Tiền thân của Đại học Kinh tế Quốc dân là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2024, Chính phủ có quyết định chuyển trường thành đại học. Hiện đại học đang có ba trường trực thuộc.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính[1]. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướngChính phủ Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958: Nghị định số 252-TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.[2] Tháng 1 năm 1965, trường đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.[2]
Ngày 22 tháng 10 năm 1985: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.[3] Năm 1989: trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:
Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô.
Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học
Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Trải qua những năm tháng xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
Trung tâm Tư vấn và chuyển giao Công nghệ quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các Tổ chức ở Trung ương, địa phương và các Doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.
Đầu năm 2024, Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập 3 trường trực thuộc là Kinh tế và Quản lý công, Kinh doanh và Công nghệ.[4] Đến ngày 15 tháng 11 năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo Quyết định trên, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.
Quyết định số 1386/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024..[5]
Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế – xã hội Việt Nam.
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo.
Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam.
Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở Việt Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không ngừng nâng cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước. Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống các dịch vụ cung cấp có chất lượng cao.
Hiện đại học đang đào tạo khoảng 22000 sinh viên với 3 trường trực thuộc, 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
Trường Kinh doanh (NEU College of Business, NCB) gồm: Viện Quản trị Kinh doanh (NEU Business School); Viện Thuơng mại và Kinh tế Quốc tế (Trường Ngoại thương-School of Trade and International Economics); Khoa Marketing; Khoa Bảo hiểm; Khoa Kinh tế và Quản lí Nguồn nhân lực; Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Bất động sản và Kinh tế Tài nguyên, Khoa Du lịch và Khách sạn.
Trường Kinh tế và Quản lí công (NEU College of Economics and Public Administration, NCEPA) gồm: Khoa Kinh tế học, Khoa Khoa học quản lí, Khoa Đầu tư, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Khoa Luật, Khoa Ngoại ngữ Kinh tế, Khoa Lý luận Chính trị.
Trường Công nghệ (NEU College of Technology, NCT) gồm: Viện CNTT và Kinh tế số (NEU School of Information Technology and Digital Economics); Khoa Toán kinh tế; Khoa Thống kê.
Viện Ngân hàng - Tài chính (NEU School of Banking and Finance).
Viện Kế toán - Kiểm toán (NEU School of Accounting and Auditing).
Viện Chính sách công và quản lý
Viện Phát triển bền vững.
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE (AEP).
Đoàn Trọng Truyến: sinh ngày 15 tháng 1 năm 1922 tại Thừa Thiên Huế, mất ngày 8 tháng 7 năm 2009, là nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng từ tháng 5/1984 đến tháng 2/ 1987. Ngoài ra, ông còn giữ nhiều cương vị lãnh đạo khác trong các Bộ, ngành, là Hiệu trưởng Trường Kinh tế tài chính (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) từ 1960- 1963; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.
Vũ Đình Bách: Nhà giáo nhân dân, GS.TS; Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân (1987- 1994). Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển trường đại học KTQD.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Lê Xuân Tùng
Ngày 2/4/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam về việc ông Nguyễn Văn Nam đã ban hành một số văn bản quản lý nhà trường không đúng quy định của pháp luật:
Chuyển đổi khoa Ngân hàng – Tài chính thành Viện Ngân hàng – Tài chính không thảo luận lấy ý kiến tại cơ sở
Tách bộ môn Tài chính tiền tệ không lấy ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học
Bổ nhiệm 49 cán bộ nguồn tại chỗ thiếu bước nhận xét, đánh giá cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm tại cơ sở
Điều chuyển ông Phạm Ngọc Linh nóng vội sai quy định, xử lý kỷ luật ông Hà Huy Bình không đúng với quy định của pháp luật nhận hình thức xử lý là khiển trách.
Ký quyết định chuyển sinh viên Đào Văn Hướng từ khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Tây Bắc sang lớp Ngân hàng tài chính (K50) trong khi SV này không đủ điều kiện nên theo Bộ "phải áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo".
Tổng hợp các hình thức kỉ luật, ông Nguyễn Văn Nam phải chịu hình thức kỉ luật nặng hơn mức cảnh cáo là Hạ bậc lương.[10]
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.