 12 năm 194426 tháng 1 năm 2005) là một sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4.[1]

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Đình Thanh sinh ngày 8 tháng 12 năm 1944 tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ tháng 2 năm 1961 và được đào tạo tại trường Quân sự Quân khu 4, và đến tháng 10 năm 1964 thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[2] Từ lúc nhập ngũ cho đến Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông từng trải qua các chức vụ như Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân trực thuộc Quân khu Trị Thiên Huế.[3]

Năm 1976 đến 1980, ông được cử đi đào tạo tại Học viện Lục quân rồi Học viện Quốc phòng. Trong 4 năm tiếp theo, ông lần lượt giữ các chức vụ Sư đoàn phó và Sư đoàn trưởng Sư đoàn 342 của Quân khu 4. Đến năm 1985, ông tiếp tục được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự Frunze của Liên Xô. Sau khi về nước, ông đảm nhiệm Tham mưu phó rồi Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 4. Năm 1995, ông lại được cử đi học lớp lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự. Tháng 7 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu 4. Tháng 2 năm 2002, ông trở thành Tư lệnh Quân khu 4.[4]

Ngày 26 tháng 1 năm 2005, ông bị tai nạn máy bay trên chiếc trực thăng Mi-8. Trong chuyến bay này, có 16 cán bộ cao cấp của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Quân chủng Phòng không – Không quân đã tử nạn, bao gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Chủ nhiệm Chính trị, Cục trưởng Cục Hậu cần Quân khu và nhiều cán bộ khác.[5] Lịch trình của chiếc Mi-8 xuất phát từ ngày 24 tại Đoàn bay Trung đoàn 954, Sư đoàn 372 tại Đà Nẵng và đáp xuống Vinh; ngày hôm sau lại tiếp tục chuyên chở các Cán bộ cấp cao của Quân khu 4 đi làm nhiệm vụ kiểm tra và chúc tết chiến sĩ ở Đảo Cồn Cỏ và quay về sân bay Vinh trong ngày. Đến ngày 26, chiếc máy bay lại cất cánh ở sân bay Vinh để đưa đoàn công tác đến Hòn Mê, Thanh Hóa.[6] Đến 15 giờ 43 phút cùng ngày, chiếc máy bay này đã cất cánh ở Hòn Mê hướng ra Hòn Mắt trong tình trạng sương mù dày đặc và đã đâm vào vách núi Hòn Mê chỉ 2 phút sau khi cất cánh.[7] 16 cán bộ tử vong. Ngày 29, lễ viếng và lễ truy điệu các cán bộ Quân khu 4 tử nạn đã diễn ra trọng thể tại hội trường Bộ tư lệnh Quân khu 4.[8][9]

Lịch sử phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1992 2003
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ P. Dương (28 tháng 1 năm 2005). “Máy bay đâm vào núi do sương mù”. Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Bộ chỉ huy quân quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (2005). Trung đoàn 6 (Đoàn Phú Xuân), 1965-2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. tr. 264. OCLC 72161737.
  4. ^ Quang Long (28 tháng 1 năm 2005). “Chuyến bay định mệnh”. Báo Điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Vũ Toàn (27 tháng 1 năm 2005). “Tai nạn máy bay trực thăng ở Nghệ An”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ “Tai nạn máy bay, đoàn cán bộ Quân khu 4 tử nạn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. 27 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Vũ Toàn (28 tháng 1 năm 2005). “Vụ 16 cán bộ quân đội hi sinh: Máy bay rơi do sương mù dày đặc”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ “Truy điệu những cán bộ Quân khu 4 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ”. Báo Nhân Dân. 29 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Vũ Toàn (30 tháng 1 năm 2005). “Lễ truy điệu đoàn cán bộ QK4: Trang nghiêm và xúc động”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao đá vô cực không hoạt động ở TVA
Tại sao đá vô cực không hoạt động ở TVA
TVA (Cơ quan quản lý phương sai thời gian)
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Mei là một Tensen trước đây liên kết với Lord Tensen nhưng đã trốn thoát sau khi không đồng ý với phương pháp mở khóa sự bất tử của Rien
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Chủ nhân thứ 77 hiện tại của Vãng Sinh Đường