Đại học Đà Nẵng Trường Đại học Kinh tế | |
---|---|
UDN University of Economics | |
Địa chỉ | |
, , | |
Thông tin | |
Loại | Đại học Công lập |
Thành lập | 1975 |
Hiệu trưởng | PGS TS Lê Văn Huy |
Website | http://due.udn.vn/ |
Thông tin khác | |
Thành viên của | Đại học Đà Nẵng |
Trường Đại học Kinh tế (tiếng Anh: Da Nang University of Economics – DUE) là trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Trung Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Đà Nẵng, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất và đi đầu tự chủ đại học của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
Qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã đào tạo cho đất nước hơn 50.000 cử nhân và hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, được chia thành 5 giai đoạn phát triển:
Từ năm 2005 đến nay là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển đột phá của Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội. Cùng với các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, từ năm học 2006-2007, Trường đã chuyển từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ và có những bước đột phá trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Từ tháng 11 năm 2014, thực hiện chủ trương tái cấu trúc cơ cấu tổ chức Trường theo Quy chế Đại học vùng, đến nay, Trường đã có 13 khoa chuyên môn, 08 phòng chức năng, 08 trung tâm, 01 thư viện, 01 bộ môn trực thuộc.
Hiệu trưởng:
Phó Hiệu trưởng:
Chủ tịch Hội đồng trường:
Năm 2022, trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên là 415 người, trong đó có 288 cán bộ giảng dạy gồm: 03 giáo sư, 22 phó giáo sư, 107 tiến sĩ, 156 thạc sĩ, 26 giảng viên cao cấp, 05 nhà giáo ưu tú, 57 giảng viên chính và 28 cán bộ giảng dạy đang làm nghiên cứu sinh, học cao học ở nước ngoài. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên của trường hiện là 91,32%, trong đó chủ yếu là được đào tạo từ nước ngoài. Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Cùng với lực lượng cơ hữu trên, còn có sự tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản, ngoại ngữ chuyên ngành của đội ngũ hàng trăm giảng viên từ các trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường ngày càng hoàn thiện. Trường hiện có 6 khu giảng đường với hơn 100 phòng học, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 4.500 sinh viên. Thư viện có khoảng 20.000 đầu sách, 3 phòng đọc với gần 1.000 chỗ ngồi, 8 phòng máy với trên 400 máy vi tính cùng hàng chục máy tính xách tay và máy chiếu hiện đại.
Hiện nay trường có 8 phòng chức năng, 1 tổ trực thuộc, thư viện, 13 khoa chuyên ngành và 8 trung tâm:
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn và có năng lực trong lĩnh vực kinh tế của cả nước. Trong giai đoạn từ 2010-2015, Cán bộ giảng viên nhà trường đã tiến hành đăng ký và thực hiện 176 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 1 đề tài cấp Nhà nước, 39 đề tài cấp Bộ và địa phương, 135 đề tài cấp cơ sở. Bên cạnh các nhóm đề tài truyền thống từ ngân sách Nhà nước, nhóm đề tài chuyển giao công nghệ và liên kết địa phương, doanh nghiệp của nhà trường đang có xu hướng gia tăng, vừa tăng cường năng lực nghiên cứu của giáo viên, vừa mang lại nguồn thu của nhà trường.
Số lượng bài báo khoa học trong nước và quốc tế của cán bộ giảng viên Nhà trường trong những năm qua không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong giai đoạn 2010-2015, tổng số các bài báo quốc tế của trường là 36 bài báo quốc tế, 517 bài báo trong nước, 63 bài tham luận hội thảo quốc tế, 261 bài tham luận hội thảo quốc gia, địa phương; 36 giáo trình và sách tham khảo.
Bên cạnh đó, phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên của nhà trường phát triển mạnh và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.[1]
Trường có quan hệ hợp tác đào tạo với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (VAPEC) cùng nhiều trường đại học, viện nghiên cứu khác trong nước và các trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.
Trong hợp tác quốc tế, trường có mối quan hệ truyền thống với các trường đại học uy tín trên thế giới như: Đại học Towson (Hoa Kỳ), Đại học Sunderland, Đại học Stirling (Anh Quốc), Học viện Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc).
Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Đại học Đà Nẵng, hàng năm Trường đều cử cán bộ đi đào tạo, thực tập theo các chương trình hợp tác với các tổ chức và trường đại học nước ngoài như: Hiệp hội các đại học Pháp ngữ (AUF), Đại học Pierre Mendes, Viện nghiên cứu Quản lý Lille, Đại học Marne-la-Vallée, Đại học Nice, Đại học Grenoble (Pháp), Học viện Công nghệ châu Á - AIT (Thái Lan), Đại học Québec (Canada), Đại học California (Mỹ), Đại học Queesland (Australia)...