Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa

Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
Vũ Văn Mẫu
Thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa
Cương vịĐã giải thể
Dinh thựVăn phòng thủ tướng, Sài Gòn,[1] Việt Nam Cộng hòa
Bổ nhiệm bởiTổng thống Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳVô hạn
Người đầu tiên nhậm chứcNguyễn Ngọc Thơ
Thành lậpHiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967
Người cuối cùng giữ chứcVũ Văn Mẫu
Bãi bỏ30 tháng 4 năm 1975
Cấp phóPhó Thủ Tướng Việt Nam Cộng hòa

Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa là chức vụ đứng đầu Chính phủ của ngành hành pháp trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa. Tiền thân của chức vụ này là chức vị Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, tuy nhiên suốt thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa, chức vụ này không được thành lập. Sau đảo chính 1963, các tướng lĩnh nắm quyền và chỉ định Thủ tướng lâm thời trong giai đoạn 1963-1965. Chức vụ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa chính thức được thành lập thông qua Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 và tồn tại chỉ vỏn vẹn 8 năm cho đến khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.

Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa sinh sống và làm việc tại Dinh Thủ tướng, nay là Văn phòng Chính phủ phía nam tại Thành phố Hồ Chí Minh [2].

Lược sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, tự nắm quyền hành Quốc trưởng, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa. Sau khi Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 được thông qua, Việt Nam Cộng hòa thi hành chế độ Tổng thống chế, với Tổng thống là chức vụ đứng đầu hành pháp và không thành lập chức vụ Thủ tướng.

Cuộc Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963 do các tướng lĩnh cầm đầu đã lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, hủy bỏ Hiến pháp 1956. Để ổn định chính quyền, các tướng lĩnh lãnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã công bố Sắc lệnh số 01/HĐQN ngày 4 tháng 11 năm 1963, cử cựu Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời và trình phương án nhân sự chính phủ để Hội đồng thông qua. Chức vụ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa được hình thành và ra mắt công khai lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 11 năm 1963.

Trong suốt giai đoạn 1963-1965, tình hình chính trị Việt Nam Cộng hòa rối loạn do các tướng lĩnh tranh chấp quyền lực. Các thủ tướng dân sự do Hội đồng tướng lãnh chỉ định đều rất ít quyền hành và chỉ giữ được chức vị trong thời gian rất ngắn. Chỉ trong 2 năm đã có 5 người thay nhau giữ chức vị này, trong đó có tướng Nguyễn Khánh và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh 2 lần đảm nhiệm.

Mãi đến giữa năm 1965, các tướng lĩnh quyết định thành lập chính phủ. Tướng Nguyễn Cao Kỳ đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương Thủ tướng cho đến năm 1967.

Ngày 18 tháng 3 năm 1967, Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 được thông qua, thi hành chế độ Bán tổng thống chế, thành lập chức vụ Thủ tướng. Theo điều 67 của Hiến pháp 1967, Thủ tướng điều khiển chính phủ và các cơ cấu hành chính, và chịu trách nhiệm về sự thi hành trước Tổng thống. Người đầu tiên nhận chức vụ này là Nguyễn Văn Lộc.

Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa cuối cùng là Vũ Văn Mẫu. Ông chỉ giữ chức vụ này vỏn vẹn được 1 ngày trước khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Danh sách các Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Hình Tên
(Sinh-Mất)
Nhiệm kỳ Đảng phái
Bắt đầu Kết thúc Thời gian
Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà
(1955–1975)
Trống
(26 tháng 10 năm 1955 – 4 tháng 11 năm 1963)
1 Nguyễn Ngọc Thơ
(1908–1976)
4 tháng 11 năm 1963 30 tháng 1 năm 1964 87 ngày Độc lập
2 Nguyễn Khánh
(1927–2013)
8 tháng 2 năm 1964 29 tháng 8 năm 1964 203 ngày Quân nhân
Nguyễn Xuân Oánh
(1921–2003)
(Quyền)
29 tháng 8 năm 1964 3 tháng 9 năm 1964 5 ngày Độc lập
(2) Nguyễn Khánh
(1927–2013)
3 tháng 9 năm 1964 26 tháng 10 năm 1964 62 ngày Quân nhân
Phan Khắc Sửu
(1893–1970)
(Quyền)
26 tháng 10 năm 1964 3 tháng 11 năm 1964 8 ngày Độc lập
3 Trần Văn Hương
(1902–1982)
4 tháng 11 năm 1964 27 tháng 1 năm 1965 84 ngày Độc lập
Nguyễn Xuân Oánh
(1921–2003)
(Quyền)
28 tháng 1 năm 1965 15 tháng 2 năm 1965 18 ngày Độc lập
4 Phan Huy Quát
(1908–1979)
16 tháng 2 năm 1965 12 tháng 6 năm 1965 116 ngày Đảng Đại Việt
5 Nguyễn Cao Kỳ
(1930–2011)
19 tháng 6 năm 1965 28 tháng 10 năm 1967 2 năm, 131 ngày Quân nhân
6 Nguyễn Văn Lộc
(1922–1992)
31 tháng 10 năm 1967 18 tháng 5 năm 1968 200 ngày Độc lập
7 Trần Văn Hương
(1902–1982)
25 tháng 5 năm 1968 22 tháng 8 năm 1969 1 năm, 89 ngày Độc lập
8 Trần Thiện Khiêm
(1925–2021)
23 tháng 8 năm 1969 4 tháng 4 năm 1975 5 năm, 224 ngày Liên minh Tự do Dân chủ
9 Nguyễn Bá Cẩn
(1930–2009)
4 tháng 4 năm 1975 28 tháng 4 năm 1975 24 ngày Liên minh Tự do Dân chủ
10 Vũ Văn Mẫu
(1914–1998)
28 tháng 4 năm 1975 30 tháng 4 năm 1975 2 ngày Khối Dân tộc

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phủ Thủ Tướng Việt Nam Cộng hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  2. ^ http://thaolqd.blogspot.com/2015/01/ngay-ay-va-bay-gio-13.html
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame không?
Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame không?
[Zhihu] Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame (2019) không?
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Bách nhọ nữ sinh và vượt thời không bộ pháp. Theo một thống kê có thể chính xác.
Dự đoán Thế cục của Tensura sau Thiên ma đại chiến.
Dự đoán Thế cục của Tensura sau Thiên ma đại chiến.
Leon với kiểu chính sách bế quan tỏa cảng nhiều năm do Carrera thì việc có tham gia đổi mới kinh tế hay không phải xem chính sách của ông này
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken