Trương Thái Tôn | |
---|---|
Tổng trưởng Bộ Cải cách Điền địa và Canh nông Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 25 tháng 5 năm 1968 – 22 tháng 8 năm 1969 | |
Tổng thống | Nguyễn Văn Thiệu |
Thủ tướng | Trần Văn Hương |
Tiền nhiệm | Tôn Thất Trình |
Kế nhiệm | Cao Văn Thân |
Tổng trưởng Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 9 tháng 11 năm 1967 – 18 tháng 5 năm 1968 | |
Tổng thống | Nguyễn Văn Thiệu |
Thủ tướng | Nguyễn Văn Lộc |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Kế nhiệm | Âu Ngọc Hồ |
Ủy viên Công Kỹ nghệ Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 18 tháng 11 năm 1966 – 31 tháng 10 năm 1967 | |
Thủ tướng | Nguyễn Cao Kỳ |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Ủy viên Phụ tá Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 21 tháng 2 năm 1966 – 18 tháng 11 năm 1966 | |
Thủ tướng | Nguyễn Cao Kỳ |
Tiền nhiệm | Chức vụ thay đổi |
Tổng Ủy viên Kinh tế Tài chánh Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 19 tháng 6 năm 1965 – 21 tháng 2 năm 1966 | |
Thủ tướng | Nguyễn Cao Kỳ |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Kế nhiệm | Âu Trường Thanh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Sài Gòn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương | 30 tháng 11, 1925
Mất | 1 tháng 9, 1998 Canada | (72 tuổi)
Quốc tịch | Canada Việt Nam Cộng hòa |
Alma mater | Trường Pétrus Ký Trường Nông nghiệp Quốc gia Toulouse |
Nghề nghiệp | Kỹ sư nông nghiệp, quan chức, nhà quản lý doanh nghiệp |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trương Thái Tôn[1][2][3] (30 tháng 11 năm 1925 – 1 tháng 9 năm 1998) là chính khách và nhà nông học, từng giữ chức Tổng Ủy viên Kinh tế Tài chánh, Tổng trưởng Bộ Kinh tế, Tổng trưởng Bộ Cải cách Điền địa và Canh nông Việt Nam Cộng hòa.
Trương Thái Tôn sinh ngày 30 tháng 11 năm 1925 tại Sài Gòn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[4]:825
Ông theo học Trường Pétrus Ký.[5] Năm 1956, tốt nghiệp Trường Nông nghiệp Quốc gia Toulouse và hành nghề kỹ sư canh nông.[4]:825
Từ năm 1956 đến năm 1959, ông là giám sát viên viện trợ nước ngoài.[4]:825 Năm 1959, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc kỹ thuật Dự án Công nghiệp Đường Tuy Hòa và Bình Dương.[4]:825 Năm 1960, ông công du qua Hawaii và Đài Loan nhằm điều tra ngành công nghiệp đường trong ba tháng.[4]:826
Từ năm 1963 đến năm 1965, ông giữ chức Tổng trưởng Bộ Tài chánh và Phụ tá Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa đồng thời là Giám đốc Công ty Quốc doanh Đường Bình Dương (ông còn là thành viên sáng lập của công ty này).[4]:826[4]:825 Từ năm 1965 đến năm 1966, ông là Tổng Ủy viên Kinh tế Tài chánh kiêm Quốc vụ khanh đặc trách Kinh tế.[4]:825[6]:6 Từ năm 1966 đến năm 1967, ông đổi sang làm Ủy viên Phụ tá Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.[4]:825 Từ năm 1967 đến năm 1968, ông giữ chức Tổng trưởng Bộ Kinh tế.[4]:825[7] Từ năm 1968 đến năm 1969, ông lên làm Tổng trưởng Bộ Cải cách Điền địa và Canh nông.[4]:825[8]
Từ năm 1969, ông là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sữa Việt Nam (COSUVINA).[4]:825 Từ năm 1970, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Ngân hàng Mê Kông.[4]:825 Ngoài ra, ông còn làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Mê Kông.[4]:825-826 Ông cũng là thành viên sáng lập ra ba công ty này.[4]:826
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình chạy sang Đài Loan tị nạn cộng sản.[9][10]
Ông qua đời ngày 1 tháng 9 năm 1998 tại Canada.[11]
Trương Thái Tôn là người theo tín ngưỡng Phật giáo.[4]:825 Ông đã kết hôn và có tất cả 5 người con (1974).[4]:825
Hoàng Văn Điểm, phó trưởng đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp lần thứ hai của Ủy ban Hợp tác Kinh tế Trung–Việt, và năm thành viên của phái đoàn gồm Tôn Thất Trình, Trương Thái Tôn, Nguyễn Tiến Nam, Trương Văn Thuấn bay vào chiều ngày 21 thì đến Đài Bắc.
Tôi đã trao tặng Huân chương Cảnh tinh cho Ủy viên Chủ nhiệm Kinh tế và Tài chính Việt Nam Trương Thái Tôn.
Trương Thái Tôn, Trần Văn Kiện và Ngô Trọng Ánh từng người một đều được trao tặng Huân chương Cảnh tinh Đại thụ.